BỘ LỌC TÌM KIẾM Click xem bộ lọc
Theo danh mục

TỔNG QUAN VỀ KHÁNG SINH NHÓM BETA-LACTAM TRONG THÚ Y

Ngày đăng: 16/08/2024

Năm 1928, trong khi kiểm tra các đĩa nuôi cấy chứa vi khuẩn, nhà khoa học Alexander Fleming (Anh) phát hiện hiện tượng khác thường: nấm xuất hiện trên đĩa thạch và phát triển thành các tảng nấm, xung quanh tảng nấm này có một vòng mà vi khuẩn không phát triển. Ông kết luận rằng, nấm này đã tạo 1 chất tiêu diệt các vi khuẩn; và ông đặt tên cho chất này penicillin (dựa theo tên loại nấm Penicillium notatum tạo ra nó). Từ đó đến nay, các kháng sinh thuộc nhóm Beta-lactam được tìm thấy, phát triển nhờ sinh tổng hợp, bán tổng hợp và tổng hợp toàn phần; trở thành nhóm kháng sinh lớn nhất được sử dụng trên người và thú y. Không những vậy, Beta-lactam thường là lựa chọn ưu tiên để điều trị cho các đối tượng suy giảm miễn dịch nặng và thú mang thai. Bài viết này Fivevet sẽ cùng các bạn tìm hiểu rõ hơn về nhóm kháng sinh này.

Tổng quan nhóm kháng sinh Beta-lactam
1. Định nghĩa kháng sinh nhóm Beta-lactam:
Nhóm Beta-lactam là một họ kháng sinh rất lớn và đa dạng, bao gồm những kháng sinh có cấu trúc hóa học đặc trưng bởi vòng Beta-lactam. Khi vòng Beta-lactam kết hợp với các cấu trúc vòng khác, chúng sẽ tạo ra các phân nhóm lớn như Penicillin, Cephalosporin và các loại Beta-lactam khác.

Cấu trúc khung của các Penicilin và các Cephalosporin
2. Cơ chế tác dụng chung:
Beta-lactam là nhóm kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp vách tế bào từ đó làm ly giải, biến dạng vi khuẩn.
- Gram (+): Thành phần chính của vách tế bào Gram (+) là peptidoglycan. Các β-lactam ức chế D-alanin-transpeptidase – một enzyme cần thiết tổng hợp peptidoglycan và hoat hóa Murein hydrolase – một enzyme xúc tác thủy phân peptidoglycan, do đó ức chế quá trình tổng hợp peptidoglycan.
- Gram (-): Thành tế bào có lớp peptidoglycan mỏng và nằm dưới lớp Lipoprotein, kháng sinh sẽ đi qua các kênh Porin để ly giải lớp Peptidoglycan ở dưới.
3. Tác dụng chung của kháng sinh nhóm Beta-lactam:
Kháng sinh nhóm Beta-lactam thường được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn Gam (+) và Gram (-) như: viêm phổi, viêm da, viêm khớp, viêm móng, viêm vú, viêm tử cung gây sốt sữa, mất sữa, tụ huyết trùng, các bệnh nhiễm khuẩn kế phát tai xanh; đặc trị E. Coli ghép, bại huyết, CRD, CCRD, ORT,…
4. Đặc điểm của các nhóm kháng sinh họ Beta-lactam:
a) Nhóm Penicilin:

* Phân loại, phổ tác dụng:
Phân loại Phổ tác dụng Kháng penicillinase Kháng dịch vị (uống được) Kháng sinh điển hình
Penicilin tự nhiên Phổ hẹp: nhiều vi khuẩn Gram (+) và rất ít Gram (-) Không Không Penicillin G
Penicilin kháng penicillinase Phổ rộng hơn Pen G nhưng hẹp hơn Pen A Khá bền vững Có (trừ methicillin) Methicillin, Oxacillin,
Penicilin phổ rộng (Pen A) Phổ rộng:
Gram (+) và Gram (-)
Không Amoxicillin, Ampicillin
Penicilin kháng Pseudomonas Tương tự Pen A, thêm Pseudomonas Không Không Ticarcillin, Piperacillin
Chất kháng Penicillinase Kháng khuẩn rất yếu, dùng kết hợp với Pen A Acid clavulanic (dạng muối Kali), Sulbactam
Bảng 1: Bảng phân loại các nhóm Penicilin
* Dược động học:
- Hấp thu:
+ Các kháng sinh bị mất hoạt tính bởi dịch vị thì phải sử dụng đường tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, tiêm dưới da.  Ví dụ: Penicillin G.
+ Các kháng sinh bền với dịch vị có thể sử dụng đường uống. Ví dụ: Amoxicillin, Ampicillin, …
- Phân bố: Penicillin phân bố và cho nồng độ có hiệu quả lâm sàng ở hầu hết các mô ngoại trừ hệ thần kinh trung ương, xương, tuyến tiền liệt và mắt.
- Chuyển hóa, thải trừ: Chủ yếu được bài tiết dưới dạng không đổi qua nước tiểu bằng cách lọc ở cầu thận và bài tiết tích cực ở ống thận. Phần còn lại được chuyển hóa ở gan thành dẫn xuất axit penicilloic có xu hướng gây dị ứng.
* Tác dụng phụ và độc tính:
Phản ứng dị ứng với penicillin (phát ban da, phù mạch và sốc phản vệ) có thể xảy ra ở động vật, đặc biệt là gia súc. Cơ chế: Penicillin (hapten) gắn với Protein huyết thanh tạo thành kháng nguyên => kích hoạt hệ thống miễn dịch gây các phản ứng dị ứng.
Việc sử dụng penicillin phổ rộng có thể dẫn đến bội nhiễm và rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra sau khi dùng Ampicillin qua đường uống.
* Một vài sản phẩm Fivevet có thành phần là các Penicillin: Five-Penicillin-G, Five-Aamox.20@LA, TW5-Amox.600 siêu tan.

Các sản phẩm có chứa thành phần là các Penicillin
b) Nhóm Cephalosporin:
* Phân loại: Dựa vào phổ kháng khuẩn:
- Các cephalosporin thế hệ I: Cephalexin, ….
- Các cephalosporin thế hệ II: Cefuroxime, …
- Các cephalosporin thế hệ III: Cefotaxim, Ceftiofur, Ceftriaxone,...
- Các cephalosporin thế hệ IV: Cefquinome,
* Phổ tác dụng:
Thế hệ Gram (+) Gram (-) Vi khuẩn kị khí Khả năng đề kháng Beta-lactamase
I +++ + +/- +/-
II + ++ ++ +
III + +++
(Pseudomonas)
+ +++
IV + +++
(Pseudomonas)
+/- ++++
Bảng 2: Phổ tác dụng của các thế hệ nhóm Cephalosporin
* Dược động học:
- Hấp thu: Hầu hết các cephalosporin không ổn định trong axit dạ dày và phải dùng qua đường tiêm truyền. Cephalexin và cefixime ổn định trong môi trường axit dịch vị nên được sử dụng qua đường uống.
- Phân bố: Cephalosporin được phân bố vào dịch ngoại bào và thâm nhập vào các mô của cơ thể ngoại trừ dịch não tủy (Trừ thế hệ III, IV qua được hàng rào máu não, đặc biệt khi viêm).
- Chuyển hóa: Một số cephalosporin (ví dụ: Cephalothin, Ceftiofur, Cefotaxime, …) bị chuyển hóa chủ yếu ở gan tạo ra chất chuyển hóa có hoạt tính kém hơn nhiều. Ngoại trừ Ceftiofur chuyển hóa thành một số chất chuyển hóa có hoạt tính.
- Thải trừ: Thời gian bán thải trong huyết tương của cephalosporin khá khác nhau. Hầu hết các cephalosporin được đào thải nhanh chóng qua thận.
* Tác dụng phụ và độc tính:
- Thường gặp là phản ứng dị ứng: nếu bị dị ứng với Penicillin thì thường dị ứng chéo với Cephalosporin.
*Một số sản phẩm công ty có thành phần là các Cephalosporin: Five-Celexin, TW5-Ceftifor Inj, Five-Cefquinome, Five-Cefmasti LC,…

Các sản phẩm có chứa thành phần là các Cephalosporin
5. Các đặc điểm PK/PD (dược động học/dược lực học) và PAE (hiệu ứng hậu kháng sinh):
Nhóm Beta-lactam cho thấy chúng là các kháng sinh phụ thuộc vào thời gian (time-dependent bactericidal activity). Điều này có nghĩa là hiệu quả diệt khuẩn chủ yếu phụ thuộc vào thời gian mà vi khuẩn tiếp xúc với kháng sinh, hơn là nồng độ thuốc trong máu. Các kháng sinh trong nhóm này đạt hiệu quả điều trị tối ưu khi nồng độ thuốc đạt khoảng 4 lần MIC. Tăng nồng độ thuốc cao hơn mức này không cải thiện thêm khả năng diệt khuẩn. Vì vậy, %fT/MIC là chỉ số tối ưu để đánh giá hiệu quả điều trị của nhóm này.
Ví dụ: thông số PK/PD của các nhóm kháng sinh beta-lactam để có hiệu quả điều trị:
+ Penicillin: %fT/MIC ≥ 50-60
+ Cephalosporin: %fT/MIC ≥ 60-70
Mục tiêu điều trị trên có thể đạt được bằng cách kéo dài thời gian truyền thuốc, rút ngắn khoảng cách đưa liều hoặc thiết kế công thức thuốc giải phóng kéo dài.
(Chú thích: %fT/MIC: tỉ lệ phần trăm thời gian có thuốc có nồng độ trên MIC so với thời gian thuốc trong cơ thể)

Hình: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ vi khuẩn còn lại trên thời gian
- PAE (hiệu ứng hậu kháng sinh): là khả năng diệt khuẩn kéo dài của một kháng sinh sau khi thuốc đã được loại ra khỏi môi trường in vitro, biểu thị ở khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn đó sau khi nồng độ thuốc đã giảm xuống dưới MIC. 
Beta-lactam là một kháng sinh phụ thuộc thời gian có tác dụng PAE ngắn hoặc hầu như không có.
- Do đó khỉ sử dụng kháng sinh beta-lactam cần lưu ý:
+ Tối ưu hóa thời gian điều trị kháng sinh.
+ Tuân thủ đúng khoảng cách liều và số lần dùng thuốc trong ngày.
+ Tăng liều không làm tăng tác dụng mà còn làm tăng tác dụng phụ.
+ Cân nhắc tiêm truyền liên tục hoặc tiêm truyền kéo dài nếu điều kiện cho phép.
6. Sự phối hợp của kháng sinh nhóm Beta-lactam:
* Beta-lactam + chất ức chế betalactamase: Vi khuẩn sinh ra đề kháng bằng cách tiết ra các β-lactamase. Các chất ức chế β-lactamase có hoạt tính kháng khuẩn yếu nhưng có thể ức chế không hồi phục enzyme này khiến cho enzyme không thể hoạt động để kháng lại kháng sinh. Do vậy khi kết hợp Beta-lactam với chất ức chế β-lactamase sẽ tăng hoạt tính, mở rộng phổ kháng khuẩn.
Ví dụ: Amoxicillin + Kali clavulanate. Có trong các sản phẩm: Five-AmoxClav, Five-AmoxClav 8:1

Sản phẩm có sự kết hợp giữa Amoxcillin và Kali Clavulanate
Beta-lactam + Polypeptid:
Ví dụ: Amoxicilin + Colistin, Ampicillin + Colistin
>>>> Xem: Tổng quan về kháng sinh và nguyên tắc phối hợp kháng sinh
* Beta-lactam + Aminoglycoside: Aminoglycoside là kháng sinh diệt khuẩn bằng các ức chế tổng hợp Protein vi khuẩn Do đó khi kết hợp với Beta-lactam (ức chế tổng hợp vách làm ly giải tế bào vi khuẩn) giúp tăng tính thấm của kháng sinh vào trong vi khuẩn => tăng tác dụng diệt khuẩn.
Ví dụ: ampicillin + kanamycin, amoxicillin + gentamicin, cefotaxime + gentamicin. Có trong các sản phẩm: Five-Amox.Genta, Five-Ampi.Kana, Ceta-Gen Couple.

Sản phẩm có sự phối hợp của Beta-lactam và Aminoglycoside
* Beta-lactam + giảm đau hạ sốt chống viêm Nsaids: Combo Cef-Ke-Sal Forte, Combo 3 in 1 Cef-Ke-Sal (Cefkesal).

Sản phẩm phối hợp Beta-lactam + Giảm đau hạ sốt chống viêm Nsaids
7. Sử dụng trên động vật đặc biệt:
- Trên động vật mang thai: Các nghiên cứu trên động vật phòng thí nghiệm không có bất kỳ bằng chứng nào về tác dụng gây quái thai, gây độc trên bào thai và gây độc và ảnh hưởng đến sinh sản của động vật giống cái. Do đó có thể beta-lactam an toàn sử dụng trên động vật mang thai và chuẩn bị sinh sản.
- Trên đối tượng suy giảm miễn dịch nặng; con non, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện; động vật nhỏ (gia cầm, chim): beta-lactam được ưu tiên sử dụng.
- Trên bò sữa: ưu tiên sử dụng do beta-lactam có thời gian bán thải ngắn, thuốc nhanh được đào thải khỏi cơ thể.
Xem thêm:
 


 

 
Chia sẻ :
Ý KIẾN PHẢN HỒI

BÀI VIẾT LIÊN QUAN