Cá chuối, hay còn gọi là cá quả, đang được nuôi nhiều trong thời gian gần đây do tốc độ phát triển nhanh, giá trị dinh dưỡng cao. Kỹ thuật nuôi cá chuối không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm, nhưng để đạt hiệu quả cao, người nuôi cần chú ý đến việc chọn giống, quản lý môi trường nước và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bài viết này,
sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản và kinh nghiệm thực tiễn để nuôi cá chuối một cách hiệu quả và bền vững.
1. Giới thiệu chung:
- Cá chuối hay cá chuối hoa là một loài thuộc họ cá quả, thường được nuôi ở miền Bắc do đặc tính thích nghi tốt với nhiều điều kiện khí hậu.
- Cá chuối hoa trên thân có nhiều vân đen, màu hơn vàng đen, có đuôi dài, săn chắc. Nếu là giống cá nhập từ Trung Quốc sẽ có đặc điểm: thân tròn, cục mịch, đầu dài, màu đen đặc,….
- Cá chuối là loài cá dữ, có thể ăn động vật nhỏ cũng như thức ăn tươi sống.
- Cá chuối thích nghi tốt với môi trường sống có mực nước sâu trên 1m, diện tích nuôi rộng:
- Các điều kiện môi trường thích hợp cho cá chuối phát triển:
+ Nhiệt độ: từ 20-30oC, nhiệt độ dưới 15oC có thể gây chết cá.
+ pH: từ 7-8,5.
+ Độ mặn: cá chuối sống được ở môi trường lợ, mặn <5‰.
+ Hàm lượng oxy hòa tan (DO): cá chuối có cơ quan hô hấp phụ nên có thể sống ở môi trường có hàm lượng oxy thấp, nhưng vẫn yêu cầu DO > 3mg/lít.
- Mùa vụ sinh sản của cá chuối thường từ tháng 4-7 hàng năm. Hiện nay, cá chuối đã có thể cho sinh sản nhân tạo.
- Ở miền Bắc hiện nay có 3 mô hình nuôi cá chuối phổ biến là: nuôi trong ao đất, nuôi trong bể xi măng và nuôi trong vèo.
2. Kỹ thuật nuôi cá chuối ở miền Bắc:
a) Chuẩn bị
* Nuôi trong ao:
- Diện tích ao không nên quá rộng, quá rộng sẽ khó quản lý và xử lý môi trường. Thường ao chỉ nên đạt khoảng 1.000m
2.
- Độ sâu của ao nên từ 1,5-2m.
- Các yêu cầu khác:
+ Gần nguồn nước sạch, dễ thay nước.
+ Bờ ao chắc chắn, không bị sạt lở.
+ Có hệ thống cấp thoát nước hoàn chỉnh.
- Chuẩn bị ao nuôi:
+ Nạo vét đáy bùn, với ao mới đào có thể cấp nước ra vào để rửa phèn.
+ Vệ sinh, sửa sang lại ao nuôi.
+ Bón vôi: 7-10kg/100m
2 ao, sau đó phơi đáy ao 2-3 ngày.
+ Lấy nước vào ao, xử lý nước ao bằng thuốc sát trùng
Five-BKC.80, sau đó gây màu cho ao bằng men vi sinh
Five-Bazym.
* Nuôi trong bể xi măng:
- Bể nuôi được nên được xây nửa nổi nửa chìm để giảm chi phí:
+ Diện tích: khoảng từ 20-60m2 tùy nhu cầu nuôi và diện tích xây bể.
+ Tường gạch nên cao: 0,8-1m.
+ Phía trong khoảng 0,5m phía trên tường gạch nên lát xi măng trơn để cá không nhảy được và không làm cá bị thương.
+ Đáy lát xi măng trơn, nghiêng 3-5 độ để dễ thay nước.
- Đối với bể xi măng thì trước khi nuôi người nuôi cần vệ sinh sạch sẽ bể, sau đó lấy nước vào để thả cá.
- Bể nuôi có ưu điểm: dễ quản lý, chăm sóc, phòng bệnh, thay nước, thu hoạch. Ngoài ra, thời gian nuôi cũng ngắn hơn, cá lớn nhanh, sinh trưởng tốt.
* Nuôi trong vèo:
- Vèo được cắm trong ao đất, diện tích thường từ 10-30m
2, độ sâu khoảng 1,5-2,5m.
- Cần đóng cọc chắc chắn, đáy vèo cách đáy ao 0,5m.
- Trước khi thả cá, cần xử lý môi trường ao đang đặt vèo, tương tự như chuẩn bị ao đất.
- Ưu điểm của nuôi vèo:
+ Có thể nuôi với mật độ cao.
+ Dễ quản lý và chăm sóc.
+ Cá không bị cọ xát với đáy ao, ít bị hao hụt, ít bệnh.