1. Xu hướng sử dụng thảo dược thay thế kháng sinh trong chăn nuôi
Việc sử dụng kháng sinh ở gia súc và gia cầm đã mang lại những lợi ích đáng kể trong việc kiểm soát dịch bệnh và thúc đẩy tăng trưởng vật nuôi. Tuy nhiên, tình trạng lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến sự bùng phát của vi khuẩn kháng thuốc. Theo các khảo sát, nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh hiện đã kháng lại các loại kháng sinh phổ biến và tỷ lệ kháng thuốc ở Việt Nam đang ở mức đáng lo ngại. Hậu quả là không chỉ sức khỏe vật nuôi bị ảnh hưởng, mà còn dẫn đến tồn dư kháng sinh trong thực phẩm, tiềm ẩn rủi ro cho người tiêu dùng.
Trước tình trạng này, xu hướng sử dụng thảo dược trong chăn nuôi đang ngày càng được ưa chuộng trên toàn thế giới. Các loại thảo dược không chỉ giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho vật nuôi mà còn góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, mang đến nguồn thực phẩm an toàn và lành mạnh hơn cho người tiêu dùng. Hãy cùng
Fivevet tìm hiểu về các loại thảo dược và ứng dụng của chúng trong thú y.
2. Giới thiệu chung về thảo dược
Thảo dược là các loại cây hoặc các bộ phận của cây chứa các hợp chất hoạt tính tự nhiên, dùng để hỗ trợ điều trị bệnh và cải thiện sức khỏe.
Chiết xuất thảo dược là sản phẩm được tạo ra từ việc chiết tách các hợp chất hoạt tính có trong thảo dược bằng các phương pháp kỹ thuật (như ngâm dung môi, chưng cất,...) giúp cô đặc và giữ lại các thành phần hoạt tính, làm tăng hiệu quả và ổn định của thảo dược, đồng thời giảm bớt các chất không cần thiết.
Các loại thảo dược chứa nhiều thành phần hoạt tính như alkaloid, saponin, terpenoid, tanin, phenol, flavonoid,... có vai trò quan trọng trong các chức năng sinh lý của động vật, bao gồm miễn dịch, chống oxy hóa, chống viêm, trao đổi chất và tăng trưởng,… Sử dụng thảo dược trong chăn nuôi đem lại lợi ích lâu dài, ít tác dụng phụ, không gây kháng thuốc và thân thiện với môi trường.
3. Tác dụng của thảo dược
3.1. Hoạt tính kháng khuẩn
Nhiều hoạt chất trong thảo dược có tác dụng diệt khuẩn tự nhiên, giúp hỗ trợ phòng ngừa và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Nhóm alkaloid với berberine (có trong cây hoàng liên và hoàng bá) có khả năng kháng khuẩn mạnh với E. coli và Salmonella. Flavonoid (quercetin và catechin trong trà xanh, hành tây, táo), Tanin (trong lá ổi, mimosa) cũng giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn, đặc biệt là những vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa. Hầu hết các tinh dầu đều có hoạt động kháng khuẩn, hiệu quả trong việc diệt khuẩn trên da và giảm viêm nhiễm. Ngoài ra, saponin trong nhân sâm và tam thất có thể phá hủy màng tế bào vi khuẩn, khiến chúng dễ bị tiêu diệt.

- Berberin trong Hoàng đằng có tác dụng trị tiêu chảy, lỵ amip, lỵ trực khuẩn, viêm ruột, tiêu hóa kém,…
- Allicin từ tỏi ức chế sự tăng sinh của vi khuẩn (Staphylococcus,Streptococcus, Salmonella…), vi rút bại liệt, cúm và một số loại nấm ở da.
- Conessin trong Mộc hoa trắng điều trị lỵ amip và tiêu chảy.

Vùng đường kính ức chế thu được bằng phương pháp khuếch tán đĩa giấy của Origanum heracleoticum, Cinnamomum verum, carvacrol, cinnamaldehyde đối với Salmonella Typhimurium ATCC 14028.
Cơ chế kháng khuẩn của thảo dược thường thông qua việc thay đổi tính thấm của màng tế bào, phá vỡ màng tế bào, làm biến tính protein và gây rối loạn quá trình trao đổi chất của vi khuẩn. Ngoài ra, thảo dược còn ức chế sự hấp thụ chất dinh dưỡng và tổng hợp DNA, RNA.

Nhờ vào sự đa dạng và hiệu quả của các hoạt chất kháng khuẩn này, thảo dược đã và đang trở thành một phương pháp tự nhiên hữu ích trong phòng và chống các bệnh nhiễm trùng cho vật nuôi. Các sản phẩm của Fivevet được bào chế từ thảo dược có tính kháng khuẩn như:
Five-Berin.H,
Five-Aci oil
3.2. Thảo dược có tác dụng kháng viêm
Các hợp chất phenols, terpenoids và flavonoids trong thảo dược có hoạt tính kháng viêm mạnh. Chúng làm giảm mức độ IL-1β, IL-6, và TNF-α (các cytokin gây viêm), ức chế tổng hợp prostaglandin (chất trung gian hóa học của quá trình viêm và cảm nhận đau) và ức chế các chất trung gian gây viêm như iNOS và PGE2..từ đó góp phần bảo vệ các mô khỏi tổn thương do viêm gây ra.

Nhờ tác dụng chống viêm hiệu quả, các thảo dược được ứng dụng rộng rãi trong bảo vệ gan cho vật nuôi, giúp cải thiện chức năng gan, từ đó nâng cao sức khỏe tổng thể, giúp vật nuôi chống lại bệnh tật và điều kiện môi trường khắc nghiệt, mang lại lợi ích lâu dài, tạo điều kiện cho vật nuôi phát triển mạnh mẽ và đạt hiệu suất chăn nuôi tối ưu.
- Actiso: chứa nhiều polyphenol, flavonoid, và cynarin, giúp giảm viêm và bảo vệ tế bào gan. Actiso cũng hỗ trợ đào thải độc tố, giúp gan khỏe mạnh và giảm viêm trong cơ thể.
- Kế sữa: Silymarin trong cây kế sữa nổi tiếng với khả năng bảo vệ và tái tạo tế bào gan, đồng thời có đặc tính chống viêm mạnh, giúp giảm viêm gan và các tổn thương tế bào.
- Diệp hạ châu: chứa phyllanthin và hypophyllanthin – các hoạt chất chống viêm và bảo vệ gan. Diệp hạ châu thường được dùng để giảm viêm nhiễm và hỗ trợ chức năng gan, đặc biệt là viêm gan siêu vi.
- Cam thảo: Glycyrrhizin và các flavonoid trong cam thảo là những chất chống viêm hiệu quả, giúp giảm viêm ở niêm mạc đường tiêu hóa, đường hô hấp và tăng cường khả năng miễn dịch.

Thảo dược tự nhiên giúp gan tôm, cá khỏe mạnh:
Five-Diệp Hạ Châu
3.3. Thảo dược có hoạt tính chống oxy hóa
Hoạt tính chống oxy hóa của thảo dược có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của vật nuôi và nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Các hợp chất chống oxy hóa trong thảo dược như flavonoid, polyphenol, vitamin C, và carotenoid giúp trung hòa các gốc tự do – những phân tử có thể gây tổn thương tế bào, làm suy giảm miễn dịch và ảnh hưởng đến hiệu suất sinh trưởng của vật nuôi.

Hoạt chất sinh học có khả năng chống oxy hóa của chi Senna (thuộc họ Fabaceae)
Một số thảo dược có hoạt tính chống oxy hóa mạnh bao gồm: trà xanh (catechin và EGCG), nghệ (curcumin), rau má (hợp chất phenolic), cây kế sữa (silymarin), quế (cinnamaldehyde), tỏi (allicin),… Những thảo dược này giúp giảm căng thẳng, chống stress oxy hóa, giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho vật nuôi đặc biệt trong thời tiết nắng nóng hoặc chế độ dinh dưỡng không cân đối,…
3.4. Tăng tính ngon miệng, hỗ trợ tiêu hóa
Các loại thảo dược có khả năng kích thích tăng tiết nước bọt, tăng tổng hợp acid mật,kích thích chức năng của các enzyme tuyến tụy (lipase, amylase và protease), làm tăng hoạt tính của enzyme tiêu hóa trong niêm mạc dạ dày từ đó giúp động vật chăn nuôi tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
3.5. Tăng cường sức đề kháng, cải thiện miễn dịch
Thảo mộc giàu flavonoid, vitamin C và carotenoid, tinh dầu giúp kích thích miễn dịch cải thiện hoạt động của tế bào lympho, đại thực bào và tế bào NK, từ đó tăng cường thực bào và kích thích tổng hợp interferon- một protein quan trọng giúp ngăn chặn sự phát triển của vi rút và tăng cường đáp ứng miễn dịch. Do đó, sử dụng thảo mộc trong khẩu phần ăn của vật nuôi có thể cải thiện sức đề kháng tự nhiên và giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm và nâng cao sức khỏe tổng thể của đàn vật nuôi.

Các loại thảo mộc làm thuốc phổ biến có đặc tính điều hòa miễn dịch
Nghiên cứu bổ sung Polysaccharides từ cam thảo (GPS) sau khi tiêm vắc xin bệnh Newcastle ở gà cho thấy: Khi bổ sung GPS ở các nồng độ khác nhau, hiệu quả của kháng thể ND-HI tăng lên. Điều này cho thấy GPS có thể tăng cường đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm vắc xin NDV ở gà (Yu Wu và cộng sự, 2022).
Phản ứng kháng thể sau tiêm chủng vắc xin NDV ở gà:

A) Nồng độ kháng thể HI trong huyết thanh (Log2) vào ngày thứ 7, 14, 21 và 28 sau khi tiêm vắc xin. (B) Nồng độ IgG và IgA đặc hiệu kháng nguyên trong huyết thanh từ các nhóm gà khác nhau vào ngày thứ 7, 14, 21 và 28 sau khi tiêm vắc xin.
*
P < 0,05, **
P < 0,01 và ***
P < 0,001, #
P < 0,05, ##
P < 0,01, ###
P < 0,001.
- Sản phẩm
Five-Anti virus: tác dụng kháng vi rút, tăng cường miễn dịch, hồi sức nhanh chóng.
-
Five-Hot Ginger: giúp làm ấm cơ thể, phòng bệnh hô hấp, giải độc nhanh chóng.
-
Beta-Glucan C tỏi: tăng cường hệ miễn dịch, kích thích tăng trưởng. Hỗ trợ phòng chống dịch bệnh đặc biệt các bệnh do vi rút gây ra.
3.6. Giảm khí thải từ vật nuôi và xử lý môi trường

Quá trình lên men trong dạ cỏ sinh ra methane và ammonia, gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường. Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh các hoạt chất như saponin, tannin và tinh dầu từ thảo dược (Yucca schidigera, dầu tỏi, cinnamaldehyde, eugenol, dầu hồi,...) có khả năng giảm phát thải methane và ammonia nhờ khả năng điều chỉnh quá trình lên men. Các chiết xuất thực vật khi vào dạ cỏ sẽ ức chế quá trình khử amin và sinh metan, dẫn đến giảm nồng độ amoniac, metan, axetat, tăng nồng độ propionat và butyrat.
Các nghiên cứu cho thấy mức giảm phát thải NH
3 dao động từ 20% đến 30% khi bổ sung khoảng 0,01% chiết xuất Yucca vào chế độ ăn uống (Amon và cộng sự, 1995; Colina và cộng sự, 2001; Panetta và cộng sự, 2006).
Trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản thâm canh, sự tích tụ các hợp chất nitơ vô cơ (NH
4 + , NH
3 , NO
2 − , HNO
2 và NO
3 − ) từ phân của các sinh vật thủy sinh, chất hữu cơ và thức ăn thừa gây ảnh hưởng đến sự sinh sản, tăng trưởng và sức đề kháng của cá đối với các điều kiện căng thẳng. Chiết xuất cây yucca, giàu polyphenolic, saponin steroid được chứng minh là giúp hấp thụ amoniac từ đó cải thiện hiệu suất tăng trưởng, sức khỏe và khả năng miễn dịch của động vật thủy sinh (Bilal Ahamad Paray và cộng sự, 2020).
Sản phẩm chiết xuất từ cây Yucca:
Five-Yucca Bio,
Five-Yucca Bio Super

Xem thêm: