Bệnh giun đũa ở gà là một căn bệnh phổ biến và thường xảy ra trên nhiều giống gà ở mọi lứa tuổi. Hãy cùng
Fivevet tìm hiểu về căn bệnh này để có phương pháp phòng tránh và điều trị khi gà không may mắc bệnh.
Hình 1. Bệnh giun đũa ở gà
1. Đặc điểm bệnh giun đũa ở gà:
- Do
Ascaridia galli thuộc lớp giun tròn gây ra.
- Là bệnh phổ biến trên gà, xảy ra ở mọi lứa tuổi.
- Giun xâm nhiễm vào cơ thể gà và ký sinh trong ruột non của gà, đôi khi ký sinh ở ống dẫn mật.
2. Phương thức truyền lây:
- Gà trưởng thành bị nhiễm giun đũa thải trứng ra ngoài môi trường và lây nhiễm cho gà con qua thức ăn, nước uống có chứa trứng giun.
- Giun đũa sau khi xâm nhiễm vào cơ thể, giun cái trưởng thành đẻ trứng theo phân thải ra môi trường gặp điều kiện thuận lợi như: nhiệt độ, ẩm độ trứng sẽ phát triển thành trứng gây nhiễm (khoảng 5-25 ngày). Gà ăn phải trứng này qua thức ăn, nước uống vào dạ dày sẽ nở ra ấu trùng và đi xuống ruột non. Sau khi ăn phải trứng từ 1-2 giờ, ấu trùng sẽ xuống ruột và phát triển ở đây (khoảng 19 ngày).
Thời gian từ lúc gà ăn phải trứng gây nhiễm và phát triển thành giun trưởng thành ký sinh ở ruột non khoảng 35-58 ngày.
3. Triệu chứng:
- Giun đũa gây bệnh nặng hơn ở gà con, thời gian phát triển của giun đũa ở gà con thường từ 30-35 ngày, trong khi ở gà lớn là 50 ngày.
- Bệnh nhẹ: Biểu hiện không rõ ràng, gà vẫn ăn tốt, nhưng gầy, xù lông, chậm lớn và có biểu hiện tiêu chảy.
- Bệnh nặng: Gà kém ăn, thiếu máu, mào tích nhợt nhạt, chân khô, hay nằm, lười vận động, tiêu chảy, đôi khi thấy cả giun sán trong phân, xung quanh lỗ huyệt có nhiều phân bám dính. Nếu không điều trị sẽ thấy các triệu chứng thần kinh, liệt nhẹ. Ở gà đẻ thấy sản lượng trứng giảm 10-20% mà không rõ nguyên nhân. Đôi khi một số con chết đột ngột do tắc ruột, thủng ruột.
Hình 2. Biểu hiện của bệnh nhiễm giun đũa
4. Bệnh tích:
- Thể trạng gầy, còi cọc, chân khô.
- Thiếu máu, mào tích nhợt nhạt.
- Có nhiều giun đũa trong ruột non, từ 2-7cm thậm chí 11cm, có thể thấy cả búi giun.
- Ruột non sưng phù, niêm mạc ruột viêm kèm xuất huyết.
Hình 3. Giun đũa ký sinh trong ruột gà
5. Phòng bệnh:
Để phòng bệnh hiệu quả thực hiện tốt các giải pháp như sau:
*Vệ sinh sát trùng chuồng trại thực hiện theo các bước:
Bước 1: Thực hiện thu gom sạch các chất thải, phân, trấu,… của chuồng nuôi đưa vào hố ủ theo đúng phương pháp và rắc vôi bột trên bề mặt.
Bước 2: Dùng vòi nước có áp lực cao phun rửa sạch các chất bụi bẩn bám trên mái, vách tường, bạt che chắn và đặc biệt phân trên nền chuồng.
Bước 3: Đưa toàn bộ dụng cụ chăn nuôi máng ăn, máng uống được rửa sạch sau đó ngâm vào bể có pha các dung dịch sát trùng như
Five-Iodine,
Five-BKG,
Five-Perkon 3S hoặc
Five-BKG 2-3h bỏ ra phơi khô.
Hình 4. Thuốc sát trùng cho trang trại
Bước 4: Dùng vôi bột rắc toàn bộ nền chuồng sau đó bơm nước vào để ngâm và dùng chính nước vôi đó quét nên vách chuồng, tường bao, hành lang chuồng nuôi (đối với bãi chăn, thả gà sau mỗi lứa nuôi cần cuốc xới đất lên và rắc vôi toàn bộ bãi chăn thả để diệt trứng giun, sán).
Bước 5: Sau khi rửa sạch và để chuồng khô, buông bạt che xuống và dùng các chất sát trùng như
Five-Iodine, Five-BKG, Five-Perkon 3S hoặc
Five-BKG phun toàn bộ khu vực bên trong, bên ngoài chuồng nuôi và bãi chăn thả.
Bước 6: Trước ngày nhập gà về từ 2-3 ngày đưa toàn bộ dụng cụ chăn nuôi vào trong chuồng và tiến hành xông Foocmol, thuốc tím để sát trùng.
* Chăm sóc nuôi dưỡng
-Thực hiện tốt khâu chăm sóc nuôi dưỡng. Cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống bảo đảm vệ sinh, sạch, mát. Định kỳ bổ sung hoặc thay chất độn chuồng có rắc vôi bột để diệt trứng sán không cho phát triển gây bệnh. Có thể sử dụng một trong các sản phẩm như: Five-Iodine, Five-B.K.G, Five-Perkon 3S hoặc
Five-BGF phun sát trùng định kỹ 1 lần/tuần.
- Để tăng cường, nâng cao khả năng tiêu hóa hấp thu thức ăn cần cung cấp các men tiêu hóa như:
Five-Enzym,
Hado-LacEnzym,
Five-Lacenzym Cao tỏi,
Five-Mix,
Five-Multivit,
Five-Masol,
Beta-Glucan.C,
Five-Aminovit. Liệu trình: 3-5 ngày, 2 lần/tháng.
- Luôn đảm bảo khu vực chuồng nuôi khô ráo, tránh hiện tượng nước đọng.
* Sử dụng thuốc đặc trị phòng
-Sử dụng một trong các loại thuốc sau để phòng bệnh:
Five-Leva,
Hado-Levasol,
Five-Alben.100 Oral,
Five-Fenbenzol,... pha theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Phòng lần 1 vào giai đoạn 25-30 ngày tuổi, lần 2 giai đoạn 60-65 ngày tuổi. Đối với gà hậu bị, gà đẻ định kỳ 2- 3 tháng dùng lại một lần. Liệu trình: 1 liều duy nhất.
Hình 5. Thuốc đặc trị bệnh giun đũa
6. Điều trị:
*
Thuốc đặc trị: Sử dụng một trong các thuốc đặc trị như
Five-Leva,
Hado-Levasol,
Five-Alben.100 Oral,
Five-Ivertin.100 oral,
Five-Fenbenzol,.. Liều dùng theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Cách dùng trộn thức ăn hoặc pha nước cho uống. Liệu trình: 1 liều duy nhất.
* Tăng cường sức đề kháng, giải độc cơ thể, nâng cao sức đề kháng:
-Sử dụng
Five-Bogama,
Hado-Mebitol,
Five-Giải độc gan,
Five-Orgamin,
Five-Orgacid,
Five-Masol,
Beta-Glucan.C,...
*
Bổ sung vitamin, khoáng:
Five-Masol,
Five-B.Complex,
B.comlex K&C,
Five-Vitamin B1,
Five-Mix nhân sâm, Five-Multivit,
Five-Aminovit,... Liệu trình liên tục trong 3-5 ngày.
Xem thêm: