BỘ LỌC TÌM KIẾM Click xem bộ lọc
Theo danh mục

7 BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN CÁ KOI

Ngày đăng: 22/07/2024

Cá Koi, loài cá cảnh nổi tiếng với vẻ đẹp rực rỡ và sự duyên dáng, không chỉ mang lại niềm vui cho người nuôi mà còn đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt. Trong quá trình nuôi, người chơi cá Koi cần đặc biệt lưu ý đến các bệnh phổ biến mà cá có thể gặp phải. Dưới đây, Fivevet sẽ đưa ra danh sách bảy bệnh thường gặp trên cá Koi để các bạn cùng tìm hiểu và phòng tránh.

Bệnh phổ biến trên cá Koi
1. Bệnh do trùng mỏ neo
Nguyên nhân gây bệnh là do ký sinh trùng Lernaea bám vào cá Koi gây ra bệnh. Trùng mỏ neo có vòng đời rất ngắn, chu kỳ phát triển và sinh sản nhanh, trứng của trùng mỏ neo gần như không bị tiêu diệt bởi các loại hóa chất thường thấy. Trùng mỏ neo hút máu và dinh dưỡng của cá Koi khiến cá gầy yếu, cơ thể bị tổn thương, lâu ngày dẫn tới chết cá.
Triệu chứng của cá Koi khi mắc trùng mỏ neo:
  • - Cá Koi thường cạ mình vào thành bể hoặc các vật dụng trong bể cá do ngứa ngáy.
  • - Bơi lờ đờ, kém ăn.
  • - Xuất hiện các vết thương trên thân cá, đồng thời khiến cá Koi tiết nhiều nhớt hơn tạo thành điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn và nấm xâm nhập gây ra bệnh kế phát.
  • - Trùng mỏ neo ký sinh ở miệng cá có thể khiến miệng cá sưng, khó ăn, bỏ ăn.

Cá Koi bị trùng mỏ neo
Cách điều trị trùng mỏ neo ở cá Koi:
  • - Dùng Five-Ivertin.100 Oral xử lý nước bể, trước khi xử lý cần thay 20% lượng nước. Lặp lại sau 3 ngày.
  • - Có thể bắt cá lên dùng nhíp nhổ trùng mỏ neo đang bám trên thân cá. Sau đó xử lý lại vết thương bằng Hado-PVP Iodine.
2. Bệnh rận nước:
Rận nước hay rận cá là một trong những bệnh thường gặp ở cá cảnh. Rận cá ký sinh trên cá cảnh, hút máu và chất dinh dưỡng, đồng thời lan truyền vi khuẩn và virus gây nhiễm trùng cho cá. Điểm đặc biệt của rận nước là sau khi bám vào cá sẽ tiết ra chất thu hút những con rận nước khác đến.
Nguyên nhân của bệnh rận nước:
  • - Môi trường ao, bể cá Koi bị ô nhiễm nặng.
  • - Lây lan từ cá Koi mới thả do chưa cách ly, xử lý đúng tiêu chuẩn.
  • - Từ nguồn thức ăn tươi sống không qua xử lý, nguồn thức ăn không sạch hoặc rửa thức ăn bằng nước có rận.
Triệu chứng khi cá Koi bị rận nước ký sinh:
  • - Cá bơi lờ đờ, chậm chạp, ăn kém hoặc bỏ ăn.
  • - Cá bị ngứa nên hay cạ mình vào thành bể hoặc các vật dụng trong bể.
  • - Trên thân, mang và vây cá có đốm màu nâu đen, nhìn rõ bằng mắt thường.
  • - Hình thành các vết loét do rận tấn công. Vết loét có thể gây nhiễm trùng nếu không được xử lý kịp thời.
Phương pháp xử lý khi gặp bệnh:
  • - Cách ly cá bệnh khỏi ao, bể nuôi.
  • - Dùng nhíp gắp hết rận cá ra khỏi cá. Sau đó dùng Hado-PVP Iodine xử lý vết thương liên tục trong 3-5 ngày.
  • - Thay nước ao, bể nuôi cá, mỗi lần thay 20%. Xử lý môi trường bằng Five-Ivertin.100 Oral hoặc Five-GaeClean Aqua 20. Mỗi lần thay nước và xử lý môi trường cách nhau 3 ngày, xử lý ít nhất 2 lần. 

Thuốc xử lý môi trường cho cá
3. Bệnh do sán:
Bệnh do sán lá đơn chủ gây ra, thường ký sinh ở mang. Ngoài ra, sán cũng ký sinh ở trên da, vây cá.
Nguyên nhân gây bệnh:
  • - Nguồn nước trong ao, bể nuôi cá kém chất lượng, ô nhiễm.
  • - Hàm lượng chất hữu cơ, khí độc cao, hàm lượng oxy thấp.
  • - Mật độ thả cá dày.
Dấu hiệu nhận biết cá nhiễm sán:
  • - Cá bị ngứa ngày, thường cạ mình vào thành bể hoặc nhảy lên khỏi mặt nước.
  • - Bơi xiêu vẹo, không thẳng.
  • - Cá tiết nhớt nhiều hơn bình thường.
Xử lý khi gặp bệnh:
  • - Cách ly riêng cá bị sán.
  • - Trộn Five-Pantel cho cá Koi ăn liên tục 3-5 ngày.
4. Bệnh xù vảy:
Xù vảy là bệnh thường gặp ở cá Koi do nhiều nguyên nhân gây ra, với triệu chứng vảy cá xù xì, bụng sưng phồng, biến động màu sắc và hoa văn.
Nguyên nhân gây bệnh:
  • - Cá Koi đột ngột bị mắc bệnh: Do hệ miễn dịch suy giảm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây chảy máu bên trong.
  • - Xù vảy diễn ra từ từ: Ký sinh trùng tấn công hoặc cá Koi có khối u đang phát triển.
  • - Môi trường nước ô nhiễm, thức ăn thiếu chất dinh dưỡng hoặc chất lượng kém.
  • - Cá Koi bị căng thẳng, chức năng thận bị suy giảm do ký sinh trùng xâm nhập vào trong nội tạng.
Xử lý khi gặp bệnh:
  • - Trộn Five-Pantel cho cá ăn liên tục 3-5 ngày.
​5. Bệnh nấm thủy mi:
Bệnh do Saprolegnia Fungus gây ra trên cá Koi. Nấm thủy mi xuất hiện hình dạng bông gòn màu trắng ở trên cơ thể cá Koi.

Bệnh nấm thủy mi
Nguyên nhân gây ra tình trạng nấm thủy mi:
  • - Mật độ nuôi dày, hàm lượng chất hữu cơ trong bể nuôi cao.
  • - Cá Koi chịu tổn thương trước đó: do vận chuyển, va chạm, bị ký sinh trùng,… Tạo thành các vết thương hở. Các vết thương này là điều kiện lý tưởng cho nấm thủy mi phát triển.
  • - Bị stress do thay đổi môi trường sống đột ngột.
Khi cá mắc bệnh sẽ có một số biểu hiện cụ thể như sau:
  • - Xuất hiện các vùng trắng hoặc xám với cá sợi nấm nhỏ, mềm bám xung quanh.
  • - Sợi nấm phát triển thành búi nấm, màu trắng, nhìn thấy bằng mắt thường.
  • - Cá bơi lờ đờ, tuột nhớt, đỏ mình khi bệnh trở nặng.
Điều trị khi cá mắc bệnh:
  • - Cách ly cá bệnh ra khỏi bể cá,
  • - Tăng sục khí oxy, tăng nhiệt độ nước lên 30-32⁰C để diệt nấm.
  • - Tắm cho cá bệnh bằng Five-Bronopol.
  • - Sau 2 ngày tắm lại cho cá bệnh 1 lần nữa. Nếu cá lành bệnh thì thả lại bể.
  • - Đối với bể nuôi: cần thay 30% nước, đồng thời sử dụng Five-Bronopol xử lý nước để tránh mầm bệnh còn trong bể.   
​6. Bệnh nấm mang:
Bệnh nấm mang là dạng bệnh nguy hiểm nhất trên cá Koi. Khi cá mắc bệnh không phát hiện và điều trị kịp, khả năng tử vong là rất cao, thậm chí có thể lây chéo sang cá khỏe dẫn đến chết hàng loạt.
Bệnh do nấm thuộc giống Branchiomyces gây ra. Loại nấm này được tìm thấy ở các  mảnh vụn hữu cơ trong hồ cá Koi.

Cá bị nấm mang
Nguyên nhân gây ra bệnh:
  • - Hồ cá Koi bị nhiễm khuẩn do không lọc nước thường xuyên hoặc bộ lọc nước kém chất lượng.
  • - Thức ăn dư thừa quá nhiều.
  • - Thời điểm giao mùa, từ xuân sang hè và từ thu sang đông, là thời điểm thời tiết thích hợp cho nấm phát triển nhanh khiến cá Koi dễ nhiễm bệnh.
Triệu chứng của cá Koi nhiễm nấm mang:
  • - Cá bỏ ăn, bơi lờ đờ.
  • - Cá hô hấp khó khăn, có xu hướng bơi về những điểm nhiều oxy.
  • - Mang xuất hiện đốm đỏ, đốm trắng và tiết nhiều dịch nhờn.
  • - Trường hợp bị nặng, mang cá có hiện tượng thiếu máu cục bộ, rách và bị ăn mòn, một số phiến mang bị bong tróc.
Xử lý khi gặp bệnh:
  • - Cách ly những con cá bị bệnh ra khỏi bể cá.
  • - Thả cá bệnh sang một bể dành riêng, tăng nhiệt độ của bể lên trên 28⁰C. Sau đó dùng Five-Bronopol xử lý bệnh cho cá, lặp lại xử lý sau 2 ngày.
  • - Đối với bể nuôi cá: Dùng Five-Bronopol xử lý nước bể, thay 30% nước. Lặp lại quy trình sau 2 ngày.
7. Bệnh thối đuôi:
Bệnh thối đuôi trên cá Koi thường do vi khuẩn Myxcobacteria hoặc nấm gây ra. Thối đuôi là tình trạng phần đuôi cá Koi bị sứt sẹo, sưng viêm, cơ thịt bị hoại tử và thối rữa.
Nguyên nhân gây bệnh:
  • - Môi trường nuôi bị ô nhiễm, thức ăn thừa nhiều.
  • - Mật độ nuôi dày.
  • - Đuôi cá bị tổn thương do ngoại vật.
Dấu hiệu nhận biết:
  • - Phần đuôi cá Koi bị sưng viêm, sứt sẹo, bong tróc.
  • - Cơ thịt phần đuôi thối rữa, chảy máu, rỉ máu, hoại tử nếu trường hợp nhiễm bệnh nặng.
  • - Đuôi cá sung huyết, vây xòe rộng.

Cá bị thối đuôi
Cá bị thối đuôi
Điều trị khi gặp bệnh:
  • - Cách ly cá bệnh ra khỏi bể nuôi.
  • - Dùng Five-Oxy Aqua tắm cho cá với liều 100g/5m3 nước. Sau 24h, thay 30% nước rồi dùng thuốc lại lần nữa.
Xem thêm:
Chia sẻ :
Ý KIẾN PHẢN HỒI

BÀI VIẾT LIÊN QUAN