BỘ LỌC TÌM KIẾM Click xem bộ lọc
Theo danh mục

BỆNH NHIỄM VI KHUẨN ĐƯỜNG MÁU DO MYCOPLASMA SUIS TRÊN HEO

Ngày đăng: 16/12/2023

1. Đặc điểm bệnh
Bệnh thiếu máu do vi khuẩn Mycoplasma suis là bệnh mà vi khuẩn bám lên bề mặt hồng cầu, gây biến dạng, hư hại, làm suy giảm số lượng, chức năng của hồng cầu, dẫn đến nên tình trạng thiếu máu, gây vàng da ở heo bệnh, tăng tỉ lệ bệnh, chết ở heo sau cai sữa. Ngoài ra, vi khuẩn M. suis còn có liên quan đến rối loạn sinh sản trên nái, gia tăng cảm nhiễm bệnh ở đường tiêu hóa, đường hô hấp.
  2. Lây nhiễm
M. suis lây qua đường máu, truyền dọc từ heo mẹ bị nhiễm M. suis lây sang heo con. Ngoài ra, heo có thể bị lây nhiễm qua các dụng cụ thú y (kim tiêm, dụng cụ phẫu thuật), vết chích côn trùng, ...
Khi heo bị nhiễm M. suis có triệu chứng giống như bệnh do Circovirus type 2, bệnh do Leptospira, bệnh thiếu sắt,… Việc chẩn đoán và kiểm soát bệnh không được chặt chẽ, dẫn đến M. suis phát tán và lây nhiễm nhanh trong trại. Tỷ lệ nhiễm có thể lên đến 100%. Các yếu tố như tác động gây stress như: nhiệt độ, ẩm độ, ngoại khoa,… là những yếu tố làm tăng tỷ lệ lây nhiễm M. suis.
 3. Triệu chứng
M. suis gây giảm sụt hồng cầu, heo bệnh có biểu hiện vàng da do thiếu máu trên cả heo nái, heo thịt và heo con.
Mức độ thiệt hai phụ thuộc vào mức độ nhiễm M. suis trong trại. Heo con, heo cai sữa, nhiễm M. suis ở mức nhiễm cao, sẽ có biểu hiện vàng da, heo phát triển kém, chậm lớn và tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu hoá tăng cao do heo bi suy giảm hệ thống miễn dịch.
Khi bị nhiễm M.Suis heo con có biểu hiện run, đi đứng không vững do bị tụt đường huyết. Tăng tỷ lệ chết và loại thải cao. Heo nái nhiễm bệnh xuất hiện triệu chứng không rõ ràng.
* Thể cấp tính
Heo nhiễm M. suis có biểu hiện vàng da, xanh xao, gầy yếu, phát triển kém, vành tai sưng, tím bầm. Ở heo con có dấu hiệu yếu chân, run rẩy, đi không vững, đôi lúc bị co giật. Heo cai sữa, heo thịt khi bị nhiễm M. suis có biểu hiện lờ đờ, co giật, thậm chí hôn mê và chết. Heo nái nhiễm M. suis thường biểu hiện thêm sốt cao (40 - 41oC), chậm lên giống, dễ sẩy thai, heo con chết tăng khi sinh.
* Thể mãn tính
 Khi heo nhiễm M. suis thể mãn thể trạng kém, biểu hiện vàng da, chậm lớn, da khô, lông xù và bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng dẫn đến rất dễ bị bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa làm cho mức độ bệnh trầm trọng thêm.
 4. Bệnh tích
Các chỉ số hồng cầu, tiểu cầu suy giảm nghiêm trọng. Máu loãng, hồng cầu bị biến dạng, giảm hoặc mất chức năng sinh lý. Ở heo cai sữa, heo choai, có thể xuất hiện bệnh tích loét da ở những vùng rìa tai, đuôi, mõm. Mổ khám có thể ghi nhận được các bệnh tích như: vách tim mỏng, tim nhão, lách sưng, gan sậm màu, tràn dịch xoang bụng, ngực, bao tim, tổ chức dưới da và hạch sưng.
 5. Phòng bệnh
Hiện tại chưa có vắc-xin để phòng bệnh do M. suis. Để phòng bệnh hiệu quả thực hiện các giải pháp sau:
1. Kiểm soát tốt điều kiện vệ sinh, phun sát trùng định kỳ và sử dụng một trong các sản phẩm sau để đảo nhau: Five-BKG, Five-BGF, Five-Iodine, Five-Perkon 3S,...
2. Kiểm soát nguồn lây nhiễm từ ngoài vào trại. Có khu nuôi nhốt, cách ly heo khỏe và heo ốm. 
3. Kiểm soát tốt người ra vào các dãy chuồng nuôi ( Mỗi chuồng 1 người phụ trách, tránh hiện tượng nhiễm chéo).
4. Kiểm soát tốt công tác ngoại khoa ( Thực hiện việc cắt đuôi, rốn và bấm lanh đúng kỹ thuật và thực hiện mũi kim riêng cho từng heo).
5. Bổ sung sắt cho heo con ở 3 và 7 ngày tuổi.
6. Tiêm đầy đủ các loại vắc xin như: Tai xanh, Tụ huyết trùng, Dịch tả lợn, Phó thương hàn, Suyễn, Circo, APP,... cho heo ở mọi lứa tuổi.
7. Chủ động sử dụng một trong các nhóm kháng sinh sau:  TW5-Doxy 500, Five-Oxytetra 50%, Five -Tylvasin 20%, Five-Tialin, Five-Tilmosin, Five-Flocol 200 Oral, Five- DoxyFlor, Five-Amoxcin Super, TW5-Acolin 220, Five-DoxColis Super, Five-Flonicol 50%, Five-Flo.30,... trộn phòng bệnh. Lịch trộn 5-7 ngày liên tục, 1 lần/ tháng.
8. Thường xuyên bổ sung các chất điện giải, giải độc gan, vitamin, men enzym vào khẩu phần ăn hàng ngày giúp heo tăng cường sức đề kháng và giải độc cho cơ thể như: Five-Aci Oil, Five-Orgamin, Beta-Glucan.C, Beta-Glucan.C tỏi, Five-Bogama, Hado-Bổ gan mật, Five-Mix Lyte, Hado-Mebitol, Five-Bogama nhân sâm, Five-Enzym, Hado-LacEnzym, TW5-Multivit, Five-Masol, B.comlex-K&C,... Liệu trình 5-7 ngày liên tục và 2 lần/ tháng.
6. Trị bệnh
Thể cấp tính
- Kháng sinh:  Sử dụng một trong các  sản phẩm sau: Five-Tulaket, Five-Myco Pro, Five-Flo.30, Five-Azicin, Five-AziFlu
- Thuốc kháng viêm, long đờm: Hado-Bromhexin inject  hoặc Hado-Dexa
- Thuốc trợ sức, lực: Five-Butasal hoặc Five-Cafein
- Liệu trình:  Tiêm 5-7 ngày sau đó kết hợp kháng sinh trộn tiếp 5-7 ngày
Kết hợp sử dụng các chất điện giải, giải độc cơ thể tăng khả năng hoạt động, chức năng của máu. Bổ sung: Vitamin, Enzym, Aminoacid nhằm kích thích tiêu hóa hấp thu thức ăn.
Thể mãn tính
Sử dụng kháng sinh qua đường uống hoặc trộn thức ăn là chính
- Kháng sinh: Sử dụng một trong các loại kháng sinh sau: TW5-Doxy 500, Five-Oxytetra 50%, Five-Tylvasin, Five-Tialin, Five-Tilmosin, Hado-Flocol 200 Oral, Five-Doxylor, Five-Amoxcin Super, Five-Doxcolis Super, Five-Flonicol 50%, Five-Flo.30.
- Thuốc kháng viêm: Sử dụng Five-Long Đờm kết hợp với một trong các loại thuốc sau trộn cùng với kháng sinh để điều trị: Five-Cảm Cúm, Five-Para C hoặc Five-Mexikam, Five-ParMelox
- Thuốc bổ trợ: Sử dụng một trong các sản phẩm sau: Five- Aci Oil, Five-Orgamin, Beta-Glucan.C, Beta-Glucan.C Tỏi, Five-Bogama, Hado-Bổ gan mật, Five-Mix Lyte, Hado-Mebitol, Five-Bogama Nhân Sâm, Five-Enzym, Five-LacEnzym tỏi, TW5-Multivit, Five-Masol, B.Comlex-K&C,...
- Liệu trình:  7-10 ngày và lặp lại lần 2 sau 10- 15 ngày tùy thuộc vào mức độ biểu hiện của bệnh.
Ths. Phạm Đức Vũ - GĐ Kỹ thuật Fivevet biên soạn.  
 
.
Chia sẻ :
Ý KIẾN PHẢN HỒI

BÀI VIẾT LIÊN QUAN