Ngày đăng: 20/05/2020
Hiện nay, với nhu cầu của thị trường về nguồn cung ứng thịt lợn đang có chiều hướng tăng do số lượng đầu con giảm mạnh trong suốt thời gian dài khi bệnh dịch tả lợn Châu Phi xảy ra từ cuối tháng 3 năm 2019 ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Đặc biệt, xảy ra mạnh đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, nuôi chuồng hở. Đối với các hộ chăn nuôi quyết định tái đàn trong lúc này cũng cần hết sức thận trọng vì các yếu tố dịch tễ bệnh dịch tả lợn châu Phi do một loại virus có sức đề kháng cao với môi trường. Lợn khỏi bệnh có khả năng mang virus trong thời gian dài, có thể là vật chủ mang trùng suốt đời. Do vậy khó có thể chắc chắn là bệnh đã được khống chế hoàn toàn. Bên cạnh đó, các biện pháp xử lý môi trường chưa được bảo đảm. Đặc biệt là đối với các trang trại, hộ chăn nuôi đã xảy ra bệnh dịch tả lợn châu Phi và phải tiêu hủy hàng loạt.
Hình 1. Bệnh dịch tả lợn Châu Phi
Theo thông tin từ một số địa phương và thực tế các hộ chăn nuôi ở các tỉnh như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Nội, Hà Tĩnh, Quảng Nam,... Bệnh dịch tả lợn châu Phi đang có dấu hiệu quay trở lại do áp lực dịch bệnh vẫn còn cao. Đặc biệt, bệnh xảy ra ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, nuôi chuồng hở, điều kiện kiểm soát vệ sinh, sát trùng chuồng trại, công tác chăm sóc nuôi dưỡng, thú y không bảo đảm và nhập nguồn giống không có nguồn gốc là nguyên nhân chính làm bệnh bùng phát trở lại.
Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu với các trang trại, hộ chăn nuôi về các giải pháp nhằm hạn chế nguy cơ bùng phát bệnh Dịch tả lợn châu phi:
- Thực hiện công tác vệ sinh tiêu độc chuồng trại: Sử dụng các chất sát khuẩn có hoạt lực cao như: Five-B.K.G và Five-BGF phun sát trùng toàn bộ bên trong, bên ngoài chuồng trại, dụng cụ, phương tiện phục vụ chăn nuôi trước khi có quyết định nhập giống. Dùng vôi bột rắc, bơm nước ngâm và sát khuẩn thật kỹ nền chuồng. Giữ cho chuồng luôn khô, thoáng mát.