Cúm gia cầm là căn bệnh phổ biến ở nước ta, bệnh thường xảy ra trên các loài gia cầm và có thể lây sang người. Đây là căn bệnh thường xuyên bùng phát trong nhiều năm qua. Bà con hãy cùng
Fivevet tìm hiểu về căn bệnh này và phòng bệnh hiệu quả để chăn nuôi tốt.
Phòng và điều trị bệnh cúm gia cầm
1. Đặc điểm của bệnh:
Cúm gia cầm ở gà là bệnh lây nhiễm do virus cúm loại A thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra. Virus cúm A có thể lây nhiễm cho gia cầm, một số động vật có vú và con người. Theo tổ chức Thú y Thế giới (OIE), bệnh Cúm gia cầm được xếp vào loại có động lực cao (HPAI) trong Bảng A.
Hiện tại, các chủng virus cúm gia cầm có động lực cao được xác định là H5N1, H5N6,... và các chủng có động lực thấp là H9N2,... Ban đầu, loại virus này chỉ gây bệnh trên gia cầm, nhưng hiện nay, nó còn ảnh hưởng đến thủy cầm, gây ra nhiều thiệt hại. Virus này có khả năng biến đổi cao và có thể kết hợp với các loại khác để tạo ra đại dịch.
Virus lây lan mạnh trong môi trường có độ ẩm cao và nhiệt độ thấp. Virus cúm tồn tại trong cơ thể của các loài thủy cầm di trú như cò, vịt trời,... Do đó, khả năng lây truyền dịch bệnh là rất cao và rất khó kiểm soát. Các loài gia cầm như gà, chim cút, gà tây, ngan, đà điểu, vịt, chim cảnh, chim hoang dã,... đều rất dễ bị nhiễm bệnh. Virus cúm cũng được chứng minh gây bệnh đường hô hấp trên các loài khác như chồn, hải cẩu, cá voi và con người.
Trước đây, bệnh thường bùng phát vào mùa đông xuân, nhưng hiện nay bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt ở những vùng tiêm phòng vacxin cúm không đầy đủ. Tỷ lệ chết tới 100% nếu virus có độc lực cao.
2. Phương thức truyền lây:
Bệnh cúm gia cầm lây lan nhanh theo đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp giữa gia cầm ốm và gia cầm khỏe. Hoặc lây truyền gián tiếp qua dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, không khí, bụi, gió, thức ăn, nước uống bị nhiễm mầm bệnh. Chim hoang dã là nguồn dịch tự nhiên quan trọng của cúm gia cầm.
3. Triệu chứng:
Tùy theo chủng độc lực cao hay thấp của virus, bệnh xảy ra với nhiều thể khác nhau.
* Cúm gia cầm chủng độc lực cao (H5 và H7)
- Thể quá cấp tính: Chết đột ngột, cao bất thường, có thể đến 100% khi chưa có triệu chứng lâm sàng.
- Thể cấp tính:
+ Sốt cao, khó thở, khi thở phải há miệng.
+ Kết mạc mắt sưng, xuất huyết; ở thuỷ cầm có hiện tượng kéo màng mắt trắng.
+ Phù nề mặt, mào tích tím tái.
+ Da chân xuất huyết từng đám.
+ Tiêu chảy phân xám vàng, xám xanh.
+ Triệu chứng thần kinh: co giật, liệt, suy hô hấp, sốt cao dẫn đến chết nhiều.
* Cúm gia cầm chủng độc lực thấp (H9N2)
- Xù lông, giảm ăn, ủ rũ, khò khè, chảy nước mắt, nước mũi.
- Giảm đẻ, trứng có vỏ mỏng, dị hình, nhạt màu.
- Tỷ lệ bệnh cao nhưng tỷ lệ chết thấp dưới 5%.
Gà biểu hiện bị cúm gia cầm
4. Bệnh tích:
- Đặc trưng viêm, xuất huyết các cơ quan nội tạng: phổi, tim, gan, lách, thận, buồng trứng, ruột non, ngã ba manh tràng.
- Viêm đường hô hấp trên, viêm túi khí.
- Xuất huyết màng treo ruột, mỡ bụng.
- Niêm mạc dạ dày tuyến, hậu môn, túi huyệt và các tổ chức dưới da, tổ chức cơ đều bị xuất huyết, đỏ thẫm từng mảng.
5. Phòng bệnh:
Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm do đó phải áp dụng biện pháp phòng bệnh là chính và theo các nguyên tắc sau:
- Nhập giống gia cầm từ các cơ sở giống an toàn dịch bệnh.
- Chăm sóc đàn gia cầm thật tốt (nuôi đúng mật độ, cường độ nuôi theo khuyên cáo, nuôi cùng một lứa tuổi gia cầm, chuồng trại, thiết bị chăn nuôi phù hợp,…)
- Thức ăn, nước uống bảo đảm luôn đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và sạch sẽ.
- Kiểm soát người và phương tiện vận chuyển ra, vào khu vực chăn nuôi.
- Không nuôi nhiều hơn một loại gia cầm trong một trại nuôi, đặc biệt không nuôi chim cảnh trong trại gà.
