BỘ LỌC TÌM KIẾM Click xem bộ lọc
Theo danh mục

BỆNH LEUCO/SARCOMA TRÊN GÀ: HIỂU RÕ ĐỂ BẢO VỆ ĐÀN GÀ KHỎE MẠNH (Leukosis/sarcoma group-L/S)

Ngày đăng: 20/02/2025

Bệnh khối u ở gia cầm được dùng để chỉ những bệnh gây khối u lành tính hoặc ác tính ở gà do một nhóm vi rút thuộc họ Retrovitridae. Trên thực tế thường gặp bệnh khối u lympho (lymphoid leukosis-LL) do tăng sinh tế bào tiền lympho (lymphoblast), ngoài ra hiện nay còn xuất hiện dạng khối u tủy bào hoặc do các tế bào hạt tăng sinh (myeloid leukosis).
Gà mắc bệnh khối u gây chết 1-2% có thể tới 20% hoặc hơn nhưng thiệt hại hơn cả là giảm sản lượng và chất lượng trứng ở gà mái. Hãy cùng Fivevet tìm hiểu về nhóm bệnh này ở bài viết dưới đây.

1. Đặc điểm của nhóm bệnh Leuco
* Phân loại
Nhóm vi rút gây bệnh Leukosis/sarcoma ở gà được xếp vào giống Alpharetrovirus, họ Retroviridae. Tên gọi retro (reverse, back-ward) bắt nguồn từ đặc điểm enzym reverse transcriptase (RNA-dependent DNA polymerase) được tìm thấy trong vision của tất cả vi rút của họ này.
Dựa vào đặc tính kháng nguyên của protein vỏ, vi rút gây khối u của gà (avian leukosis virus-ALV) được chia làm 6 subgroud: A, B, C, D, E và J. Khối u dạng lymphoid leukosis chủ yếu có subgroud A và B gây ra, trong khi đó subgroud J gây khối u dạng myeloid leykosis (subgroud J). Subgroud E không gây khối u cho gà.
* Sức đề kháng
- Với các chất hóa học: vì retrovirus gây bệnh ở gia cầm có lớp vỏ lipid ở bên ngoài nên rất mẫn cảm với ether, chloroform.
- Với nhiệt độ: thời gian bán hủy ở nhiệt độ 37oC của hầu hết  ALV 100-540 phút tùy thuộc loại môi trường chứa vi rút, mô bệnh phẩm hoặc chủng vi rút. ALV thường bất hoạt nhanh ở nhiệt độ cao, ở 50oC thời gian bán hủy là 8,5 phút, ở 60oC là 0,7 phút. Ở nhiệt độ lạnh, vi rút tồn tại lâu hơn: ở -15oC, thời gian bán hủy của ALV dưới 1 tuần, nhưng ở nhiệt độ -60oC vi rút tồn tại vài năm mà không mất tính gây bệnh.
- Với PH: độ PH thích hợp từ 5-9, nếu nằm ngoài biên độ PH này, hoạt tính của vi rút sẽ mất đi một cách nhanh chóng.
- Với tia cực tím: ALV có sức đề kháng tương đối tốt với tác động của tia cực tím.
2. Dịch tễ học
* Loài vật mắc
Trong tự nhiên, gà là vật chủ tự nhiên của hầu hết các nhóm vi rút ALV ngoài ra còn phân lập được vi rút này ở chim trĩ, gà gô và chim cút.
Gà con 1 ngày tuổi đến 10 tuần tuổi rất dễ nhiễm bệnh nhưng ở dạng ẩn tính, từ sau tuần 16 gà có biểu hiện bệnh, tỷ lệ ốm và chết cao nhất thường ở tuần từ 24-26. Gà trên 1 năm tuổi thường có sức đề kháng với bệnh. Bệnh ít khi xảy ra với gà dưới 14 tuần tuổi, bệnh xảy ra ở hầu hết các giống gà, gà mái mẫm cảm hơn gà trống.
* Phương thức truyền lây
- Vi rút từ bên ngoài có thể xâm nhập vào cơ thể qua hai con đường là truyền dọc từ gà mái sang gà con thông qua trứng và truyền từ gà sang gà qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Vi rút từ bên trong: thường truyền cho đời con thông qua tế bào sinh dục của cả con trống và con mái. Những vi rút này thường không hoặc ít khi phát bệnh nhưng có thể làm gia cầm dễ mắc vi rút từ bên ngoài.
3. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng bệnh Lympho leuko thường không điển hình:
- Gà thường ủ rũ, mệt mỏi, kém ăn, tiêu chảy mất nước, gầy còm.
- Một số con có biểu hiện bụng xệ, mào nhợt nhạt, nhăn nheo và có thể bị cyanosis (chứng xanh tím).
- Trong thể erythroblastosis và myeloblasttosis, gà có triệu chứng xuất huyết lỗ chân lông. Thể myeloblasttosis, do các khối u ở tủy xương khiến gà hình thành các cục u ở đầu, ngực và chân. Khối u có thể hình thành ở hố mắt gây xuất huyết và mù. U máu có thể ở da, hình thành mụn rộp máu, có thể gây chảy máu. U thận có thể gây liệt do thần kinh hông bị đè.
Sarcoma và u mô liên kết khác có thể thấy ở da và cơ. Khối u là những mụn hạt màu xám, có khi thấm máu ở giữa các lỗ chân lông làm da sần sùi, dày lên. Tất cả các khối u, qua một thời gian có thể chuyển từ u lành sang u ác tính. Gà bệnh thường nhợt nhạt, còi cọc, bước chân đi khập khiễng hoặc như đi cà kheo ở gà bị u xương.
- Ở gà đẻ, ALV ảnh hưởng đến năng suất trứng, giảm 20-35 quả/ mái so với gà không mắc bệnh, tuổi đẻ lứa đầu chậm, tỷ lệ đẻ thấp, vỏ mỏng, tỷ lệ chết cao hơn 5-15%, tỷ lệ thụ thai thấp hơn 2,4% và tỷ lệ ấp nở giảm 12,4%. Với gà trống, số lượng tinh dịch không giảm nhưng giảm chất lượng tinh dịch làm giảm tỷ lệ ấp nở.
4. Bệnh tích đại thể
* Thể Lymphoid leukosis xảy ra ở gà trên 4 tháng tuổi, có các khối u ở gan, lách và túi Fabricius, ngoài ra còn có các khối u ở thận, phổi, cơ quan sinh dục, tim, tủy xương, màng treo ruột. Các khối u mềm, trơn nhẵn và óng ánh, mặt cắt ngang có màu xám hoặc kem nhạt, một số chỗ bị hoại tử. Gan, lách gà bệnh thường sưng to đặc biệt.
* Thể Erythroblastosis xảy ra trên gà từ 3-6 tháng tuổi. Gan và thận sưng to vừa phải, lách sưng rất to, có màu đỏ anh đào hoặc màu gụ sẫm, mềm và dễ nát. Tủy xương tăng sản, có dạng bán lỏng màu đỏ. Xuất huyết điểm ở nhiều cơ quan như cơ, dưới da và phủ tạng. Quan sát thấy hiện tượng tắc mạch, nhồi huyết ở gan và lách, gan có đám tơ huyết. Xoang bao tim và phổi có dịch thủy thũng.
Trường hợp thiếu máu nặng, cơ quan phủ tạng và lympho bị teo lại đặc biệt là lách. Thành phần máu bị thay đổi, máu loãng màu đỏ nhạt, khó đông.
* Thể Myeloblastosis (myeloblastic myeloid leukosis-tế bào myeloblast tăng sinh) thường ít xảy ra, chỉ gà trưởng thành mắc bệnh. Gan sưng to, cứng, có nhiều khối u màu xám. Lách và thận bị sưng ở mức độ trung bình. Tủy xương bị thay thế bởi các tế bào u màu vàng, xám, rắn.
* Thể u dạng Myelocytomatosis (myelocytic myeloid leucosis- myelocyte tăng sinh), khối u có trong sụn xương, xương ức, xương chậu, sụn xương hàm trên và một phần xương của não, ở xoang mũi, khí quản, trong và xung quanh mắt. U thường có dạng hạt, mềm, dễ nát, màu kem.
* Thể Hemangioma (u máu) được thấy ở da và các cơ quan nội tạng của gà ở các lứa tuổi. Trong các mụn rộp máu hoặc khối u chứa đầy máu. Chúng có thể vỡ ra và gây chết do xuất huyết.
* Thể Nephroma và Nephroblastom đặc trưng bởi các u ở thận, gồm 2 dạng Nephroblastomas (Wilm’stumor), u tuyến và u biểu mô (adenomas and carcinomas). Dạng Nephroblastomas từ các hạt nhỏ màu hồng xám trên nhu mô thận đến mức có những khối u to màu vàng, xám, thay thế toàn bộ nhu mô thận. Khối u ở dạng u nang, có chân, xuất hiện ở cả hai bên thận.
Dạng u tuyến và u biểu mô: có nhiều kích thước khác nhau, thường ở dạng u nang tự thể nephroblastomas.
* Thể Fibrosarcoma và thể u mô liên kết bệnh xảy ra lẻ tẻ ở gà con và gà trường thành, có nhiều loại u lành và u ác được hình thành ở các mô liên kết. Khối u có thể là dạng fibroma và fibrosarcoma (u mô liên kết, có chứa nhiều chất xơ), myxoma và myxosarcoma (u mô liên kết, có chứa nhiều chất nhày, thường xuyên suất hiện ở tâm nhĩ trái và phải), histiocytic sarcoma osteoma và osteosarcoma (u xương), chondroma và condrosarcoma (u sụn). Những u lành phát triển chậm, không di căn. U ác tính phát triển nhanh, xâm nhiễm các mô bào xung quanh và có thể di căn.
* Thể Osteopetrosis u xuất hiện tại các xương dài và xương chậu, xương bả vai, xương sườn nhưng xương ngón không bị ảnh hưởng. Bệnh tích thường có tính chất đối xứng hai bên, xương chuyển màu từ màu trắng xám sang màu vàng nhạt, màng xương bị dày lên, xương xốp, dễ cắt.
* Các dạng u khác, trừ u thận, ALV ít hình thành u ở các cơ quan biểu mô. Một số chủng có khả năng hình thành khối u ở gan, ống mật, buồng trứng và u trung biểu mô.
5. Chẩn đoán
- Chẩn đoán lâm sàng dựa vào đặc điểm dịch tễ, triệu chứng, bệnh tích đặc trưng. Cần chẩn đoán phân biệt các thể bệnh với nhau, phân biệt với bệnh Marek.
- Chẩn đoán vi rút học, huyết thanh học: lấy mẫu gửi về FiveLab cho kết quả nhanh, chính xác.
6. Phòng bệnh
- Áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học (cùng vào - cùng ra).
- Kiểm soát đàn bố mẹ: để kiểm soát vấn đề truyền dọc và đảm bảo đàn gà con thương phẩm an toàn và sạch bệnh. Loại thải định kỳ và thường xuyên những gà kém phẩm chất trong đàn gà giống.
- Xây dựng quy trình phòng bệnh bằng vắc xin phù hợp với dịch tễ của vùng, của trại và thực hiện đúng theo lịch trình đặt ra. Dùng các vắc xin sau: Five-Gumboro, Five-ND.IB, Five-Fowl Pox, Five-Newcastle (G7), Five-AI(H5N1, H5N6), Five-Aviflu H9N2, Five-ND.IB.EDS,…

- Xử lý nguồn lây nhiễm như: Không ấp nở trứng của đàn gà bị bệnh, định kỳ sử dụng các loại thuốc sát trùng Five-Iodine, Five-BGF, Five-B.K.G, Five-Perkon 3S,… phun toàn bộ khu vực bên trong, bên ngoài chuồng nuôi, bãi chăn thả, dụng cụ chăn nuôi và trong nhà máy ấp nở.
+ Sử dụng các chất điện giải, men tiêu hóa, enzym bổ sung cho gà định kỳ nhằm nâng cao sức đề kháng: Chống nóng giải độc, Five-Điện giải-C.sủi, Five-Enzym, Five-Lacenzym (Cao tỏi), Five-Prozyme 5way, Beta-Glucan.C, B.comlex-K&C, Five-Masol Forte, Five-Mix nhân sâm, Five-Multivit,…
+ Sử dụng một trong các loại kháng sinh sau để điều trị dự phòng các bệnh thường gặp cho gà: Five-AC.15, Five-Amoxcin super, Five-Ampicon, Five-Coryza, TW5-Doxy.500, Five-Oxytetra 50%, Five-Oxonic,… Liều lượng theo khuyến cáo trên bao bì sản phẩm. Liệu trình 3-5 ngày. 
6. Điều trị bệnh
- Là bệnh do vi rút gây ra, không có thuốc điều trị đặc hiệu.
- Do tính chất bệnh xảy ra rải rác, tỷ lệ ốm và chết không cao nên quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và cách ly hoặc loại bỏ những cá thể nghi mắc bệnh để khống chế bệnh lây lan.
- Bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa giúp tăng cường tiêu hóa hấp thu, nâng cao sức đề kháng: Beta Glucan.C, Five-Masol, Five-Multivit, B.Comlex K&C, Five-Mix, Five-Gluco.KC oral, Five-Vitamin C, Five-Enzym, Five-LacEnzym, Five-Men sống, Five-Men tiêu hoá, Five-Aminovit super, Five-Anti virus,… Liệu trình 3-5 ngày
- Cung cấp các chất điện giải, giải độc giúp gà luôn khỏe mạnh: Five-Bogama, Five-Orgamin, Five-Acemin.B12, Five-Giải độc gan, Chống nóng giải độc, Five-Mix lyte, Five-Điện giải C sủi,… pha vào nước hoặc trộn thức ăn cho ăn. Liệu trình 3-5 ngày.
Xem thêm:

Hội chứng hô hấp phức hợp trên gà

Bệnh cúm gia cầm và giải pháp phòng trị bệnh hiệu quả

Phân biệt bệnh cúm gia cầm với bệnh Newcastle ở gà
Chia sẻ :
Ý KIẾN PHẢN HỒI

BÀI VIẾT LIÊN QUAN