Bệnh lở mồm long móng (tiếng Anh: Foot-and-mouth disease, viết tắt FMD; tiếng Latin: Aphtae epizooticae), là một loại bệnh truyền nhiễm do virus gây ra trên động vật móng guốc chẵn như lợn, bò, trâu, hươu, dê. Bệnh này rất nguy hiểm vì bệnh lây lan nhanh qua nhiều con đường khác nhau như tiếp xúc trực tiếp giữa động vật với nhau, truyền qua không khí.
- ĐẶC ĐIỂM
- Bệnh lở mồm long móng do virus thuộc giống Aphthovirus, họ Picornaviridae, nhóm ARN virus gây ra, bệnh có biểu hiện thủy hóa (các mụn mủ) ở tế bào thượng bì vùng giáp móng chân, kẽ móng, niêm mạc miệng, lưỡi.
- Bệnh có 7 type virus gây bệnh LMLM: A, C, O, Asia 1, SAT1, SAT2 và SAT3. Trong đó có 3 type:
A, O và Asia 1 gây bệnh chủ yếu trên trâu bò, lợn hay gặp type O.
- Virus tồn tại ngoài môi trường 14 ngày vào mùa Hè, 4 tuần vào mùa Đông.
- ĐƯỜNG LÂY NHIỄM
Khi dịch bệnh xảy ra Virus có thể truyền lây qua các chất tiết của con vật mắc bệnh như: nước bọt, phân, nước tiểu, tinh dịch, sữa, dịch trong các mụn mủ của thú bệnh hoặc ở trong không khí, lây theo đường tiêu hóa và hô hấp do thức ăn, nước uống có nhiễm mầm bệnh. Lây gián tiếp thông qua chăm sóc, nuôi dưỡng, bãi chăn thả.
- TRIỆU CHỨNG
- Thời gian ủ bệnh có thể từ 2-5 ngày. Sau đó con vật có biểu hiện sốt cao 40-41ºC, giảm ăn hoặc bỏ ăn, ủ rũ, lười vận động hay nằm, chân đau, đứng dậy phải quỳ đầu gối, không đứng vững, đi khập khiểng. Khi đứng hay nhấc chân đau lên, khi bị nặng trâu, bò lợn chỉ nằm và kêu.
- Sau khi phát bệnh tại vị trí kẽ móng chân, dìa móng, niêm mạc miệng xuất hiện các nốt loét, mụn nước màu trắng, xám sau chuyển sang mụn mủ xanh, đặc có mùi tanh và nhiều ruồi, nhặng bám vào. Các mụn loét cũng xuất hiện ở quanh chỗ da tiếp giáp với móng chân, có thể làm long móng chân, thú đi lại khó khăn.
- Giai đoạn cuối của bệnh các nốt mụn nước, mủ xuất hiện ở các núm vú trên trâu, bò, lợn nái đang tiết sữa, nuôi con, làm cho bầu vú nứt nẻ, chảy dịch, làm cho trâu, bò, nái nuôi con đau không cho con bú. Trâu, bò, lợn nái chửa có thể bị sẩy thai do sốt cao, trâu bò, lợn đau lưỡn không ăn, không điều trị kịp thời kiệt sức.
- GIẢI PHÁP XỬ LÝ BỆNH
Để phòng bệnh hiệu quả, bà con nên chủ động sử dụng vắc xin tiêm phòng bệnh định kỳ cho trâu, bò, lợn định kỳ 2 lần/năm.
Đây là bệnh do virus gây ra không có thuốc đặc trị bệnh. Tuy nhiên có thể áp dụng các bước sau để khống chế bệnh không cho bệnh lây lan và sử dụng các loại thuốc trợ sức, trợ lực, thuốc kháng sinh để chống viêm, chống nhiễm trùng móng, niêm mạc, giúp trâu, bò, lợn nhanh hồi phục.
Khi phát hiện Trâu, bò, lợn có biểu hiện sốt cao, lười đi lại, hay nằm thì tiến hành kiểm tra kỹ thân nhiệt và kẽ các móng chân để phát hiện, cách ly ngay có ốm, nghi bị bệnh LMLM. Không chăn thả gia súc nghi hoặc đã nhiễm bệnh.
- Bước 2: Vệ sinh chuồng trại
Sau khi phát hiện hoặc nghi Trâu, bò, lợn có biểu hiện bị bệnh LMLM cần thiết lập ngày việc sử dụng các loại hóa chất sát trùng như:
Five-BGF tỉ lệ 1:150 hoặc
Perkon 3s tỉ lệ 1:200 phun toàn bộ khu vực chuồng nuôi, bãi chăn thả 2 ngày/lần.
Đối với những con vật ốm tiến hành sử dụng các giải pháp kỹ thuật điều trị tại chỗ xử lý vết thương, mụn lở loét và điều trị toàn thân chống nhiễm trùng kế phát gây ra.
+ Điều trị tại chỗ, xử lý vết thương hở, mụn lở loét
Dùng các sản phẩm có tính chất axit như Chanh chua, khế chua, phèm ngâm, vắt lấy nước trà sát kỹ vào các vị trí có mụn nước, lở loét trên niêm mạc miệng, rìa móng, kẽ móng chân sau để khô và lấy
Five-CTC Spray phun, xịt vào chống nhiễm trùng, giữ cho vết thương luôn khô, chống ruồi muỗi và nhanh lành.
+ Điều trị toàn thân
- Hạ sốt, kháng viêm, tiêu viêm: sử dụng một trong các sản phẩm sau: Five-Ketofen, Five-Gluco KC.namic, Five-Flunixin5%, Five-Chymosin, Five-MetaMax.50
- Trợ sức, trợ lực, trợ tim: Sử dụng Five-Cafein, Five-Butasal.
- Kháng sinh chống nhiễm trùng: TW5-Cetifor Inj, Five-Cefquin 25, Five-Amox@.LA, Five-Cefquin, Five-Cefquin75. Five-Genamox@.LA
Đặc biệt, có thể sử dụng bộ combo Cef-Ke-Sal, chứa đầy đủ hạ sốt, kháng sinh và trợ lực trong cùng 1 mũi tiêm, giúp vật nuôi nhanh hồi phục, hạn chế stress
- Bước 4: Tăng cường sức đề kháng
Bổ sung các loại vitamin, khoáng, Enzym nhằm kích thích tiêu hóa, tăng sức đề kháng cho vật nuôi như: Beta Glucan C, Five-Masol, Five-Mix, Five-Enzym, …kết hợp bổ sung các chất điện giải, giải độc cơ thể nâng cao hiệu quả điều trị như: Five-Orgamin, Five- Bogama,...
ThS. Phạm Đức Vũ - GĐ Kỹ thuật Fivevet biên soạn