- Không mang hoặc sử dụng các thức ăn, sản phẩm từ động vật chưa qua chế biến nghi bị bệnh vào khu vực chăn nuôi.
- Đảm bảo chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi luôn được sát trùng sạch sau mỗi lứa nuôi. Định kỳ sử dụng các chất sát trùng như:
Five-Iodine, Five-BGF, Five-B.K.G, Five-Perkon 3S,… phun định kỳ 1 lần/tuần.
- Thường xuyên sử dụng các chất bổ trợ là các loại men, Enzym, vitamin, khoáng như:
Five-Enzym,
Five-Men sống,
Five-Masol Forte,
Five-Aminovit super,
Five-Mix nhân sâm,
Five-Multivit, Five-Bcomplex inj,… nhằm kích thích tiêu hóa hấp thu thức ăn giúp cơ thể vật nuôi luôn khỏe mạnh, nhanh lớn chống chịu bệnh tật tốt.
- Bổ sung các chất điện giải, giải độc nhằm tăng cường trao đổi chất và nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể như:
Five-Bogama,
Five-Orgamin,
Five-Giải độc gan,
Hado-Mebitol,
Five-Mix lyte,
Five-Vit KC.Lyte,
Hado-Điện giải B.Comlex,
Beta-Glucan.C,…
- Sử dụng vắc-xin
Five-AI (H5N1, H5N6) phòng bệnh định kỳ theo lịch cho gia cầm ở các giai đoạn nuôi:
Giai đoạn |
Gà lông màu |
Gà đẻ |
Vịt, ngan thịt |
Vịt, ngan đẻ |
15 ngày tuổi |
X |
X |
X |
X |
50 ngày tuổi |
|
|
|
X |
65 ngày tuổi |
|
X |
|
|
14 tuần tuổi |
|
|
|
X |
16-18 tuần tuổi |
|
X |
|
|
- Dùng vacxin
Five-AI.ND G7 Phòng bệnh cúm A/H5N1, A/H5N6 và Newcastle trên gia cầm.
- Dùng vacxin
Five-Aviflu H9N2 là vắc xin vô hoạt nhũ dầu được sản xuất tại Việt Nam từ kháng nguyên virus cúm A/H9N2, dùng phòng bệnh cúm chủng độc lực thấp H9N2 cho gia cầm.
* Liều dùng và thời điểm tiêm theo khuyến cáo hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm.
Vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm
6. Điều trị:
Là bệnh do virus gây ra, không có thuốc điều trị đặc hiệu.
* Giải pháp khi có bệnh xảy ra:
- Báo ngay cho cán bộ thú y cơ sở biết để khoanh vùng, dập dịch.
- Không bán chạy, vứt xác gia cầm ốm, chết ra kênh, rạch, mương máng mà phải thu gom để đốt tiêu hủy hoặc đào hố chôn lấp theo đúng quy định của luật thú y.
- Sử dụng các loại thuốc sát trùng như
Five-Iodine,
Five-B.K.G,
Five-BGF,
Five -Perkon 3S ngâm, rửa dụng cụ chăn nuôi và phun toàn bộ khu vực chăn nuôi 1 lần/ngày.
- Có thể áp dụng biện pháp sử dụng vắc xin cúm gia cầm như:
Five-AI (H5N1, H5N6) tiêm bao vây xung quanh vùng dịch bán kính 3km để khoang vùng khống chế dịch.
* Ức chế vi khuẩn bội nhiễm:
- Khi bệnh xảy ra làm giảm sức đề kháng dẫn đến gà có thể bị bội nhiễm các bệnh viêm đường hô hấp hoặc tiêu hóa làm cho mức độ bệnh trầm trọng hơn. Do đó cần chẩn đoán chính xác và có các biện pháp sử dụng kháng sinh, chất bổ trợ để nâng cao sức đề kháng và giảm tỷ lệ chết.
- Kháng sinh có thể sử dụng một trong các sản phẩm sau:
Five-Sultrim,
Hado-Sưng phù đầu,
Five-Coryza,
Five-Ampicon,
Five-Amoxcin super,
TW5-Amox.600,
TW5-Doxy.500,
Five-Amoxcin super,
Five-AmoxClav,
Five-Oxytetra 50%,
Five-Oxonic,… Liều lượng trên bao bì sản phẩm. Liệu trình 3 -5 ngày.
- Tăng cường nâng cáo sức đề kháng có thể sử dụng các sản phẩm như:
Beta Glucan.C,
Five-Masol Forte,
Five-Vit KC.Lyte,
Five-Mixlyte,
Five-Điện giải-C.sủi hoặc cung cấp các loại men enzym, vitamin, khoáng như:
Five-Prozym 5way,
Five-Enzym,
Five-Men sống,
Five-Multivit,
Five-Aminovit super,
Five-Mix (nhân sâm),… nhằm kích thích tiêu hóa hấp thu thức ăn giúp cơ thể vật nuôi luôn khỏe mạnh, nhanh lớn chống chịu bệnh tật tốt.
Tiêm vacxin là giải pháp phòng bệnh hiệu quả nhất!
Xem thêm: