BỘ LỌC TÌM KIẾM Click xem bộ lọc
Theo danh mục

CẢNH BÁO BỆNH VIÊM RUỘT HOẠI TỬ TRÊN GÀ – KẺ THÙ NGUY HIỂM GÂY THIỆT HẠI LỚN

Ngày đăng: 01/03/2025

Bệnh viêm ruột hoại tử do vi khuẩn C.perfringens gây ra, đây là loại Clostridium gây thiệt hại lớn cho sức khỏe gia cầm. Thể bệnh lâm sàng ngắn, gà chết nhanh, thường gặp ở gà Broiler (2-5 tuần tuổi) và gà tây (7-12 tuần tuổi), nhưng cũng có thể xảy ra ở gà hậu bị và gà đẻ. Vi khuẩn C.perfringens cũng có có thể gây bệnh cận lâm sàng ở ruột và gan, được gọi là “bệnh viêm ruột hoại tử cận lâm sàng và bệnh viêm ruột do C.Perfringens”. Bà con chăn nuôi hãy cùng Fivevet tìm hiểu về nguyên nhân, cách nhận biết và phòng trị căn bệnh này.
1. Nguyên nhân của bệnh viêm ruột hoại tử
Nguyên nhân gây bệnh viêm ruột hoại tử là do vi khuẩn yếm khí C.Perfringens. Có trường hợp đà điểu con mắc bệnh viêm ruột hoại tử, người ta còn phân lập được cả C.difficile.
*Độc tố của vi khuẩn
Vi khuẩn có khả năng sản sinh độc tố. Vi khuẩn phân lập được từ gà bị mắc bệnh viêm ruột hoại tử thuộc type A (sản sinh độc tố dạng α) hoặc typ C (sản sinh độc tố dạng α và dạng β). Một số chủng C.Perfringens không có khả năng định type invitro vì không thu đủ lượng độc tố.
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Huỳnh Thị Mỹ Lệ & cs. (2008) cho thấy các chủng C.Perfringens phân lập từ gà mắc bệnh viêm ruột hoại tử đều thuộc type C, sản sinh độc tố dạng α và dạng β. Độc tố của vi khuẩn được cho là nguyên nhân gây hoại tử niêm mạc ruột.
*Sức đề kháng: hầu hết các chủng C.perfringens bị diệt sau một vài phút ở 100oC, nhưng nha bào tồn tại hàng giờ khi đun sôi. Nha bào có thể tồn tại nhiều năm ở ngoài môi trường như thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi, đất và nước xung quanh chuồng nuôi.
2. Dịch tễ bệnh viêm ruột hoại tử trên gà
* Loài vật mắc
Thường mắc ở gà từ 2-6 tuần tuổi, phần lớn ở gà từ 2-5 tuần tuổi, đôi khi gặp ở gà hậu bị 3-6 tháng tuổi hoặc cá biệt mắc ở 12-16 tuần tuổi ghép với bệnh cầu trùng. Gà tây mắc ở 7-12 tuần tuổi đặc biệt ở đàn gà nhiễm giun và cầu trùng.
*Phương thức truyền lây: C.perfringens tìm thấy trong phân, đất, bụi, rác, chất độn chuồng, chất chứa đường ruột. Nhiều vụ viêm ruột hoại tử, thức ăn và chất thải nhiễm mầm bệnh là nguyên nhân làm lây lan bệnh.
*Cơ chế gây bệnh
Số lượng C.perfringens có thể phân lập được trong chất chứa đường tiêu hóa của gà bình thường. Việc điều chỉnh chế độ ăn có ảnh hưởng đến số lượng vi khuẩn C.perfringens trong đường tiêu hóa và việc xuất hiện bệnh viêm ruột hoại tử do C.perfringens được thúc đẩy bởi bản chất của khẩu phần ăn. Khẩu phần ăn có hàm lượng bột cá, bột mỳ và bột lúa mạch đen có thể làm bệnh viêm ruột hoại tử xảy ra trầm trọng. Khi khẩu phần ăn bột mỳ của gà được bổ sung chất xơ và các hợp chất carbonhydrate, bệnh tích của bệnh viêm ruột hoại tử giảm đi.
Tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa cũng là yếu tố thúc đẩy viêm ruột hoại tử, ngoài ra còn bị ảnh hưởng bởi chất độn chuồng nhiều xơ, gà mắc bệnh cầu trùng, môi trường chuồng nuôi, thức ăn nước uống có mầm bệnh C.perfringens. Tỷ lệ ngũ cốc (lúa mỳ, đại mạch, ngô) và protein không cân đối trong khẩu phần ăn cũng là nguyên nhân gây ra bệnh viêm ruột hoại tử.
Ở gà Tây, bệnh viêm ruột hoại tử liên quan chặt chẽ với bệnh cầu trùng, giun đũa và bệnh viêm ruột xuất huyết. Tính biệt cũng có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh, tỷ lệ mắc bệnh cao hơn rõ ràng ở đàn gà tây đực giống.
3. Triệu chứng của bệnh viêm ruột hoại tử
Mệt mỏi, giảm ăn, lười vận động, tiêu chảy (phân sẫm màu), xù lông. Triệu chứng lâm sàng biểu hiện trong thời gian ngắn, gia cầm thường chết đột ngột. Đàn gà từ 2-5 tuần tuổi thường chết từ 2-50%.
4. Bệnh tích của bệnh viêm ruột hoại tử
Bệnh tích đại thể ở phần ruột non, ruột thường bở, căng phồng chứa đầy hơi. Niêm mạc ruột có sọc bởi các lớp bựa màu xanh và vàng. Có thể quan sát thấy điểm xuất huyết. Gan bị viêm, sưng to, màu nâu vàng nhạt, có các điểm hoại tử, viêm túi mật.
Bệnh tích mẫu bệnh phẩm tại Đông Anh, Hà Nội: niêm mạc đường tiêu hóa có đám đỏ tấy, xuất huyết thành vệt, thành mảng. Nhiều trường hợp viêm thành vết loét, ổ loét hoặc đám loét phủ một lớp màng vàng ngà. Gan thâm hoặc vàng hơn bình thường, trên bề mặt gan có nhiều điểm lấm tấm hoại tử màu vàng; thận sưng to, biến màu, khó quan sát được các điểm hoại tử.
Bệnh tích vi thể đặc trưng bởi hiện tượng hoại tử nặng ở niêm mạc ruột, có nhiều mảng bám dính tơ huyết hoặc xơ, bám chặt vào niêm mạc ruột. Bệnh tích xuất hiện đầu tiên ở đầu các lông nhung có hiện tượng hoại tử đông vón. Vùng hoại tử được bao bọc bởi tế bào dị ái toan. Hoại tử có thể lan xuống lớp hạ niêm mạc và lớp cơ của ruột non. Một số lượng lớn vi khuẩn hình que được quan sát thấy gắn vào mảng bựa bao phủ.
5. Chẩn đoán bệnh viêm ruột hoại tử
- Chẩn đoán lâm sàng: dựa vào triệu chứng, bệnh tích đặc trưng của bệnh. Cần chẩn đoán phân biệt với bệnh cầu trùng và viêm ruột gây loét do vi khuẩn C.colinum gây nên (có bệnh tích loét ở ruột non, manh tràng và gan, trong khi bệnh do C.perfringens gây ra ở không tràng và hồi tràng).
- Chẩn đoán cận lâm sàng: Lấy mẫu là niêm mạc ruột, chất chứa trong ruột gửi về  trung tâm chẩn đoán xét nghiệm và kiểm nghiệm FiveLab cho kết quả nhanh, chính xác.
6. Phòng bệnh viêm ruột hoại tử
Thực hiện vệ sinh sạch chuồng trại sau mỗi lứa nuôi, định kỳ thay chất độn chuồng, luôn giữ cho chuồng sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát.
- Sử dụng các loại thức ăn đảm bảo chất lượng, không được thay đổi thức ăn đột ngột. Luôn giữ gìn vệ sinh thức ăn, nước uống.
- Thường xuyên sử dụng các loại men, axit hữu cơ bổ sung vào khẩu phần hoặc pha vào nước uống giúp đường tiêu hóa luôn khỏe mạnh: Five-Aci oil, Five-Orgamin hoặc Five-Orgacid, Five-Enzym, Five-Lacenzym (Cao tỏi), Five-Prozyme 5way, Five-Men sống, TW5-Men BHO,…
- Bồi bổ sức khỏe và nâng cao sức đề kháng của gia cầm, hạn chế stress bằng một trong các sản phẩm sau: Beta-Glucan.C, Five-Masol Forte, Five-Vitamin C, Five-Gluco.KC oral, B.comlex-K&C, Five-Bcomplex inj, Five-Điện giải-C.sủi, Five-Vit KC.Lyte, Five-Mix lyte,...
7. Điều trị bệnh viêm ruột hoại tử:
Khi bệnh xảy ra thực hiện các bước sau:
- Sử dụng một trong các kháng sinh đặc trị sau: Five-BMD Premix, Five-Amoxcin super, TW5-Amox.600, Five-AC.15, Five-Ampicon, Five-LincoSpec, Five-ColiSuper, Five-AmoxClav, Five-Oxytetra 50%,… Liều lượng, liệu trình theo khuyến cáo trên bao bì sản phẩm.

Trường hợp gà bệnh nặng có thể sử dụng một trong các sản phẩm sau để tiêm cho gà: Five-Gentoxcin, Five-Lincocin, Five-Licopectin,… tiêm theo liều khuyến cáo trên bao bì sản phẩm.
- Sử dụng các sản phẩm bổ trợ hỗ trợ sức khỏe cho đàn gà:
+ Sử dụng một trong các sản phẩm sau hỗ trợ đường tiêu hóa: Five-Prozyme 5way, Five-Enzym, Five-Lacenzym cao tỏi, Five-Men sống, TW5-Men BHO, Five-Men tiêu hoá,…
+ Bổ sung các vitamin và chất bổ trợ để tăng cường sức đề kháng: Five-Gluco.K&C, B.Comlex K&C, Five-B.Complex, Five-Điện giải-C.Sủi, Five-Vit KC.Lyte, Five-Masol, Five-Aminovit super, Beta Glucan C,… Liều lượng theo khuyến cáo trên bao bì sản phẩm, liệu trình 3-5 ngày.
Xem thêm:
Cách phân biệt bệnh cúm gia cầm và Newcastle trên gà
Tại sao đã sử dụng vắc xin rồi mà gà vẫn bị bệnh?
Giải pháp nâng cao sức khỏe đường ruột cho gia cầm
Cách phòng trị hội chứng hô hấp phức hợp trên gà hiệu quả
Chia sẻ :
Ý KIẾN PHẢN HỒI

BÀI VIẾT LIÊN QUAN