BỘ LỌC TÌM KIẾM Click xem bộ lọc
Theo danh mục

BỆNH THỐI MANG TRÊN CÁ: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ

Ngày đăng: 14/10/2024

Bệnh thối mang là một trong những bệnh nguy hiểm, có nguy cơ gây chết hàng loạt, ảnh hưởng đến kinh tế của hộ chăn nuôi. Hãy cùng Fivevet tìm hiểu về căn bệnh này để biết cách phòng tránh và xử lý.
1. Nguyên nhân gây bệnh:
Bệnh thối mang hay còn được gọi là bệnh mang đóng bùn do vi khuẩn dạng sợi Myxococcus piscicolas gây ra. Vi khuẩn này thuộc họ Myxococcacaeae, bộ Myxococcales, lớp Deltaproteobacteria, ngành Proteobacteria. Vi khuẩn có kích thước 0,8 x 2-2,4µm, cá biệt có trường hợp dài đến 37µm, dạng hình sợi, mềm, dễ uốn cong, hai đầu tròn, thường hơi cong, có lúc thành nửa hình tròn, dạng chữ U.
Vi khuẩn Myxococcus piscicolas gây bệnh trên nhiều loài cá nước ngọt như cá trắm cỏ, cá mè hoa,… có trọng lượng từ 100g trở lên. Tỷ lệ gây chết của bệnh đạt 50-70%.
Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân, đầu hè, mùa thu do vi khuẩn Myxococcus piscicolas phát triển mạnh ở mức 25-35oC, pH= 6,5-7,5. Vi khuẩn Myxococcus piscicolas chịu ảnh hưởng lớn của nhiệt độ, nhiệt độ càng cao thì tốc độ phát triển càng giảm, ở 65oC, vi khuẩn bị tiêu diệt trong 1 phút.
Bệnh xuất hiện ở lồng bè nuôi mật độ cao, ở các ao nuôi dư thừa mùn bã hữu cơ, ao nuôi đang thiếu oxy hòa tan trường kỳ.
>>> Xem: Men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản
2. Dấu hiệu bệnh lý:
- Cá bệnh có dấu hiệu bơi tách đàn, lờ đờ trên mặt nước, giảm ăn hoặc bỏ ăn.
- Da cá trở nên sẫm màu.
- Tơ mang cá bị ăn mòn, rách nát, xuất huyết, thối rữa đồng thời dính bùn trên bề mặt tơ mang.
- Bề mặt nắp mang bị xuất huyết, ăn mòn và có hình dạng không bình thường.
- Mổ khám thấy cơ quan nội tạng dính với khoang bụng cá, quan sát thấy các tơ huyết trong khoang bụng.

Mang của cá nhiễm bệnh bị thối
3. Phòng và điều trị khi gặp bệnh
a) Phòng bệnh:
- Dọn dẹp sạch sẽ ao nuôi trước khi nuôi, bao gồm tát cạn, khử trùng ao nuôi bằng vôi bột, diệt tạp, khử trùng lưới và dụng cụ trong dung dịch sát trùng chuyên dụng. Việc vệ sinh sạch sẽ ao nuôi sẽ giúp kìm hãm các tác nhân gây bệnh tồn dư trong ao nuôi.
- Mua giống ở trung tâm uy tín, có đảm bảo chất lượng. Kiểm tra kỹ chất lượng con giống trước khi mua, tránh trường hợp con giống mang sẵn mầm bệnh.
- Mật độ thả cá cần phù hợp, đáp ứng như cầu của người nuôi nhưng cũng cần đáp ứng điều kiện của ao nuôi. Không nên thả cá quá dày, dễ gây bệnh cho cá, nhưng cũng không nên thả quá thưa gây lãng phí diện tích ao.
- Cho cá ăn đúng giờ, quan sát cá ăn để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp với tốc độ ăn của cá. Không nên cho cá ăn quá dư thừa, dễ gây ô nhiễm ao nuôi.
- Không sử dụng các thức ăn có độ dinh dưỡng quá thấp so với nhu cầu của cá, dễ khiến cá bỏ ăn, lãng phí thức ăn hoặc ăn nhưng tốc độ lớn chậm, kéo dài thời gian nuôi, gây thiệt hại kinh tế.
- Định kỳ xử lý nước ao bằng các sản phẩm sát trùng: Five-BKC.80, Five-BKG Aqua,… sau đó gây lại men vi sinh bằng Five-Bazym. Việc này đảm bảo môi trường ao sạch sẽ, hạn chế tác nhân gây bệnh trong quá trình nuôi.
- Bổ sung thêm các sản phẩm men tiêu hóa, bổ gan thận: Five-Polybacter, Five-Prozyme 5way, Five-Bogama ginseng, Five-Orgacid TS,… cho cá ăn nhằm giúp cá tiêu hóa tốt, tăng tốc độ lớn, tăng khả năng miễn dịch.
- Bổ sung thêm Five-Vitamin C.TS để chống sốc khi thời tiết thay đổi.
- Theo dõi, kiểm tra cá thường xuyên để kịp xử lý khi ao cá gặp vấn đề.
b) Điều trị:
- Loại bỏ cá yếu ra khỏi môi trường ao.
- Sát trùng ao nuôi bằng Five-BKG Aqua, Five-BKC.80,… 2 lần, mỗi lần cách nhau 2-3 ngày.
- Cho cá ăn Five-Doxy Gold + Five-Costrimfort trong 5-7 ngày liên tục.
- Sử dụng men vi sinh Five-Bazym gây lại vi sinh cho môi trường ao nuôi sau 5 ngày, đảm bảo môi trường ao ổn định.

Sản phẩm thuốc dùng cho thủy sản

 

Chia sẻ :
Ý KIẾN PHẢN HỒI

BÀI VIẾT LIÊN QUAN