BỘ LỌC TÌM KIẾM Click xem bộ lọc
Theo danh mục

BỆNH VIÊM THANH KHÍ QUẢN TRUYỀN NHIỄM

Ngày đăng: 08/05/2024

Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm trên gà là một căn bệnh phổ biến và thường xảy ra trên nhiều giống gà. Hãy cùng Fivevet tìm hiểu về căn bệnh này để có phương pháp phòng tránh và điều trị khi gà không may mắc bệnh:
 

Hình 1. Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm

1. Đặc điểm của bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm trên gà:

- Bệnh do virus Laryngotracheitis thuộc nhóm Herpesvirus gây ra.
- Thường nổ ra ở giai đoạn từ 4-14 tuần tuổi trên tất cả các loài gia cầm như: gà, gà tây, gà lôi, chim,...
- Gà mắc bệnh bài thải virus suốt đời qua chất tiết đường hô hấp.
- Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng nặng nhất là vào mùa nóng ẩm.

2. Phương thức truyền lây:

Bệnh có thể lây truyền theo phương thức truyền dọc từ mẹ sang con, truyền ngang qua đường hô hấp và đường tiêu hóa.

3. Triệu chứng của bệnh:

- Gà có biểu hiện giảm ăn, giảm sức sản xuất (giảm trứng, giảm tăng trọng) xù lông, ủ rũ.
- Viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, nước mũi.
- Viêm xoang.
- Thở khó, hay vẩy mỏ, đầu và cổ duỗi thẳng về phía trước và hướng lên trên khi hít thở.
- Quan sát chuồng nuôi thấy có các vết máu trên tường, lồng nuôi, mỏ gà cũng có xuất hiện các vệt máu khô.
Có xuất hiện gà chết ban đầu ít sau tăng dần tùy thuộc mức độ trầm trọng của bệnh.

 

Hình 2. Dịch nhày của gà có lẫn máu

Hình 3. Gà phải vươn cổ để thở khi mắc bệnh

4. Bệnh tích:

- Bệnh tích tập trung chủ yếu ở niêm mạc thanh quản, khí quản.
+ Xuất huyết điểm ở khí quản, thường 1/3 phía trên.
+ Đường hô hấp nhiều dịch nhầy màu vàng hoặc bã đậu.

 

Hình 4. Thanh khí quản viêm đỏ, lòng thanh quản có lớp dịch viêm dày, có bọt, màu đỏ nhạ.

Hình 5. Bã đậu trong khí quản.

Trường hợp bệnh nặng, niêm mạc khí quản phù nề, chứa nhiều dịch lẫn máu, đôi khi cả cục máu đông bịt kín khí quản.
 

Hình 6. Xuất huyết điểm ở nắp khí quản.

5. Phòng bệnh:

- Là bệnh do virus gây ra nên thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin là hiệu quả nhất.

Giai đoạn

Gà lông màu

Gà đẻ

30 ngày tuổi

 

17 tuần tuổi

 

 

- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo độ thông thoáng cho chuồng nuôi. Định kỳ sử dụng các thuốc sát trùng như Five-Iodine, Five-B.K.G, Five-Perkon 3S hoặc Five-BGF phun định kỳ 1 lần/ tuần.
- Để nâng cao hiệu quả phòng bệnh bằng vắc xin và chống bội nhiễm vi khuẩn kế phát. Định kỳ sử dụng một trong các loại kháng sinh sau phòng bệnh cho gà rất hiệu quả. Đặc biệt vào những lúc thời tiết thay đổi mưa, ẩm ướt như: Five-Gentatylo, Hado-Gentatylo, Five-Dotylin, Five-DHT, Five-Anti.CCRD, Five-TC 17, Five-Gentatylo, Five-DT.21, Five-Tialin, TW5 Tilmo Super oral, Hado-Flocol 200 oral, Five-Doxyflor, TW5 Enro.20 oral, Five-Doxcolis, Five-Flonicol 50%, Five-Flo.30… Liều theo khuyến cáo trên bao bì. Liệu trình 3-5 ngày.

 

Hình 7. Thuốc kháng sinh cho gà.

- Định kỳ sử dụng một trong các sản phẩm như:  Five-B.Complex, Five-Gluco K&C, Five-Massol, Beta-Glucan.C, Five-Vitamin C, Five-Multivit, Five-Lyte.KC, Five-Mix nhân sâm, Five-Enzym, Five-Men sống, Five-Men tiêu hoá, Hado-Lacenzym TW5-Men BHO, Five-Aminovit, để cung cấp vitamin, khoáng, enzym, a xít amin để giúp gà tăng khả năng tiêu hóa hấp thu thức ăn, tăng sức đề kháng.

6. Trị bệnh:

- Bệnh do virus gây ra có tính chất lây lan nhanh nên khi phát hiện gà mắc ILT cần thực hiện các bước sau:
*Bước 1:
- Cách ly những con ốm có biểu hiện ướt mắt, khó thở, khẹc.
- Sử dụng một trong các sản phẩm như: Five-Iodine, Five-B.K.G, Five-Perkon 3S hoặc Five-BGF. Để phun sát trùng tiêu độc chuồng trại.

 

Hình 8. Sản phẩm sát trùng chuồng trại.

- Thay chất độn chuồng, giảm mật độ đàn.
*Bước 2:
Sử dụng vắc-xin ILT nhược độc nhỏ trực tiếp hoặc cho uống với liều gấp đôi 9 chia 2 lần).
*Bước 3:
- Sử dụng một trong các sản phẩm như: Five-Cảm cúm, Hado-Paradol, Five-ParaC, Five-Mexicam kết hợp Five-Long đờm, Hado-Bromhexin Oral, Five-Chymosin oral,…có tác dụng hạ sốt, tiêu viêm, long đờm và tăng cường sức đề kháng cho gà.
*Bước 4:
- Sử dụng một trong các loại thuốc như: Five-T.C.17, Five-Tylmosin, Five-Tialin, TW5-DT.21, Five-Tyvasin.625, TW5-Doxy.500, Tylosin 98%, Five-Doxyl 750, TW5 Tilmo Super oral, Hado-Flocol 200 oral, Five- Doxyflor, TW5 Enro.20 oral, Five-Doxcolis, Five-Flonicol 50%, Five-Flo.30… Liều theo khuyến cáo trên bao bì. Liệu trình 3-5 ngày.
*Bước 5:
Để hỗ trợ điệu trị và tăng sức đề kháng sử dụng một trong các sản phẩm như: Five-B.Complex, Five-Gluco K&C, Five-Massol, Beta-Glucan.C, Five-Vitamin C, Five-Multivit, Five-Lyte.KC, Five-Mix nhân sâm, Five-Enzym, Five-Men sống, Five-Men tiêu hoá, Hado-Lacenzym TW5-Men BHO, Five-Aminovit, để cung cấp vitamin, khoáng, enzym, a xít amin để giúp gà tăng khả năng tiêu hóa hấp thu thức ăn, tăng sức đề kháng.

 

Hình 9. Sản phẩm bổ sung tăng sức đề kháng.

Xem thêm:
-         Giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi gà giai đoạn hậu bị
-         Giải pháp thúc đẩy chăn nuôi gà hiệu quả
-         Giải pháp xử lý bệnh thiếu Canxi trong chăn nuôi gà đẻ

 
Chia sẻ :
Ý KIẾN PHẢN HỒI

BÀI VIẾT LIÊN QUAN