Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như: giá thức ăn tăng cao, giá đầu ra thấp, dịch bệnh nhiều. Đặc biệt, bệnh Dịch tả lợn Châu phi đang có diễn biến rất phức tạp, rất khó kiểm soát. Các trại thường xuyên bị tái nhiễm bệnh nhiều lần sau khi tái đàn. Đứng trước vấn đề này để khống chế bệnh một cách có hiệu quả cần có nhiều giải pháp khác nhau trong đó một trong những vấn đề cốt lõi là kiểm soát nguồn lây nhiễm và bảo đảm an toàn khi tái đàn sau khi trại đã xảy ra Bệnh dịch tả lợn Châu phi. Trong nội dung bài viết này, Fivevet xin giới thiệu với người chăn nuôi các nguyên tắc xử lý khi trại đã xảy ra bệnh Dịch tả lợn Châu phi và tái đàn hiệu quả:
1. Kiểm soát vệ sinh thú y
Việc thực hiện tốt các biện pháp kiểm soát vệ sinh, an toàn sinh học trong chuồng nuôi là cực kỳ quan trọng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc liệu dịch còn tồn tại và có nguy cơ bùng phát trở lại không. Vậy muốn làm tốt việc này cần thực hiện các giải pháp sau:
- Sau khi bùng phát dịch, sát trùng, tiêu độc chuồng trại và để trống chuồng ít nhất 30 ngày kể từ khi bùng dịch.
Hình 1. Để trống chuồng ít nhất 30 ngày sau khi mắc dịch
- Trước khi có kế hoạch nhập lợn về trại phải thực hiện việc vệ sinh sát trùng lại lần 2 giống như xử lý sát trùng chuồng trại khi dịch xảy ra. Đặc biệt, sử dụng các sản phẩm có khả năng diệt khuẩn, sát khuẩn hiệu quả như: Five-BGF tỉ lệ 1:150 hoặc Five-Perkon 3S tỉ lệ 1:200 hoặc sử dụng để ngâm toàn bộ dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi và phun toàn bộ bên trong, bên ngoài khu vực chuồng nuôi trước khi nhập lợn về 1 tuần.
- Xây dựng quy trình vệ sinh thú y, chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ hóa chất, thiết bị và kiểm soát tốt yếu tố an toàn dịch bệnh trước khi nhập lợn về.
- Thực hiện việc lấy mẫu nước, môi trường gửi về phòng xét nghiệm trọng điểm của Fivevet để kiểm tra đánh giá chất lượng môi trường trước khi nhập lợn. Bảo đảm trại đã bảo đảm an toàn dịch bệnh.
- Xây dựng quy trình vắc xin chủ động phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Tai xanh, dịch tả cổ điển,....nhằm tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng kháng bệnh.
- Sử dụng một trong các loại kháng sinh như: Five-Paflo, Hado-Flo.PC, Five-AC.15, Five-Amoxcin super, TW5-Amox.600, Hado-Flocol 200 Oral, Hado-Gentadox,... trộn phòng chống bội nhiễm vi khuẩn gây tiêu chảy, viêm đường hô hấp, giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ nhiễm các bệnh do vi rút gây ra, đặc biệt là Dịch tả lợn Châu Phi.
Hình 2. Một số loại thuốc sát trùng nên dùng
2. Kiểm soát con giống
- Thực hiện mua giống ở những cơ sở sản xuất an toàn dịch. Đặc biệt, có thể lấy mẫu huyết thanh trước khi quyết định bắt lợn để xét nghiệm, kiểm tra xem có dương tính với Dịch tả lợn châu phi không.
- Sau khi nhập lợn về phải có khu vực nuôi cách ly ít nhất 30 ngày mới được đưa vào các ô chuồng, dãy chuồng nuôi.
- Trong thời gian nuôi cách ly cần tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên kiểm tra, giám sát để bảo đảm đàn lợn hoàn toàn âm tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Hình 3. Mua giống ở những cơ sở sản xuất an toàn dịch
3. Kiểm soát người, phương tiện vận chuyển
- Mầm bệnh có thể lây lan từ bên ngoài vào trại thông qua người, phương tiện vận chuyển. Vì vậy để bảo đảm an toàn trong quá trình tái đàn cần thực hiện quy trình giám sát chặt chẽ. Thực hiện việc cấm trại “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, người chăn nuôi làm việc, ăn ở tại chỗ, cố định người và dụng cụ chăn nuôi cho từng dãy chuồng, từng khu riêng biệt.
- Công nhân, khách khi ra - vào trại phải tuân thủ nguyên tắc 3 bước như sau:
Bước 1: Sát khuẩn, tắm, thay quần áo tại cổng.
Bước 2: Thực hiện cách ly tại vùng đệm, an toàn dịch trong trại bảo đảm 48-72 giờ.
Bước 3: Tắm, thay quần áo vào các dãy chuồng được phân công và thực hiện chốt chuồng.
- Đối với phương tiện vận chuyển ra vào trại: phải thực hiện tốt việc sát trùng, diệt khuẩn và có bãi đỗ trung chuyển bảo đảm công tác giám sát an toàn dịch bệnh. Thời gian sát trùng, giám sát an toàn dịch bệnh đối với phương tiện tối thiểu 30 phút.
- Trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi cần được hấp, xử lý bằng tia UV hoặc xông hóa chất trước khi đưa vào trại (nồng độ xông: 17,5 gam thuốc tím + 35ml formol + 3 ml nước/ 1m3 thể tích buồng xông/30 phút, dùng chậu sành, đổ thuốc tím vào, sau đó đổ formol và nước, đóng cửa nhanh).
Hình 3. Người và phương tiện ra vào trại phải đi qua khu vực sát trùng
4. Kiểm soát dinh dưỡng
- Nguồn bệnh có thể lây qua thức ăn, nước uống. Do đó các trại cần phải có kế hoạch giám sát chặt khâu này. Sau khi thức ăn được mua từ các nhà máy về thực hiện nhập kho, kho có hệ thống tia UV để xử lý diệt khuẩn hoặc áp dụng biện pháp xông khí sát khuẩn trước khi đưa vào các dãy chuồng nuôi.
- Thực hiện cung cấp thức ăn đúng theo nhu cầu và giai đoạn. Thường xuyên bổ sung các loại vitamin, khoáng, men tiêu hóa như: Five-Enzym, Hado-LacEnzym, TW5-Multivit, Five-Masol, B.Comlex.K&C, Five-Men tiêu hóa… nhằm tăng cường tiêu hóa hấp thu thức ăn, tăng sức đề kháng, kháng bệnh hiệu quả.
- Đối với các trại sau khi xảy ra dịch và tái đàn trở lại thì việc kiểm soát chất lượng nước uống và nguồn nước cực kỳ quan trọng. Tuyệt đối không sử dụng nguồn nước mặt để tắm, rửa chuồng hoặc rửa dụng cụ chăn nuôi làm tăng nguy cơ tái nhiễm bệnh từ môi trường vào dãy chuồng. Khu vực bể nước phải có hệ thống che chắn côn trùng, sử dụng hóa chất để xử lý nước trước khi sử dụng cho lợn uống và sử dụng để tắm, rửa chuồng... Định kỳ lấy mẫu nước kiểm tra chất lượng nguồn nước.
- Sử dụng các chất điện giải, giải độc như: Five-Orgamin, Five-Bogama, Hado-Mebitol, Five-Giải độc gan, Beta-Glucan.C, Five-Mix Lyle...pha vào nước cho uống hoặc trộn thức ăn giúp tăng cường qá trình giải độc cơ thể, tăng sức đề kháng chống stress cho lợn rất hiệu quả.
Hình 5. Một số sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho lợn
5. Kiểm soát dịch tễ
- Để thực hiện tốt việc kiểm soát dịch tễ này, các trại cần thực hiện xây dựng một quy trình chuẩn từ việc vệ sinh sát trùng ở cả 3 vòng của trại gồm:
+ Vòng ngoài xung quanh: Có các hệ thống chống côn trùng, chuột từ khu vực dân sinh hoặc nơi khác vào trại, thực hiện kiểm soát các thông tin xem trại có nằm trong vùng dịch không, đánh giá nguy cơ, áp lực lây nhiễm và đề ra các giải pháp khống chế nguồn dịch từ xa,
+ Vòng hành lang, không gian trong trại: thực hiện chia, phân khu và tạo ra các vành đai kiểm soát an toàn cho mỗi khư vực như: Khu cách ly vòng một cho công nhân mới vào trại, cách ly vòng 2 (đủ 48-72h) và sau đó mới thực hiện việc điều công nhân vào các dãy chuồng.
+ Vòng trong các dãy chuồng: thực hiện việc sát trùng, khử khuẩn định kỳ, kiểm soát vệ sinh máng ăn, máng uống, kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng nhằm bảo đảm điều kiện tốt nhất cho lợn sinh trưởng và phát triển, chống stress.
- Kiểm soát dịch tễ thông qua việc lấy huyết thanh kiểm tra định kỳ đánh giá hiệu giá kháng thể của các loại vắc xin đã sử dụng tiêm cho lợn và kiểm soát nguy cơ tái nhiễm Dịch tả lợn châu phi không
- Tăng cường kiểm soát, loại bỏ tất cả các yếu tố có nguy cơ mang mầm bệnh vào trại như: Người, phương tiện, côn trùng,...
Hình 6. Thực hiện các biện pháp dịch tễ ngăn ngừa bệnh
Trên đây là các giải pháp giúp người chăn nuôi có phương pháp giám sát một cách có hiệu quả nhằm loại bỏ yếu tố lây lan dịch bệnh. Đặc biệt là bệnh Dịch tả lợn châu phi và tái đàn thành công.
Xem thêm: