Nhiều người chăn nuôi khi tiêm vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm thường cảm thấy yên tâm và nghĩ rằng vật nuôi đã được bảo vệ an toàn. Do đó, khi xảy ra dịch bệnh, họ thường đổ lỗi cho chất lượng vắc xin mà không nhận ra rằng thành công của chương trình vắc xin phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chứ không chỉ là do vắc xin.
Khi mật độ chăn nuôi tăng cao, áp lực từ mầm bệnh cũng tăng theo, nhiều loại bệnh mới xuất hiện và các mầm bệnh cũ đã thay đổi độc lực hoặc phát sinh biến chủng phức tạp. Vì thế, nhiều căn bệnh dù đã được kiểm soát trong quá khứ vẫn có thể bùng phát trở lại, và trong những tình huống này, chương trình vắc xin hiện tại có thể không đủ khả năng bảo vệ đàn gia cầm.
sẽ đưa ra một số các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của một chương trình vắc xin, là lời lý giải tại sao đã làm vắc xin đầy đủ mà gà vẫn bị bệnh.
1. Chất lượng vắc xin:
Chất lượng của vắc xin phụ thuộc nhiều vào công nghệ sản xuất và năng lực của nhà sản xuất. Nếu vắc xin không đảm bảo tiêu chuẩn, dù bạn thực hiện quy trình tiêm phòng đầy đủ, vật nuôi vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Do đó, các trang trại nên lựa chọn các nhà cung cấp vắc xin có thương hiệu uy tín và đã khẳng định vị thế trên thị trường.
2. Liều lượng sử dụng:
Liều lượng vắc xin không phù hợp cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả bảo vệ. Nếu liều lượng quá thấp, cơ thể không đủ kích thích để tạo miễn dịch. Ngược lại, liều lượng quá cao có thể gây ra hiện tượng dung nạp miễn dịch, khiến cơ thể không nhận diện và chống lại bệnh, mà coi kháng nguyên như một phần của chính mình. Vì vậy, việc lựa chọn liều lượng vắc xin cần được cân nhắc dựa trên từng loại mầm bệnh và điều kiện thực tế của khu vực, trang trại.
3. Bảo quản vắc xin:
Dù có một chương trình vắc xin hợp lý, hiệu quả vẫn có thể bị suy giảm nếu vắc xin không được bảo quản đúng cách. Vắc xin sống có thể mất hoạt tính hoặc hư hỏng nếu gặp phải điều kiện bảo quản không thuận lợi, như nhiệt độ cao do tủ lạnh hỏng, mất điện, hoặc do bị tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Vì vậy, việc bảo quản vắc xin phải tuân thủ theo khuyến cáo của nhà sản xuất (thông thường vắc xin được bảo quản ở 2-8
oC).
Ví dụ: V
ắc xin Viêm phế quản truyền nhiễm (IB) mất khoảng 50% hoạt lực trong một giờ dưới điều kiện nắng nóng sau khi được pha. Hay vắc xin marek sau khi pha nên chủng luôn trước khi hút tàn một điếu thuốc.
>>> Xem:
bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm trên gà
4. Kỹ thuật cấp vắc xin:
* Đường cấp.
Mỗi loại vắc xin được đưa vào cơ thể theo một đường thích hợp.
Những loại vắc xin bị dịch dạ dày và dịch ruột phá hủy không nên được đưa vào cơ thể qua đường uống. Tương tự, các vắc xin cần kích thích hệ miễn dịch tại chỗ sẽ không hiệu quả nếu được tiêm thay vì sử dụng qua đường khác.
Việc sử dụng vắc xin không đúng phương pháp không chỉ không giúp tạo miễn dịch mà còn có thể dẫn đến những tác dụng phụ nguy hiểm không mong muốn.
* Thời điểm cấp.
Cấp vắc xin quá sớm hay quá muộn đều làm cho khả năng đáp ứng miễn dịch bị ảnh hưởng đáng kể. Tuy mỗi bệnh đều có khuyến cáo thời gian chủng ngừa cụ thể nhưng trong một số ít trường hợp cần thiết, người chăn nuôi vẫn nên linh động điều chỉnh tuỳ thuộc vào dịch tễ, áp lực mầm bệnh của địa phương, sức khỏe đàn gà hiện tại,… mà đẩy lên sớm hoặc lùi thời gian làm vắc xin lại 1 vài ngày cho phù hợp.
* Quy trình cấp.
Việc triển khai cấp vắc xin không đúng cách là nguyên nhân phổ biến khiến đàn gà không được bảo vệ. Ví dụ, khi cho gà uống
vắc xin, nếu số lượng máng uống không đủ hoặc phân bổ không hợp lý, một số gà sẽ không uống đủ hoặc không uống
vắc xin, dẫn đến việc không phát triển đủ kháng thể hoặc kháng thể yếu, khiến đàn gà không được bảo vệ đầy đủ. Tại một số trang trại, khi tiêm vắc xin, kỹ năng của công nhân không tốt hoặc thiếu cẩn trọng, khiến
vắc xin bị tiêm lệch ra ngoài, hoặc gà chỉ nhận một phần
vắc xin, dẫn đến hiệu quả miễn dịch không cao.
Sai sót trong quá trình cấp phát vắc xin còn có thể xảy ra do công nhân không kiểm tra kỹ nhãn
vắc xin, dẫn đến việc lấy nhầm loại.
Ví dụ: nhầm lẫn giữa vắc xin đậu gà (Fowl pox) và vắc xin viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT) khi nhỏ mắt có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho mắt gà. Ngoài ra, sử dụng nước pha không đúng cách cũng có thể làm giảm hoạt lực của vắc xin, chẳng hạn như sử dụng nước máy có chất khử trùng (Flor) để pha
vắc xin , dẫn đến virus
vắc xin bị mất hoạt lực và không còn khả năng tạo miễn dịch cho đàn gà.
5. Kháng thể mẹ truyền:
Kháng thể mẹ truyền có vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gà. Nếu tiêm vắc xin khi kháng thể mẹ truyền còn cao, quá trình nhân lên của virus vắc xin sẽ bị cản trở, làm giảm khả năng đáp ứng miễn dịch của gà.
Ví dụ: khi tiêm vắc xin Gumboro (IBD) quá sớm trong giai đoạn kháng thể mẹ truyền vẫn còn cao, một số virus vắc xin có thể bị trung hòa, dẫn đến việc gà không tạo đủ kháng thể hoặc kháng thể thấp, không đủ để bảo vệ đàn gà khỏi bệnh.
6. Stress và tình trạng sức khỏe vật nuôi:
Stress có tác động tiêu cực đến khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gà, xuất phát từ các yếu tố như nhiệt độ và độ ẩm cao, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, hoặc gà bị nhiễm ký sinh trùng và các bệnh khác. Việc tiêm
vắc xin khi gà đang bị bệnh không được khuyến khích, vì lúc này hệ miễn dịch của gà đã suy yếu, dẫn đến khả năng đáp ứng miễn dịch kém. Điều này có thể làm tình trạng phản ứng
vắc xin trở nên nghiêm trọng hơn. Trong một số trường hợp, nếu tiêm
vắc xin khi gà đang ủ bệnh, điều này có thể khiến dịch bệnh bùng phát mạnh, gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng.
Ví dụ, khi gà đang nhiễm các bệnh như Gumboro, Marek, Leuco, thiếu máu truyền nhiễm (CAV) hoặc đang bị nhiễm độc tố trong thức ăn, hệ miễn dịch của chúng hoạt động không ổn định. Điều này khiến việc tiêm
vắc xin không mang lại hiệu quả bảo vệ cao, hoặc có thể dẫn đến phản ứng mạnh hơn, làm tăng tỷ lệ gà mắc bệnh hoặc tử vong.
7. Vệ sinh an toàn sinh học:
Vệ sinh an toàn sinh học và quản lý đóng vai trò quan trọng trong sự thành bại của trại, vệ sinh chuồng trại kém, chuồng không thông thoáng, chăn nuôi mật độ cao, cường độ cao sẽ làm gia tăng áp lực mầm bệnh trong trại, dẫn đến gà có thể bị mắc bệnh, mặc dù đàn gà đã làm
vắc xin.
8. Chủng (type) vắc xin:
Một số loại bệnh được gây ra bởi những tác nhân có nhiều chủng khác nhau như IB, cúm gia cầm, Newcastle, Salmonella, E.coli, bại huyết, đôi khi những chủng này không thể tạo ra được miễn dịch chéo, vì thế nên bệnh có thể nổ ra nếu virus
vắc xin không cùng chủng với virus gây bệnh trong vùng.
Ví dụ như: đàn gà sẽ không được bảo hộ khi bệnh IB xảy ra với thể hướng thận IB 4/91 với
vắc xin IB chủng MA5.
Những nguyên nhân trên là yếu tố chủ yếu làm giảm hiệu quả của chương trình
vắc xin mà các trang trại cần phải khắc phục. Hiểu rõ và loại bỏ các nguyên nhân này sẽ giúp các trang trại chủ động hơn trong việc phòng bệnh cho đàn gà, đồng thời giảm thiểu tối đa những rủi ro không mong muốn. Từ đó, việc áp dụng
vắc xin sẽ mang lại hiệu quả tối ưu, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi.
Một trong các giải pháp đó là giải pháp sử dụng vắc xin của
Fivevet phòng bệnh cho gà như:
Five-Gumboro,
Five-ND.IB,
Five-Powl Pox,
Five-AI(H5N1, H5N6),
Five-Aviflu (H9N2),
Five-Coryza,
Five-ND.IB.AI (H9N2),
Five-AI.ND G7,
Five-ND.IB.EDS,… bà con chăn nuôi sẽ đạt được hiệu quả phòng bệnh như mong muốn.