Trong lĩnh vực thú y, Chymotrypsin được ứng dụng nhiều trong việc tiêm viêm,
cho vật nuôi. Hãy cùng
Chymotrypsin được điều chế bằng cách hoạt hóa chymotrypsinogen chiết xuất từ tụy bò. Chymotrypsinogen không hoạt động, tuy nhiên được kích hoạt thông qua sự phân cắt do trypsin gây ra.
Chymotrypsin có 245 gốc acid amin và 5 các cặp liên kết disulfua tạo thành chuỗi polypeptide đơn có khối lượng phân tử khoảng 24000 tương đương trọng lượng phân tử là 25-28 kDa.
2. Nguyên nhân gây viêm và vai trò của chymotrypsin trong điều trị viêm và chống phù nề:
* Nguyên nhân:
Khi cơ thể bị tổn thương như rách da, bầm dập dẫn đến các mạch máu bị tổn thương. Lúc này các mạch máu co lại, kích thích hình thành các sợi fibrine có vai trò bao bọc hình thành cục máu đông.
Sau khi tổn thương kéo dài được 24 giờ, các yếu tố tăng trưởng và cytokine gây viêm. Thêm vào đó, sự gia tăng mạnh nồng độ α1-antitrypsin và α2-macroglobulin làm cho sự phân hủy fibrine giảm làm cho quá trình viêm diễn ra mạnh hơn, làm vết thương lâu lành hơn.
* Vai trò của Chymotrypsin:
Chymotrypsin ngăn chặn và phân hủy sự hình thành các sợi fibrine từ đó ức chế quá trình đông máu và ngăn chặn hình thành viêm, tránh các vết máu bầm, đồng thời làm tiêu nhầy, loãng đờm trong các xoang, đường hô hấp của động vật.
Nhờ ngăn chặn hình thành các cục máu đông, làm tăng vi tuần hoàn trong mô bị viêm, từ đó thúc đẩy quá trình mau lành vết thương, phục hồi nhanh sau phẫu thuật ở vật nuôi.
Ngoài ra, chymotrypsin còn được kết hợp để điều trị các trường hợp viêm như viêm vú bò, viêm khớp ở lợn, trâu, bò, dê,…
3. Ứng dụng của chymotrypsin kết hợp trypsin trong thú y:
Từ lâu, chymotrypsin đã được sử dụng trong việc kháng viêm và giảm phù nề. Để tăng hiệu quả, chymotrypsin thường được kết hợp với trypsin, một enzyme tiêu hóa quan trọng có trong ruột non hoặc được tổng hợp từ nấm, thực vật, vi khuẩn, và tuyến tụy của vật nuôi.
>>> Xem thêm:
Phân biệt Probiotics, Prebiotics và Enzyme tiêu hóa
Hơn nữa, chymotrypsin còn có tác dụng hỗ trợ giảm bài tiết trong hệ hô hấp, nguyên nhân chính gây ra các bệnh viêm đường hô hấp và tiêu hóa. Enzyme này cũng giúp làm long đờm và điều trị một số bệnh liên quan đến hô hấp.
Bên cạnh đó, chymotrypsin còn được biết đến với tác dụng hỗ trợ giảm bài tiết hô hấp – nguyên nhân chính dẫn tới các bệnh lý viêm đường hô hấp và viêm đường tiêu hóa. Ngoài ra, nó còn giúp long đờm và điều trị một số bệnh về hô hấp khác.
Việc kết hợp chymotrypsin và trypsin trong điều trị còn được chứng minh đẩy nhanh quá trình chữa lành các vết thương, đồng thời cũng làm giảm cơn đau trong quá trình chữa lành.
Một số công dụng của thuốc chứa
hoạt chất chymotrypsin và trypsin trong điều trị bệnh ở vật nuôi, gia súc, gia cầm.
- - Điều trị viêm như viêm vú ở bò, viêm khớp ở lợn, bò, dê,…thường được bào chế dưới dạng hỗn dịch bơm vú, hỗn dịch tiêm hay thuốc uống.
Công dụng của Chymotrypsin trong điều trị bệnh
- - Điều trị tan máu bầm ở gà đá, chống sưng tấy, phù nề ở các loại thú cưng sau khi phẫu thuật:
Hình ảnh gà đá và các loại thú cưng bị chấn thương
- - Làm loãng và giảm bài tiết các dịch, chất nhầy đường hô hấp trong các bệnh: hen, viêm phế quản, viêm phổi, viêm xoang mũi.
4. Phạm vi bảo quản và sử dụng thuốc:
Chymotrypsin thường được sử dụng qua đường uống hoặc tiêm. Đối với vật nuôi, thuốc này thường được hòa tan trong nước để cho uống. Tuy nhiên, liều lượng cụ thể có thể thay đổi tùy theo từng loại thuốc và loại vật nuôi khác nhau.
Chymotrypsin cần được bảo quản ở nhiệt độ dưới 25°C, trong môi trường thoáng mát, tránh ẩm ướt và ánh sáng trực tiếp. Ngoài ra, nên hạn chế để Chymotrypsin tiếp xúc với nhiệt độ cao, cồn hoặc các chất khử khuẩn, vì những yếu tố này có thể làm thuốc bị biến đổi, mất tác dụng hoặc hư hỏng.
5. Sản phẩm chứa chymotrypsin được sử dụng trong thú y:
Sản phẩm Five-Chymosin trên thị trường
Sản phẩm
Five-Chymosin được bào chế ở dạng dung dịch tiêm hay uống là thuốc kháng viêm dạng enzyme an toàn, có thể dùng cho thú mang thai, có công dụng chính:
- - Điều trị viêm, sưng, phù nề do chấn thương, phẫu thuật, viêm nhiễm cục bộ.
- - Làm lỏng dịch nhầy, tan đờm, giảm nhanh triệu chứng, tăng hiệu quả điều trị bệnh hen, suyễn, viêm phổi, viêm phế quản, viêm đường hô hấp.
- - Kết hợp điều trị viêm trong các bệnh viêm vú, viêm tử cung, viêm khớp và các bệnh truyền nhiễm khác…
Cách dùng và liều lượng: Tiêm bắp, tiêm cục bộ hoặc cho uống.
- - Gia cầm: 1ml/10-12kgP hoặc pha 1ml vào 1-2 lít nước uống.
- - Gia súc: 1ml/20-30kgP.
Có thể lặp lại sau 12-24 giờ nếu cần.
>>>Xem thêm:
Ứng dụng của Probiotics trong chăn nuôi