BỘ LỌC TÌM KIẾM Click xem bộ lọc
Theo danh mục

BỆNH U NANG ĐƯỜNG RUỘT TRÊN CÁ CHÉP

Ngày đăng: 11/09/2024

Bệnh u nang đường ruột là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến ảnh hưởng đến cá chép, đặc biệt là trong môi trường nuôi ao hoặc bể. Bệnh này gây ra bởi sự hình thành của các u nang chứa dịch trong ruột cá, làm cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe đàn cá và duy trì chất lượng nguồn nước. Hãy cùng Fivevet tìm hiểu về căn bệnh này.

Bệnh u nang đường ruột trên cá chép
1. Nguyên nhân gây bệnh:
Tác nhân gây bệnh u nang đường ruột chính bào tử sợi Thelohanelluskitauei. Bào tử sợi thường bám trên mang, vây, da và ở nội tạng của cá chép gây ra tình trạng khó hô hấp, tắc ruột. Ở các ao nuôi ghép, bào tử sợi chỉ gây bệnh cho cá chép, không gây bệnh cho cá khác, chỉ ghi nhận trường hợp bào tử sợi gây bệnh trên cá trôi ở Bangladesh.
Kết quả nghiên cứu của Học viện Nông Nghiệp Việt Nam năm 2017 cho thấy, ở Hải Dương, tỷ lệ cá chép nuôi bị bệnh u nang do bào tử sợi chiếm 30 – 40%, ở các ao nuôi không khử trùng có nguy cơ bị bệnh cao gấp 4 lần. Cùng với bệnh kênh mang do sán lá ruột, KHV do virus Herpesvirus và SVC do Rhabdovirus gây ra đang là các loại bệnh gây thiệt hại lớn cho người nuôi cá chép.
Bào tử sợi Thelohanelluskitauei có khả năng chống chịu cao, tồn tại lâu trong môi trường tự nhiên. Cụ thể, bào tử  sợi có thể tồn tại tới 2 năm trong ao nuôi cá chép nhiễm bệnh sau khi ao nuôi được tát cạn, phơi đáy ao và khử trùng bằng vôi bột (Rhee và cs. 1990). Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc phòng và trị bệnh này trên cá chép chưa đạt hiệu quả tốt.

Cá chép bị u nang đường ruột
2. Triệu chứng khi xảy ra bệnh:
Cá chép bị bệnh có biểu hiện bên ngoài tương đối rõ ràng: đen thân, bụng chướng to, nổi vật vờ, dạt bờ, quẫy mạnh và nhảy lên khỏi mặt nước. Đây là các triệu chứng tương đối rõ ràng, rất dễ phân biệt với bệnh khác trên cá chép.
Khi mổ khám cá chép bệnh thấy có hiện tượng tích nước ở các nội quan, ruột chứa nhiều khối u bã đậu làm cho thành ruột  mỏng, tích dịch dạng thạch lỏng trong ruột, các cơ quan, nội tạng khác bị sưng hoặc hoại tử. Các khối u bã đậu hay còn gọi là bào nang được hình thành sau khi bào tử sợi nhiễm vào cá chép, phát triển xâm lấn, dần thay thế và phá hủy mô ruột của cá. Quá trình này cũng làm xuất hiện các triệu chứng, bệnh tích điển hình trên cá nhiễm bệnh.

Các biểu hiện nhiễm bệnh u nang đường ruột ở cá chép
Bào nang chỉ xuất hiện trên ruột cá chép mà không xuất hiện ở các cơ quan khác. Số lượng bào nang trong ruột cá chép nhiễm bệnh dao động từ 7-35 bào nang, trung bình đạt khoảng 16 bào nang/cá, cá biệt có trường hợp có 92 bào nang/cá. Kích thước bào nang cũng dao động từ 0,4-3,6cm x 0,2-2,9cm, kích thước của bào tử sợi cũng tăng dần theo thời gian nhiễm, bào nang kích thước lớn nhất được ghi nhận có đường kính đạt 4,2cm. Bào nang trong đường ruột cá chép có kích thước lớn hơn bào nang của các loài bào tử sợi ký sinh trong mang cá chép.
3. Phòng và điều trị:
a) Phòng bệnh:
Nghiên cứu cho thấy bệnh u nang đường ruột có tỷ lệ nhiễm tăng gấp 4 lần ở các ao nuôi không khử trùng thường xuyên. Vì vậy, để phòng bệnh, cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh tập trung:
- Tát cạn, phơi đáy, hút bùn, bón vôi cho ao nuôi kỹ càng trước khi nuôi. 
- Định kỳ khử trùng ao nuôi bằng Five-BKC.80,Five-BKG Aqua,Five-Ivertin.100 Oral,…
- Ngoài ra, có thể định kỳ cho cá ăn các sản phẩm phòng trị ký sinh trùng như Five-Alben.100 Oral,Five-Pantel,….

Sản phẩm khử trùng ao nuôi cho cá
b) Trị bệnh:
Khi xảy ra bệnh, có thể điều trị bệnh theo phác đồ sau:
- Đối với cá to>1kgP, có thể cho ăn Five-Ivertin.100 Oral, liên tục trong 3-5 ngày, sau đó xử lý môi trường lại bằng Five-BKC.80 hoặc Five-Ivertin.100 Oral.
- Đối với cá nhỏ<1kgP, có thể cho ăn Five-Alben kết hợp với Five-Pantel trong 3-7 ngày, đồng thời xử lý môi trường lại bằng Five-BKC.80 hoặc Fie-Ivertin.100 Oral.
Xem thêm:

 

 

 

Chia sẻ :
Ý KIẾN PHẢN HỒI

BÀI VIẾT LIÊN QUAN