1. Giới thiệu chung về bệnh dịch tả lợn cổ điển
Bệnh dịch tả lợn cổ điển (Classical Swine Fever - CSF) là một bệnh nhiễm trùng với khả năng lây lan rất nhanh, đặc biệt nguy hiểm đối với loài lợn. Tùy thuộc vào mức độ độc lực của vi rút, độ tuổi và thời gian nhiễm bệnh, mức độ biểu hiện bệnh sẽ khác nhau ở mỗi cá thể. Vi rút tác động lên nhiều cơ quan, trong đó có hệ tiêu hóa, dẫn đến các tổn thương nghiêm trọng, đặc biệt là tình trạng tiêu chảy kéo dài do loét ruột.
Lưu ý: Vi rút gây bệnh dịch tả lợn cổ điển thuộc giống Pestivirus, họ Flaviridae, và chỉ lây nhiễm ở loài lợn.
Dịch tả lợn cổ điển không phân biệt độ tuổi, từ lợn con đến lợn trưởng thành, đều có nguy cơ mắc bệnh với tỉ lệ cao. Không có vùng dịch cố định theo địa lý hay mùa vụ, bệnh có thể bùng phát quanh năm. Bệnh có thể xuất hiện dưới nhiều dạng: cấp tính, bán cấp, mãn tính và thậm chí là thể ẩn. Đặc biệt, lợn nái mang vi rút thể ẩn là một nguy cơ dịch tễ nghiêm trọng.

Lợn thường nhiễm vi rút CSFV qua đường miệng và mũi. Sau thời gian ủ bệnh từ 3 đến 8 ngày, các dấu hiệu ban đầu bao gồm sốt cao (trên 40°C), cơ thể suy yếu, chán ăn, nghiến răng, viêm kết mạc, và giảm số lượng bạch cầu. Triệu chứng tiến triển bao gồm táo bón, tiếp theo là tiêu chảy với phân có mùi hôi đặc trưng.
Bệnh dịch tả lợn cổ điển thường gây hiện tượng sung huyết dưới da hoặc da tím tái nhưng không có dấu hiệu lâm sàng điển hình, khiến việc chẩn đoán trở nên phức tạp. Trong một số trường hợp, bệnh này dễ bị nhầm với dịch tả lợn châu Phi, phó thương hàn, bệnh tụ huyết trùng, viêm phổi do Actinobacillus và Haemophillus suis, hoặc các bệnh do vi rút PCV2 và hội chứng PRRS gây ra.
2. Ý nghĩa của việc kiểm tra kháng thể CSF
a. Với những trại chưa tiêm phòng vắc xin CSF
Kết quả kháng thể Dương tính ở lợn chưa tiêm phòng vắc xin, đồng thời lợn có các đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng của bệnh dịch tả lợn được xác định là Lợn đang bị mắc bệnh Dịch tả lợn. Vì vậy việc định kỳ kiểm tra kháng thể CSF có ý nghĩa chẩn đoán bệnh.
b. Với những trại đã tiêm phòng vắc xin CSF
Ngoài mục đích chẩn đoán bệnh, phương pháp phát hiện kháng thể bằng phương pháp trung hòa trên tế bào (NPLA) còn có ý nghĩa đánh giá hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng vắc xin CSF.
>>> Tham khảo vắc xin phòng bệnh CSF của Fivevet:
Five-CSF
Kiểm tra kháng thể sau khi tiêm phòng vắc xin CSF là bước quan trọng để xác định hiệu quả của phản ứng miễn dịch. Quá trình này giúp xác định xem kháng thể có đạt mức bảo hộ cần thiết hay không, và độ đồng đều của kháng thể trong toàn đàn lợn. Đồng thời, thông qua kiểm tra này, chúng ta có thể đánh giá chất lượng vắc xin đã sử dụng và tính chuẩn xác của kỹ thuật tiêm phòng, đảm bảo đàn vật nuôi được bảo vệ tốt nhất khỏi nguy cơ mắc bệnh dịch tả lợn cổ điển.
Định lượng kháng thể CSF bằng phương pháp NPLA
NPLA (Neutralising Peroxidase - Linked Assay) là phương pháp trung hòa kháng thể dịch tả lợn trên môi trường tế bào.
Ưu điểm của phương pháp: Định lượng được hàm lượng kháng thể và đánh giá được kháng thể có bảo hộ được hay không.
Nhược điểm của phương pháp: Yêu cầu kĩ thuật cao, chi phí đầu tư cơ sở vật chất – thiết bị máy móc cao. Thời gian có kết quả lâu hơn và chi phí xét nghiệm cáo hơn phương pháp ELISA.
Các bước tiến hành phản ứng NPLA:
Huyết thanh cần xét nghiệm đầu tiên phải được bất hoạt ở 56°C trong 30 phút. Mẫu huyết thanh được quản ở tủ ≤ -20°C trong thời gian dài, bảo quản 2 – 8
0C trong vài ngày.
Mẫu huyết thanh được pha loãng theo cơ số 2:

Hướng dẫn pha loãng mẫu huyết thanh từ nồng độ 1/2 đến 1/4096 như sau:
(Nồng độ pha loãng mẫu có thể thay đổi tùy theo mục đích kiểm tra)
- Nhỏ 50 µl môi trường MEM vào các giếng.
- Nhỏ 50 µl mẫu huyết thanh cần kiểm tra vào cột 1.
- Trộn đều, chuyển 50 µl từ cột 1 sang cột 2, trộn đều, chuyển 50 µl từ cột 2 sang cột 3, tiếp tục như vậy cho đến cột 12, hút bỏ 50 µl.
- Cho 50 µl vi rút dịch tả lợn cổ điển ở nồng độ 200 TCID
50/ 50 µl được pha trong môi trường MEM có chứa 5 % FBS vào tất cả các giếng.
- Ủ đĩa trong tủ ấm ở 37°C trong 1 giờ.
- Cho 100 µl 3 x 10
4 tế bào PK 15/ml pha trong môi trường MEM có chứa 5 % FBS vào tất cả các giếng.
- Vi rút dịch tả lợn cổ điển ở nồng độ 200 TCID
50/ 50 µl phải được chuẩn độ lại và ủ cùng với đĩa trung hoà.
- Ủ đĩa trong tủ ấm ở 37 °C và 5% CO
2 trong 3 ngày đến 4 ngày.
- Cố định tế bào:
- Đổ bỏ môi trường nuôi trong đĩa và rửa đĩa từ 2-3 lần bằng dung dịch đệm PBS có chứa 1% Tween 80 (200 µl/giếng).
- Thêm 100 µl dung dịch cố định (PBS với 1% Tween 20, 10% formaline, 1% NP 40) vào mỗi giếng.
- Ủ ở nhiệt độ phòng trong 30 phút.
- Rửa sau cố định: rửa đĩa 3 lần bằng PBS có 1% Tween 80 để loại bỏ các chất cố định dư thừa.
- Xử lý với kháng thể đơn dòng:
- Thêm 50 µl kháng thể đơn dòng chống dịch tả lợn, đã pha loãng sẵn trong dung dịch PBS theo hướng dẫn của nhà sản xuất, vào mỗi giếng.
- Ủ ở 37 °C trong 30 phút để cho phép kháng thể gắn kết.
- Rửa sau xử lý kháng thể: rửa đĩa 3 lần bằng PBS có 1% Tween 80 để loại bỏ kháng thể không gắn kết.
- Cho 50 µl cơ chất ACE vào mỗi giếng, ủ ở nhiệt độ phòng từ 15 đến 30 phút.
Đọc kết quả
Dùng kính hiển vi soi ngược để quan sát đĩa xét nghiệm.
Nếu nguyên sinh chất của tế bào có màu đỏ đậm (do nhuộm ACE), điều này cho thấy không có kháng thể.
Nếu nguyên sinh chất không bắt màu, điều đó có nghĩa là có sự hiện diện của kháng thể.

Điều kiện để chấp nhận kết quả:
Một xét nghiệm được xem là hợp lệ và kết quả được chấp nhận khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Mẫu đối chứng huyết thanh âm tính: Hiệu giá phải nhỏ hơn 1/8.
- Mẫu đối chứng huyết thanh dương tính: Hiệu giá phải tương đương với giá trị đã biết, sai lệch không quá ±1 độ pha loãng.
- Hiệu giá chuẩn độ vi rút (200 TCID50): Phải nằm trong khoảng log10 từ 1,5 đến 2,5.
Mẫu huyết thanh được coi là dương tính nếu nồng độ trung hòa vi rút đạt từ 1/8 trở lên. Các mẫu có kết quả dương tính khi xét nghiệm lặp lại cũng được xác nhận là dương tính.

3. Lựa chọn thời điểm tiêm vắc xin CSF phù hợp
Theo Pachariyanon & các cộng sự (J.Thai.Vet.Med):
Hàm lượng kháng thể mẹ truyền SN ≥ [1:32] (tương đương 5log
2) tại thời điểm tiêm phòng sẽ ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng miễn dịch.
Vì vậy, nên chọn thời điểm tiêm phòng cho heo con khi kháng thể mẹ truyền nhỏ hơn 5log
2 (không làm trung hoà vắc-xin) và ≥ 3log
2 (vẫn còn bảo hộ).

4. SN TEST – Khuyến cáo chương trình lấy mẫu huyết thanh và đánh giá hiệu quả tiêm phòng
Chương trình SN TEST trên đàn heo được khuyến cáo:
- Nọc và hậu bị (đực/cái),
- Heo nái theo lứa đẻ (lứa 1-2-3, lứa 4-5-6, nái >6 lứa)
- Heo con theo mẹ ở các nhóm tuần tuổi: 1, 3, 5 tuần,
- Heo sau khi tiêm phòng: 8, 12, 16, 20 tuần tuổi.
Lưu ý: Mỗi nhóm heo lấy ít nhất 5-10 mẫu.
Có 2 thông số để dựa vào phân tích kết quả:
- GMT: giá trị trung bình (tuỳ thuộc vào nhóm heo),
- CV (%): độ biến thiên (tốt nhất nếu CV<30%).
5. Kết luận
Kiểm soát bệnh CSF có vai trò rất quan trọng trong tình hình thực tế hiện nay. Sử dụng vắc-xin phải có tính an toàn cao và đảm bảo đánh giá được khả năng bảo hộ sau tiêm phòng, là hai việc rất quan trọng và không thể tách rời.
Ngoài ra, cần chú trọng nâng cao sức đề kháng của đàn bằng cách tiêm phòng các bệnh quan trọng khác, đặc biệt là PRRS và PCV2, để tối ưu hóa hiệu quả miễn dịch. Quản lý tốt quá trình cho heo con bú sữa đầu và thực hiện kiểm tra kháng thể trước khi tiêm phòng sẽ giúp xác định thời điểm tiêm hợp lý, đảm bảo hiệu quả bảo vệ cao nhất cho đàn.
- Hãy liên hệ FiveLab theo số hotline 0377 499 555 - 0822 120 555 để được tư vấn, lấy mẫu định lượng kháng thể CSF nhanh chóng, kịp thời.
- FIVELAB là Trung tâm Chẩn đoán Xét nghiệm và Kiểm nghiệm Thú y Trung Ương 5, trực thuộc Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung Ương 5 (FIVEVET).
- FIVELAB với sứ mệnh "Vì sức khỏe vật nuôi", Fivelab với phương châm: KỊP THỜI - CHÍNH XÁC - TẬN TÂM - BẢO MẬT - TRÁCH NHIỆM mang dịch vụ tốt nhất đến Quý đối tác, khách hàng.
- FiveLab tự hào là một trong số ít đơn vị có:
- Làm việc 24/7.
- Phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn AN TOÀN SINH HỌC CẤP III, đạt tiêu chuẩn ISO 17025.
Xem thêm: