Trong ngành chăn nuôi thú y, kháng sinh được sử dụng phổ biến để điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra, từ đó giúp giảm tỷ lệ tử vong và bảo vệ sức khỏe vật nuôi. Tại
, chúng tôi không ngừng nghiên cứu và áp dụng những lợi ích của kháng sinh cho việc tạo ra các sản phẩm điều trị bệnh hiệu quả.
2. Phân loại kháng sinh: Phân loại kháng sinh theo tác dụng bao gồm kháng sinh kìm khuẩn và kháng sinh diệt khuẩn.
Nhóm kháng sinh kìm khuẩn gồm có:
- Tetracycline: Doxycycline, Oxytetracycline, Chlortetracycline.
- Macrolide: Azithromycin, Tylosin, Tulathromycin, Tylvalosin.
- Sulfonamide: Sulfamethoxazole, Sulfamonomethoxine, Sulfadiazine,Sulfaquinoxaline, Sulfadimidine, Sulfadimethoxine.
- Phenicol: Florfenicol, Thiamphenicol.
Nhóm kháng sinh diệt khuẩn gồm có:
- Aminoglycoside: Streptomycin, Gentamicin, Kanamycin, Neomycin.
- Beta-lactam: Amoxicillin, Ampicillin, Ceftiofur, Cefquinome, Cefotaxim, Ceftriaxone, Penicillin G, Penicillin G Benzathin, Penicillin G Procain.
- Polypeptide: Colistin, Polymyxin, Bacitracin.
- Quinolon: Enrofloxacin, Flumequine, Marbofloxacin, Oxolinic acid.
3. Mục đích phối hợp kháng sinh trong chăn nuôi thú y:
Việc phối hợp kháng sinh có những cơ sở lý thuyết sau:
- Điều trị nhiễm khuẩn đa vi khuẩn: Mở rộng phổ tác dụng để đối phó với các nhiễm khuẩn do nhiều loại vi khuẩn gây ra.
- Tăng khả năng diệt khuẩn: Ví dụ, sulfamethoxazol và trimethoprim trong Co-trimoxazol tác động vào hai điểm khác nhau trong quá trình sinh tổng hợp acid folic. Hoặc sự phối hợp kinh điển giữa beta-lactam (penicilin hoặc cephalosporin) và aminoglycosid (gentamycin, tobramycin, hoặc amikacin).
- Giảm khả năng xuất hiện chủng đề kháng: Đối với những chủng đề kháng do đột biến, phối hợp kháng sinh có thể làm giảm xác suất xuất hiện một đột biến kép.
4. Nguyên tắc phối hợp kháng sinh:
Với 2 nhóm kháng sinh diệt khuẩn và kìm khuẩn khi kết hợp sẽ đem lại hiệu quả khác nhau:
- Phối hợp 2 kháng sinh nhóm diệt khuẩn để tăng cường tác dụng.
- Phối hợp 2 kháng sinh nhóm kìm khuẩn đem lại tác dụng hợp cộng.
- Phối hợp kháng sinh diệt khuẩn với kìm khuẩn trong giai đoạn cộng hợp sẽ có tác dụng đối kháng.
Sơ đồ phối hợp kháng sinh
Tác dụng hiệp đồng khi phối hợp kháng sinh:
Tác dụng hiệp đồng khi phối hợp 2 kháng sinh nhóm diệt khuẩn có thể giúp cải thiện hiệu quả của việc sử dụng các loại thuốc đơn lẻ, tăng phổ hoạt động kháng khuẩn, ngăn ngừa sự phát triển kháng thuốc, giảm độc tính liên quan đên slieuef do nhu cầu gây ra, sử dụng ít chất kháng khuẩn độc hại hơn, chi phí thấp và tăng cường tiêu diệt vi khuẩn hoặc ức chế tăng trưởng so với liều đơn trị liệu.
Việc kết hợp này làm tăng hiệu quả điều trị, đặc biệt đối với chủng đa kháng thuốc đã phát triển các cơ chế kháng thuốc phwucs tạp. Hơn nữa, tác dụng hiệp đồng của kháng sinh có thể tăng cường sự xâm nhập và tích lũy nội bào của kháng sinh trong vi khuẩn.
Ví dụ, một loại kháng sinh có thể phá vỡ màng tế bào, tạo điều kiện cho một loại kháng sinh khác xâm nhập vào quá trình nội bào dễ dàng hơn. Sự xâm nhập tăng cường này đảm bảo vi khuẩn tiếp xúc nhiều hơn với kháng sinh, tăng hiệu quả của chúng chống lại các chủng kháng thuốc. Ngoài ra, một số sự kết hợp nhất định có thể thúc đẩy sự tích tụ kháng sinh nội bào, cho phép nồng độ kháng sinh cao hơn trong vi khuẩn và tiêu diệt mầm bệnh nội bào tốt hơn.
Điển hình của mỗi quan hệ hiệp đồng:
- Nhóm β-lactam và nhóm Aminoglycosides thường được kết hợp để đạt hiệu quả hiệp đồng. Ví dụ, sự kết hợp giữa piperacilin và aminoglycosid được sử dụng để điều trị các nhiễm khuẩn nghiêm trọng do trực khuẩn mủ xanh gây ra; hay sự kết hợp giữa penicilin và gentamycin để tiêu diệt vi khuẩn liên cầu.
- Nhóm Sulfamide và nhóm Trimethoprim: Ức chế hai chặng khác nhau trên cùng một con đường tổng hợp coenzym - acid folic cần thiết cho vi khuẩn phát triển. Do đó, hai nhóm thuốc này có tác dụng hiệp đồng với nhau và thường được phối hợp thành một sản phẩm dùng trong thú y để điều trị bệnh.
- Việc phối hợp penicilin với một chất ức chế beta-lactamase giúp bảo vệ penicilin khỏi sự phân hủy và tăng cường hiệu quả điều trị. Ví dụ, amoxicilin được phối hợp với acid clavulanic, ampicilin với sulbactam, hoặc ticarcilin với acid clavulanic. Mặc dù acid clavulanic và sulbactam không có tác dụng kháng sinh riêng lẻ, nhưng chúng có ái lực cao với beta-lactamase do plasmid của tụ cầu và nhiều trực khuẩn đường ruột sinh ra, giúp ngăn chặn enzyme này và bảo vệ hoạt tính của penicilin.
Tác dụng đối kháng khi phối hợp kháng sinh:
Tác dụng đối kháng xảy ra khi phối hợp kháng sinh kìm khuẩn với diệt khuẩn. Do cơ chế hoạt động của hai loại là khác nhau. Kháng sinh diệt khuẩn sẽ tiêu diệt vĩnh viễn các loại vi khuẩn trong khi kháng sinh kìm khuẩn ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
Phối hợp các kháng sinh có cùng một đích tác động sẽ có tác dụng đối kháng vì chúng đẩy nhau ra khỏi đích như vậy sẽ làm giảm thậm chí mất tác dụng của kháng sinh.
Ví dụ: Việc kết hợp tetracyclin với penicilin có thể gây ra tác dụng đối kháng, do penicilin hiệu quả nhất đối với các tế bào đang phân chia, trong khi tetracyclin lại ngăn chặn sự phát triển của các tế bào này.
4. Những khó khăn và bất lợi khi phối hợp kháng sinh:
Khó khăn khi phối hợp kháng sinh: Ngoài các nguyên tắc cơ bản, việc phối hợp kháng sinh còn phải dựa vào nhiều yếu tố khác như:
- Cơ chế tác dụng của các loại kháng sinh.
- Dược động học và tính chất lý hóa của kháng sinh.
- Loại vi khuẩn gây bệnh.
- Tình trạng bệnh của bệnh nhân.
- Các yếu tố khác.
Bất lợi của việc phối hợp kháng sinh:
- Tăng nguy cơ quá mẫn với thuốc.
- Gia tăng chi phí điều trị.
- Có thể xảy ra tình trạng đối kháng giữa các kháng sinh. Khi phối hợp kháng sinh, cần đảm bảo sử dụng đủ liều và lựa chọn những kháng sinh có dược động học tương tự hoặc có tác dụng hiệp đồng. Việc phối hợp kháng sinh chỉ nên thực hiện khi thật cần thiết và theo đúng sơ đồ, liều lượng, khoảng cách dùng thuốc, và đủ thời gian quy định để giảm nguy cơ kháng kháng sinh.
Xem thêm:
Kháng sinh đồ và giải pháp sự kháng thuốc hiệu quả trong thú y