Bệnh do Reovirus ở vịt và ngan được gây ra bởi các chủng như Muscovy duck reovirus (MDRV) - thường tấn công vịt siêu thịt, ngan và vịt lai ngan; Goose reovirus (GRV) - chủ yếu lây nhiễm trên ngỗng. Các loại vi rút này thuộc họ Reoviridae, nhóm Orthoreovirus. Từ năm 2005, một chủng vi rút mới xuất hiện tại Trung Quốc có tên Novel Duck Reovirus (NDRV), lây nhiễm nhanh chóng cho thủy cầm như vịt, ngan và ngỗng. NDRV thuộc cùng họ Orthoreovirus nhưng gây ra thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi.
Đặc điểm dịch tễ
Bệnh do MDRV có thể xảy ra suốt cả năm, tuy nhiên ít phổ biến hơn vào mùa đông xuân và thường xuất hiện mạnh hơn trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Bệnh thường tấn công gia cầm từ 7-35 ngày tuổi, nhưng phổ biến nhất ở độ tuổi 10-25 ngày. Bệnh lây lan qua đường tiêu hóa và hô hấp, gây ảnh hưởng đến các loài như ngan con, vịt siêu thịt, vịt Bắc Kinh và vịt Anh đào. Tỷ lệ tử vong ở vịt con dao động từ 60% - 90%, trong khi ở vịt lớn, tỷ lệ này là 50% - 80%. Bệnh dễ bùng phát trong điều kiện thời tiết thất thường, vệ sinh kém và mật độ nuôi dày.
Đối với chủng mới NDRV, bệnh thường tấn công vịt từ 1-22 ngày tuổi, với tỷ lệ chết dao động từ 10% - 15%. Một số đàn có thể gặp tỷ lệ tử vong kéo dài tới 30 ngày tuổi. Chủng này không biểu hiện triệu chứng rõ rệt trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh, với triệu chứng chính là liệt và chân yếu. Vịt con bị nhiễm NDRV có thể bị hoại tử lách, làm tổn thương các tế bào lympho trong túi Fabricius, gây suy giảm hệ miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng thứ cấp.
2. Triệu chứng của bệnh do Reovirus
Bệnh do MDRV thường biểu hiện bằng các dấu hiệu như suy nhược, kém hoạt động, chân sưng và tím tái, sưng khớp và liệt bàn chân. Vịt, ngan bị bệnh có thể giảm ăn, tiêu chảy, phân dính bết, và màu phân thường vàng, trắng xám hoặc trắng xanh. Bệnh kéo dài từ 2 đến 14 ngày, và tỷ lệ tử vong cao nhất trong khoảng 5-7 ngày sau khi phát bệnh. Những con vịt nặng có thể thở gấp, mất nước, giảm cân nhanh và chết do kiệt sức.
3. Bệnh tích của bệnh do Reovirus
Bệnh tích của MDRV thường bao gồm gan sưng lớn, có màu đỏ nâu nhạt và dễ nát. Trên bề mặt gan xuất hiện các điểm xuất huyết hoặc hoại tử màu trắng xám. Lách sưng to, màu đỏ sẫm hoặc tím đen, có các đốm hoại tử. Tuyến tụy có thể nhợt nhạt hoặc bị chảy máu, với các ổ hoại tử trên bề mặt. Bệnh tích thường xuất hiện ở các cơ quan nội tạng, làm giảm chức năng miễn dịch của vịt, ngan.
Bệnh tích của NDRV bao gồm xuất huyết gan, lách sưng lớn và hoại tử, xuất huyết tim và thận, cùng với tổn thương túi Fabricius.
4. Chẩn đoán bệnh
Chẩn đoán bệnh do Reovirus có thể dựa vào các triệu chứng lâm sàng đặc trưng, cùng với bệnh tích xuất hiện ở gan, lách và tuyến tụy. Tuy nhiên, cần phân biệt bệnh này với các bệnh khác như bại huyết, viêm gan vịt, dịch tả vịt và thương hàn. Do các triệu chứng dễ nhầm lẫn, việc chẩn đoán lâm sàng cần sự hỗ trợ từ các xét nghiệm PCR hoặc rtPCR để xác định chính xác loại vi rút. Các mẫu bệnh phẩm có thể được gửi đến Trung tâm chẩn đoán xét nghiệm và kiểm nghiệm thú y uy tín như
FiveLab để đưa ra kết quả nhanh chóng và can thiệp kịp thời cho đàn gia cầm.
