Kháng kháng sinh trong chăn nuôi không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi mà còn có thể lan truyền qua chuỗi thực phẩm, từ đó ảnh hưởng đến con người. Vi khuẩn kháng thuốc có thể tồn tại trong thịt, sữa, và các sản phẩm từ động vật, sau đó xâm nhập vào cơ thể người khi tiêu thụ. Điều này làm giảm hiệu quả của các loại kháng sinh, khiến việc điều trị bệnh trở nên khó khăn và tốn kém hơn. Hãy cùng
Fivevet tìm hiểu về các biện pháp để phòng ngừa vấn đề này
Đề phòng Kháng kháng sinh trong chăn nuôi
1. Kháng sinh là gì?
Kháng sinh là những chất tự nhiên, tổng hợp hoặc bán tổng hợp có nguồn gốc từ vi sinh vật. Chúng có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh bằng cách thay đổi hình dạng, ngăn cản quá trình tổng hợp protein, và ức chế sự hình thành vách tế bào của vi khuẩn.
Cơ chế tác dụng của kháng sinh:
- - Ức chế tổng hợp vách tế bào: Một số kháng sinh như β-lactam và vancomycin can thiệp vào quá trình xây dựng vách tế bào vi khuẩn.
- - Ức chế chức năng màng: Kháng sinh như Polymyxin gây rối loạn chức năng màng tế bào vi khuẩn, làm mất khả năng thẩm thấu chọn lọc.
- - Ức chế tổng hợp axit nucleic:
- + Tác động vào sao chép ADN: Các kháng sinh thuộc nhóm quinolon.
- + Ức chế sao mã ARN: Rifampicin là một ví dụ.
- + Ức chế tổng hợp các nucleotid: Sulfamid và trimethoprim can thiệp vào quá trình này.
2. Hiện tượng kháng kháng sinh là gì?
Kháng kháng sinh xảy ra khi vi khuẩn hoặc mầm bệnh không bị tiêu diệt bởi kháng sinh, tiếp tục sống sót và sinh sản các thế hệ mới không nhạy cảm với một hoặc nhiều loại kháng sinh.
Nguyên nhân của hiện tượng kháng kháng sinh:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kháng kháng sinh, bao gồm:
- - Sử dụng kháng sinh bừa bãi và không đúng cách.
- - Không tuân thủ liều lượng và thời gian điều trị quy định.
- - Lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi để kích thích tăng trưởng.
3. Các biện pháp hạn chế hiện tượng kháng kháng sinh:
- - Sử dụng kháng sinh trong phòng và điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm: Kháng sinh được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi để điều trị và phòng bệnh cho gia súc, gia cầm phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam, và phải theo đơn của bác sĩ thú y có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật Thú y. Việc sử dụng kháng sinh cần tuân theo các nguyên tắc sau:
- - Không sử dụng kháng sinh khi không có nhiễm khuẩn.
- - Chỉ sử dụng để phòng nhiễm trùng khi đã chứng minh được hiệu quả.
- - Tránh sử dụng kháng sinh phổ rộng hoặc kháng sinh thế hệ mới nếu kháng sinh phổ hẹp hoặc thế hệ cũ vẫn còn hiệu quả.
- - Luôn cập nhật thông tin về tình hình dịch tễ và khả năng nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn.
- - Sử dụng đúng liều lượng, đường cấp và liệu trình theo hướng dẫn.
- - Không tự ý kết hợp nhiều loại kháng sinh khi không cần thiết.
- - Lên kế hoạch xoay vòng và luân chuyển việc sử dụng kháng sinh.
- - Thực hiện kiểm tra kháng sinh đồ để xác định mức độ nhạy cảm và phát hiện sự đề kháng của vi khuẩn đối với kháng sinh.
Các sản phẩm có tác dụng chống nhờn kháng sinh ví dụ như
Five-AmoxClav 4:1;
Five-AmoxClav 8:1,
Five-AmoxClav LA,
Five-Ceftribac. Một số sản phẩm nổi bật của Fivevet:
TW5-Doxyl 750,
TW5-Amox.600,
Five-Tylvasin,
Five-Tulaket,…