BỘ LỌC TÌM KIẾM Click xem bộ lọc
Theo danh mục

KHÁNG SINH ĐỒ & GIẢI PHÁP HẠN CHẾ SỰ KHÁNG THUỐC HIỆU QUẢ TRONG THÚ Y

Ngày đăng: 02/07/2024

1. Định nghĩa kháng sinh đồ
Kháng sinh đồ là phương pháp xác định mức độ nhạy cảm của vi khuẩn gây bệnh với các kháng sinh thử nghiệm, từ đó phát hiện sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn.
Khi đã xác định được loại kháng sinh nhạy cảm và mức độ nhạy cảm của vi khuẩn gây bệnh, có thể lựa chọn kháng sinh phù hợp cho phác đồ điều trị, giúp tránh việc lạm dụng thuốc kháng sinh.
2. Đối tượng thực hiện kháng sinh đồ:
  • - Trường hợp vật nuôi có nguy cơ kháng thuốc kháng sinh và nghi ngờ nhiễm khuẩn.
  • - Trường hợp vi khuẩn đã nhờn thuốc, cần phải kết hợp nhiều loại kháng sinh cùng một lúc hoặc phải dùng kháng sinh mạnh hơn.
3. Phương pháp kháng sinh đồ:
3.1 - Lấy mẫu bệnh phẩm:

- Mẫu bệnh phẩm được thu thập từ các cơ quan nơi vi khuẩn phát triển gây nhiễm khuẩn ở vật nuôi. Các mẫu thường bao gồm máu, đờm, dịch mũi, dịch hầu họng và dịch não tủy. 
- Sau khi thu thập, các mẫu này sẽ được nuôi cấy trong nhiều môi trường khác nhau để vi khuẩn phát triển. Từ đó, vi khuẩn sẽ được phân lập trên môi trường nuôi cấy thích hợp để thực hiện kháng sinh đồ. 
3.2 - Các phương pháp kháng sinh đồ:
Tại Fivelab, phương pháp định tính khoanh giấy kháng sinh khuếch tán trong thạch (Kirby Bauer) thường được sử dụng để xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn với các loại kháng sinh khác nhau.
Các bước thực hiện kỹ thuật khuếch tán kháng sinh trong thạch:
  • - Lấy mẫu bệnh phẩm và nuôi cấy trên đĩa thạch chứa môi trường dinh dưỡng đặc biệt để vi khuẩn gây bệnh phát triển.
  • - Phân lập và định danh dòng thuần vi khuẩn gây bệnh.
  • - Trải một lượng vi khuẩn thích hợp lên đĩa thạch, đặt các đĩa kháng sinh (những mảnh giấy tròn tẩm kháng sinh với hàm lượng nhất định) lên đĩa thạch.
  • - Ủ đĩa thạch ở nhiệt độ 35 - 37°C.
  • - Sau 24 - 48 giờ, đọc kết quả: kháng sinh từ khoanh giấy khuếch tán ra môi trường thạch và ức chế sự phát triển của vi khuẩn, tạo thành vùng ức chế trên bề mặt đĩa thạch. Dựa vào đường kính của vùng ức chế, xác định độ nhạy cảm và độ kháng thuốc của vi khuẩn. Đường kính vùng ức chế tỷ lệ thuận với mức độ nhạy cảm.
  • - Đọc kết quả:
+ Có vòng vô khuẩn: vi khuẩn nhạy với kháng sinh, đo đường kính và đưa ra kết luận:
  • - Kháng sinh nhạy với vi khuẩn gây bệnh
  • - Trung gian
  • - Vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh
+ Không có vòng vô khuẩn: vi khuẩn kháng kháng sinh.
Từ kết quả kháng sinh đồ, lựa chọn các loại kháng sinh có độ nhạy cao để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Hình ảnh: Kĩ thuật khoanh giấy kháng sinh khuếch tán
4. Ý nghĩa của kháng sinh đồ:
  • - Xác định và định danh vi khuẩn gây bệnh: Kháng sinh đồ giúp nhận diện chính xác loại vi khuẩn gây bệnh và đánh giá mức độ nhạy cảm của chúng với các loại kháng sinh.
  • - Lựa chọn kháng sinh hiệu quả: Giúp lựa chọn kháng sinh tối ưu và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân, giảm thiểu việc lạm dụng thuốc kháng sinh và ngăn ngừa tình trạng kháng thuốc.
  • - Cung cấp thông tin dịch tễ học: Thu thập dữ liệu về sự đề kháng của vi khuẩn đối với các kháng sinh hiện có, giúp xây dựng hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong việc điều trị bệnh khi chưa có kết quả của kháng sinh đồ.
Tài liệu tham khảo:
  1. Dược lý thú y – Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội
  2. Giáo trình thực hành vi sinh vật học-Khoa Y-Đại Học Quốc Gia HCM
Xem thêm: Phương pháp xét nghiệm bệnh cúm gia cầm
 

 

Chia sẻ :
Ý KIẾN PHẢN HỒI

BÀI VIẾT LIÊN QUAN