5. Phòng ngừa và can thiệp bệnh do Reovirus
Việc phòng ngừa bệnh do Reovirus đòi hỏi tiêm phòng vắc xin đầy đủ và tuân thủ lịch điều trị phòng bội nhiễm. Vi rút này gây suy giảm chức năng miễn dịch, khiến vịt và ngan dễ mắc các bệnh thứ cấp như viêm gan vịt, dịch tả vịt và cúm gia cầm. Vì vậy, cần đảm bảo vệ sinh chuồng trại, quản lý môi trường sống sạch sẽ và giảm mật độ nuôi để hạn chế sự lây lan của bệnh.
Vì vậy cần tiêm phòng vắc xin đẩy đủ, điều trị phòng bội nhiễm theo đúng lịch của trại. Dùng các vắc xin sau:
Five-VGV,
Five-DTV,
Five-AI (H5N1, H5N6),
Five-Coryvac RA,…
* Sử dụng vaccine phòng bệnh
Vịt, ngan sinh sản có thể được chủng ngừa bằng vắc xin Reovirus bất hoạt hơn hai lần trước khi đẻ. Vịt, ngan thương phẩm có thể được tiêm vắc xin Reovirus nhược độc ở 1 ngày tuổi.
* Cải thiện khả năng miễn dịch
Ở giai đoạn úm vịt, ngan chú ý sử dụng các chất có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, chẳng hạn như
Five-Anti virus,
Beta-Glucan.C,
Five-Aci oil,
Five-Bcomplex inj,… để phá vỡ ức chế miễn dịch và kiểm soát sự phát triển của vi rút.
Bảo vệ gan và tăng cường chức năng cho thận sử dụng một trong các sản phẩm sau:
Five-Orgamin,
Five-Bogama,
Hado-Mebitol,
Five-Giải độc gan,…
Sử dụng các vitamin bổ trợ:
Five-Multivit,
Five-Masol Forte,
Five-Mix nhân sâm,
Five-Canxi.ADE,
Five-Vit KC.Lyte,… liều lượng, liệu trình theo đúng hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.
* Can thiệp khi Reovirus xảy ra
- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, phun sát trùng định kỳ bằng một trong các chất sau:
Five-Iodine,
Five-BGF,
Five-B.K.G,
Five-Perkon 3S,…
- Dùng kháng thể Reovirus tiêm điều trị cho đàn vịt, ngan sau đó dùng
Five-Anti virus (1ml/1-2 lít nước uống dùng cho 5-10kgP/ngày, dùng liên tục 7-10 ngày).
- Dùng kháng sinh phòng bội nhiễm các bệnh thông thường như:
Five-Ampicon,
Five-Amoxcin super,
Five-AmoxClav,
Five-NP.10,
Five-Coryza,… Dùng cùng một số sản phẩm hỗ trợ tiêu hoá như:
Five-Enzym,
Five-Men tiêu hoá,
Five-Men sống,
Five-Prozyme 5way, …
- Chăm sóc, nuôi dưỡng đàn vật nuôi thật tốt cung cấp đủ nước sạch, thức ăn đảm bảo, nuôi đúng mật độ khuyến cáo theo lứa tuổi,…
- Nếu bệnh lây lan quá nhanh, bạn có thể tiêm theo phác đồ sau điều trị bội nhiễm: dùng một trong các thuốc sau tiêm:
Five-Cefdium,
Five-Cefquinome,
Ceta-Gen couple,
Conbo 3in1 Ceftri SDM,… cùng với các thuốc bổ trợ sau:
Five-Butasal,
Hado-Dexa,
Five-MetaMax.50,… Liều lượng, liệu trình theo khuyến cáo của nhà sản xuất ghi trên bao bì sản phẩm.
Xem thêm: