Đặc điểm bệnh:
Bệnh CCRD trên gà là một bệnh ghép do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum kết hợp vi khuẩn Escherichia coli gây ra.
Bệnh do Mycoplasma do M.gallisepticum và M.synoviae là bệnh rất phổ biến, xảy ra trên khắp thế giới. Bệnh có triệu chứng ở đường hô hấp: thở có âm rale, khó thở, sổ mũi,… Bệnh gây thiệt hại lớn về kinh tế như gà tăng trọng chậm, chi phí thức ăn tăng cao, tỷ lệ hao hụt cao, trọng lượng xuất chuồng thấp, tỷ lệ đẻ giảm mạnh, chất lượng trứng không tốt.
Đàn gà bị CRD thường nhiễm trùng kế phát một trong các vi khuẩn sau E.coli, Staphylococcus, Pseudomonas, Steptococcus, Coryza, ORT,… Sự kết hợp giữa CRD + E.coli thường gây tỷ lệ chết rất cao (30-50%), giảm tăng trọng, giảm năng suất trứng gây thiệt hại kinh tế rất lớn (giảm FCR 10-20%, giảm sản lượng trứng 10-20%).
Bệnh xảy ra mọi lứa tuổi gà nhưng mẫn cảm nhất ở gà từ 3-6 tuần tuổi, tỷ lệ mắc cao có thể chết 30%, bệnh xảy ra quanh năm nhưng tập trung nhiều nhất vào tháng 3, 4 và 5 hàng năm.
Nguyên nhân bệnh
Tác nhân chính là: Mycoplasma spp, Mycoplasma gallisepticum (MG), Mycoplasma synoviae (MS), Mycoplasma meleagridis (Mm). Với đặc điểm: trung gian giữa vi khuẩn và vi rút, thích định vị trên niêm mặc đường hô hấp (màng nhầy), hoặc khu trú ở các vị trí ít mạch máu trên đường hô hấp như các túi khí và khí quản. Vì vậy rất khó loại trừ tận gốc chúng bằng vắc xin hoặc các loại kháng sinh. Trong điều kiện nồng độ khí NH3 chuồng nuôi cao, Mycoplasma phát triển rất nhanh. MG&MS gây bệnh trên gà đẻ thể mãn tính. Vi khuẩn lây lan trực tiếp qua hô hấp, sinh sản. Trong trại gà có nhiều chủng loại, tuổi gà khác nhau đàn gà lớn tuổi hơn mang trùng và lây bệnh cho đàn gà nhỏ tuổi hơn.
Các tác nhân cơ hội: Vi rút: Newcastle (ND), viêm phế quản truyền nhiễm (IB),
viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT),
cúm gia cầm,… Vi khuẩn: E.Coli, Coryza, Staphylococcus, Pseudomonas, Steptococcus, Ort,… Trong các vi khuẩn, E.coli là gây tác hại lớn nhất.
Yếu tố ngoại cảnh tác động tới tình trạng bệnh:
Stress gây ra ở nhà máy ấp, vận chuyển, bắt nhốt gà,… Nhiệt độ úm không đảm bảo, sau khi làm vắc xin (Gum, New, Cúm,…), tiểu khí hậu chuồng nuôi có nồng độ khí NH3 cao, thay đổi thời tiết đột ngột đặc biệt các thời điểm giao mùa.
Thiếu thức ăn nước uống cho gà, độc tố nấm mốc trong thức ăn vượt mức cho phép, mật độ nuôi cao, thông thoáng kém, nhiệt độ chuồng nuôi không đảm bảo (quá nóng hoặc quá lạnh), đàn gà bị nhiễm vi rút làm vi khuẩn kế phát phát sinh.
Triệu chứng bệnh:
Đàn gà ủ rũ, kém ăn, ăn không hết khẩu phần. Thở yếu, khó thở, thở khò khè (có âm Rale) đầu lúc lắc, ngáp hắt hơi, gà luôn luôn há mồm thở, nhưng ko há to, chỉ bán mở. Gà ủ rũ, cổ rụt, cánh sã, giảm ăn, chậm lớn, sốt cao, uống nhiều nước. Trường hợp nặng gà luôn vẫy mỏ, sưng mặt, viêm mí mắt, mắt nhắm nghiền, chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi, có dịch chảy ra từ mỏ. Gà đẻ, giảm đẻ, ngưng đẻ. Với đàn gà bị bệnh nặng có dấu hiệu khớp bị tổn thương, sưng to có dịch, tư thế ngồi khuỷu. Tiêu chảy kéo dài, ỉa chảy phân loãng vàng trắng hoặc vàng xanh.
Bệnh chỉ do MG gây thể nhẹ không gây thiệt hại nhiều. Khi ghép với các bệnh do vi rút làm giảm sức đề kháng gà nghiêm trọng, gây CRD thể mãn.
Bệnh nặng thêm do có mặt của trực khuẩn E.coli, nấm gây rồi loạn hô hấp.
Gà thịt mắc CCRD: khả năng hấp thu thức ăn kém, tăng trọng chậm, gia tăng số ngày chăn nuôi, tỷ lệ chết tăng cao, tỷ lệ loại thải cao, phẩm chất thịt kém, trọng lượng xuất chuồng thấp.
Khi nuôi gà đẻ: chất lượng trứng kém (lòng trắng loãng, vỏ mỏng), hấp thu thức ăn và hiệu quả sử dụng thức ăn không cao, đàn gà không đồng đều, tỷ lệ loại thải cao, tỷ lệ ấp nở thấp và chất lượng con gà yếu.
Bệnh tích:
Các túi khí bị viêm nặng dày và đục đóng màng Fibrin như bã đậu phụ bám chặt cơ quan nội tạng (vào ruột, gan, tim, buồng trứng).
Màng phổi, màng bao tim và màng gan bị phủ lớp Fibrin dày có màu trắng ngà, phù nề các khớp, xuất tiết dịch viêm ở khớp, thoái hóa bề mặt của khớp. Gan gà trở nên sưng to, sung huyết, phủ lớp màng Fibrin và có nốt hoại tử.
Xoang bụng tích nước, toàn bộ phủ tạng bị phủ lớp màng Fibrin.
Hội chứng MS: viêm xoang mũi, viêm túi khí, viêm khớp (khớp xơ hoá, chai cứng), xương ức biến dạng, cong vẹo, sùi lên. Trứng có hội chứng mắt kính ở vỏ trứng.
Phòng bệnh
Bệnh CCRD rất dễ xảy ra lúc giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi, gà bị stress, vì vậy biện pháp phòng bệnh cần được thực hiện đầy đủ các bước sau:
Nên mua gà giống ở những cơ sở chăn nuôi có gà bố mẹ an toàn sạch bệnh không bị bệnh CRD. Các trại gà giống thường xuyên xét nghiệm máu để loại thải các con dương tính với CRD.
Làm giảm các yếu tố dẫn đến stress như: vận chuyển gà đúng kĩ thuật, chuồng trại đảm bảo thông thoáng, khô ráo, sát trùng định kỳ, tiêu diệt trung gian truyền lây như chuột, ruồi, muỗi. Định kỳ phun sát trùng bằng một trong các thuốc sau:
Five-Iodine,
Five-BGF,
Five-B.K.G,
Five-Perkon 3S,… Sử dụng một trong các thuốc sau diệt côn trùng, ruồi, muỗi:
Five-Kill Fly T,
Five-Larva Kill,
Five-Cymethrin,
Five-Permethrin,
Five-Tox,…
Bổ sung đầy đủ các loại vitamin; men tiêu; sử dụng thuốc bổ, tăng lực, chất điện giải nhằm nâng cao sức đề kháng như
Beta-Glucan.C,
Five-Aminovit super,
Five-Bcomplex,
Five-Mix lyte,
Five-Vitamin C,…
Phòng bệnh định kỳ đầy đủ các loại bệnh có vacxin như:
Five-Gumboro,
Five-ND.IB,
Five-Fowl Pox,
Five-AI (H5N1, H5N6),
Five-AI (H9N2),
Five-Newcastle (G7),
Five-Fowl Cholera,
Five-Coryza,… Lịch phòng bệnh theo qui trình của trại, liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Phòng bệnh CRD bằng vắc xin: trước khi dùng vắc xin dùng kháng sinh điều trị dự phòng CRD và dừng kháng sinh trước 3 ngày làm vắc xin, sau khi dùng vắc xin CRD ít nhất trong vòng 3 tuần không dùng kháng sinh mẫn cảm với Mycoplasma.
Điều trị
Nguyên tắc điều trị bệnh CCRD:
Điều trị bệnh CCRD đòi hỏi người nuôi phải kiên nhẫn, vì Mycoplasma là vi khuẩn ký sinh nội bào nên thời gian kháng sinh tiêu diệt triệt để mầm bệnh cũng lâu hơn và khó khăn hơn những vi khuẩn không ký sinh nội bào. Thời gian điều trị tốt nhất nên kéo dài ít nhất 10-15 ngày.
Khi bệnh hen gà CRD ghép với E.coli thường là rất nặng, nên vừa dùng thuốc đặc trị Mycoplasma (CRD) vừa phải tiêu diệt E.coli.
Khống chế các yếu tố stress trong chuồng nuôi.
Điều trị triệu chứng, tăng cường sức đề kháng cho gà: bổ sung thêm thuốc giải độc gan thận, men tiêu hóa, điện giải, thuốc bổ, tăng sức tăng lực.
Bước 1: Hạ sốt cho gà bằng cách dùng một trong các thuốc sau:
Five-Anagin.C,
Five-MetaMax.50,
Five-Mexicam,
Five-Para.C,
Five-Parmelox 3in1,…
Bước 2: Giảm ho, long đờm, giãn phế quản, sử dụng một trong các thuốc:
Five-Chymosin,
Hado-Bromhexin Inject,
Five-Long đờm,…
Bước 3: Sử dụng một trong các Vitamin tổng hợp, men tiêu hóa, khoáng, axit amin thiết yếu giúp tăng lực, sức đề kháng cho gà sau:
Five-Enzym,
Five-Masol Forte,
Five-Mix nhân sâm,
Five-Multivit,
Five-Men sống,
Five-Prozyme 5way,…
Bước 4: Giải độc gan thận sử dụng một trong các thuốc
Five-Bogama,
Five-Giải độc gan,
Five-Orgamin, …
Bước 5: Sử dụng một trong các thuốc kháng sinh phổ rộng điều trị cũng như phòng kế phát như:
Thuốc tiêm cho gà có thể dùng một trong các loại thuốc sau:
Ceta-Gen
couple,
Five-Cef-Lipe-Dex,
Five-Licopectin,
Five-Cefdium,
Five-Cefquinome,
Conbo 3in1 Ceftri SDM,... liều lượng, liệu trình theo khuyến cáo nhà sản trên bao bì sản phẩm.
Sau khi tiêm cho uống
TW5-Amox.600,
Five-Gentadox.22,
Five-Gentatylo,
Five-Amoxcin super,
Five-AmoxClav,
Five-Doflo,
Five-DHT,… 5-7 ngày chống kế phát.