Trùng mỏ neo đang là một trong những bệnh xuất hiện thường xuyên nhất trong thời gian gần đây, gây ra những thiệt hại cho người nuôi do làm giảm tốc độ lớn, khiến miễn dịch của động vật thủy sản giảm,… Ở bài viết này,
Fivevet sẽ đưa ra các tác nhân gây bệnh để bà con hiểu và chủ động phòng tránh bệnh.
1. Tác nhân gây bệnh:
Tác nhân gây bệnh chủ yếu là ký sinh trùng thuộc ngành giáp xác có tên là
Lernaea (gọi chung là trùng mỏ neo) có hình dạng tương đối giống mỏ neo, dài thẳng, bám chắc vào thân cá, kích thước trung bình khoảng từ 6-12mm.
Bệnh do trùng mỏ neo gây ra
2. Chu kỳ phát triển:
- Chu kỳ phát triển của trùng mỏ neo phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ, thưởng khoảng nhiệt độ thích hợp cho trùng mỏ neo phát triển là từ 20-33
oC.
- Trứng của trùng mỏ neo nở sau 1-3 ngày ở nhiệt độ 20-25
oC, nhiệt độ càng thấp trứng càng lâu nở, ở nhiệt độ dưới 7
oC thì trứng ngừng nở. Ở giai đoạn này, do đặc thù của lớp vỏ trứng dẫn đến trứng của trùng mỏ neo khó bị tiêu diệt bởi các loại sát trùng thông thường, do vậy người nuôi cần cân đối thời gian trứng nở để xử lý môi trường thêm 1 lần nữa để tránh việc tái phát bệnh.
- Từ giai đoạn
Nauplius1 đến giai đoạn
Metanauplius1, trùng mỏ neo cần 3 ngày ở nhiệt độ 25
oC, nhiệt độ càng cao thì tốc độ lột xác trưởng thành càng nhanh (ở 30
oC chỉ còn cần 2 ngày), ngược lại nhiệt độ thấp thì tốc độ lột xác cũng chậm lại (ở 20
oC cần tới 5 ngày).
- Từ giai đoạn
Metanauplius1 đến
Metanauplius5 (giai đoạn trưởng thành) thì trùng mỏ neo cần khoảng 3-4 ngày ở nhiệt độ 20-27
oC.
- Trùng mỏ neo trưởng thành có thể sống tự do nhưng cần bám để lấy thức ăn, nếu không sẽ không thể lột xác và chết.
- Trùng mỏ neo trưởng thành có thể sinh sản, thường trùng mỏ neo đực sau giao phối sẽ chết sau 1 ngày, trùng mỏ neo cái sau giao phối bắt đầu bám vào cá cho đến khi chết.
- Trùng mỏ neo sinh sản ở nhiệt độ từ 12-33
oC, vượt quá sẽ dễ gây chết, mỗi con trùng mỏ neo cái thường sinh sản 7-10 túi trứng trong 20-28 ngày tùy vào nhiệt độ (thích hợp nhất là từ 20-25
oC).
- Tuổi thọ trung bình của trùng mỏ neo thường là 20 ngày, có thể kéo dài hơn theo nhiệt độ, càng thấp tuổi thọ của trùng mỏ neo càng dài. Cá biệt có thể ký sinh trên cơ thể cá qua đông, đến khi ấm áp mới bắt đầu sính sản, nên tuổi thọ đôi khi đạt tới 5-7 tháng.
3. Một số loài thường gặp:
- Lernaea lophia: Chủ yếu ký sính trên vây, da, khoang miệng của cá mè trắng, mè hoa.
- Lernaea ctenopharyngodontis: Chủ yếu ký sinh trên da cá trắm. Đây là dạng được gặp thường xuyên nhất trong ao nuôi thủy sản.
- Lernaea cyprinacea: Thường ký sinh trên da, mắt của cá chép, cá diếc, cá mè, cá quả.
4. Dấu hiệu bệnh lý:
- Cá giảm ăn nhanh chóng, tốc độ ăn và lượng ăn đều giảm.
- Có dấu hiệu bị ngứa, thường cọ mình vào thành ao hoặc đáy ao, có thể gây ra tình trạng đục ao. Điển hình có thể thấy tần suất cá nhảy lên khỏi mặt nước tương đối dày.
- Khi cho ăn hoặc khi bắt cá lên cũng có thể quan sát bằng mắt thường thấy trùng mỏ neo bám trên thân, rõ ràng nhất là ở trên bụng.
- Một số trường hợp bị trùng mỏ neo bám ở mang chỉ có thể quan sát qua kính hiển vi.