BỘ LỌC TÌM KIẾM Click xem bộ lọc
Theo danh mục

BỆNH CORYZA TRÊN GÀ VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, TRỊ BỆNH

Ngày đăng: 22/08/2024

1. Giới thiệu chung về bệnh
Bệnh Coryza còn được gọi là bệnh sưng phù đầu hay sổ mũi truyền nhiễm, là một bệnh hô hấp cấp tính phổ biến ở gà trên toàn thế giới. Bệnh do vi khuẩn Avibacterium paragallinarum (Av. paragallinarum), trước đây gọi là Haemophillus paragallinarum gây ra. Bệnh được phát hiện lần đầu từ những năm 1930 (Blackall, 1999). Bệnh Coryza gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của đàn gà, làm giảm năng suất chăn nuôi và gây thiệt hại kinh tế đáng kể. Coryza thường gặp ở các đàn gà nuôi với mật độ cao, trong điều kiện môi trường không đảm bảo và lây lan nhanh chóng trong đàn. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn và gây thiệt hại nặng nề hơn ở gà trưởng thành, đặc biệt là gà đẻ.
Hiện nay, bên cạnh việc sử dụng kháng sinh điều trị khi gà mắc bệnh, biện pháp bảo vệ đàn gia cầm hữu hiệu nhất là sử dụng vắc xin. Các vắc xin đang lưu hành phổ biến trên thị trường thường bao gồm 2 serovar A và C từ các chủng Bắc Mỹ và Châu Âu, kết hợp với những biến chủng serovar B. Tuy nhiên, một vấn đề đang được quan tâm là hiệu quả giữa “vắc xin địa phương" và "vắc xin quốc tế". Một số nhóm nghiên cứu, bao gồm Bragg và cộng sự ở Nam Phi (Bragg và cs, 1996) hay Terzolo và cộng sự ở Argentina (Terzolo và cs, 1997) đã chỉ ra rằng vắc xin thương mại sử dụng các chủng được quốc tế công nhận không thể chống lại các biến thể địa phương của Av. paragallinarum

Bệnh Coryza trên gà
2. Vi khuẩn gây bệnh:
Vi khuẩn Avi. paragallinarum (Haemophilus paragalinarum) là vi khuẩn Gram âm, tồn tại với nhiều hình thái như trực khuẩn ngắn, cầu trực khuẩn hay dạng sợi, kích thước từ 1 - 3 µm x 0,4 - 0,8 µm, không di động và hiếu khí (Trần Phương Thảo và cs, 2021).
Av. Paragallinarum được phân loại theo 2 hệ thống:
- Hệ thống phân loại Page: gồm 3 serovar A, B, C.
- Hệ thống phân loại Kume: gồm 9 serotype A-1, A-2, A-3, A-4, B-1, C-1, C-2, C-3, C-4.
Cây phả hệ của các chủng vi khuẩn Avi. paragallinarum được phân lập tại Fivevet và các chủng đã được công bố trên thế giới.
3. Đường truyền lây và dịch tễ:

Transmission of Infectious Coryza from infected flock to healthy flocks (Poudel, 2022)
Bệnh Coryza lây lan chủ yếu qua đường hô hấp khi gà hít phải vi khuẩn từ dịch tiết của các con gà nhiễm bệnh (dịch mũi, phân,…), nguồn thức ăn và nước uống bị nhiễm,… Các yếu tố như mật độ nuôi nhốt cao, điều kiện vệ sinh kém, khí hậu lạnh ẩm và sự stress do vận chuyển hay thay đổi môi trường cũng góp phần làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm. Chim hoang dã cũng được xem là ổ chứa mầm bệnh và là nguyên nhân gây bùng phát bệnh ở một số trang trại.
Dịch tễ học của bệnh Coryza cho thấy bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi của gà, nhưng phổ biến nhất là ở gà trưởng thành. Bệnh thường bùng phát vào những thời điểm có sự thay đổi đột ngột về thời tiết, đặc biệt vào mùa mưa hoặc khi nhiệt độ môi trường giảm mạnh.
4. Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích
Gà bị nhiễm Coryza thường biểu hiện các triệu chứng sau:
- Sưng phù đầu (sưng mặt): Phần đầu, đặc biệt là quanh mắt và mũi, sưng to, có thể kèm theo chảy nước mắt và dịch mủ, mào cũng có thể sưng tấy.
- Sổ mũi: Gà hắt hơi, chảy nước mũi nhiều, dịch mũi có thể đặc và có mủ.
- Khó thở: Gà khó thở, khò khè, thường há miệng để thở.
- Giảm ăn, giảm đẻ: Gà trở nên biếng ăn, gầy yếu, tỷ lệ đẻ trứng giảm đáng kể (10-40%).
- Tiêu chảy: Một số trường hợp có thể kèm theo tiêu chảy.
- Bệnh tích chủ yếu tập trung ở hệ hô hấp, bao gồm sưng viêm niêm mạc mũi, xoang cạnh mũi chứa dịch nhầy hoặc mủ, viêm phổi, viêm khí quản.

Gà sưng phù nề mặt, chảy nước mắt, viêm kết mạc, viêm/sưng xoang dưới hốc mắt (Lema, A. G. và G. Tuli 2023)
5. Chẩn đoán:
Chẩn đoán bệnh Coryza thường dựa trên các triệu chứng lâm sàng điển hình và bệnh tích quan sát được sau khi mổ khám. Tuy nhiên, để xác định chính xác tác nhân gây bệnh, cần tiến hành xét nghiệm chuyên sâu tại phòng xét nghiệm như:
- Phân lập vi khuẩn trên môi trường nuôi cấy thích hợp.
- Xét nghiệm PCR để phát hiện nhanh chóng và chính xác sự có mặt của vi khuẩn.

Kết quả chẩn đoán vi khuẩn Av. Paragallinarum.

Kết quả xác định serotype bằng Multiplex PCR
6. Giải pháp phòng và trị bệnh:
a) Phòng bệnh:

- Vệ sinh chuồng trại: tiêu độc, khử trùng chuồng trại định kỳ bằng các loại thuốc sát trùng. Sử dụng thêm các sản phẩm men xử lý nền chuồng để giảm khí độc, khử mùi hôi và hạn chế vi khuẩn phát triển, sử dụng một trong các chế phẩm sau: Five-Iodine, Five-BGF, Five-B.K.G, Five-Perkon 3S, Five-Prozyme,…
- Mật độ nuôi: tránh nuôi với mật độ quá dày, nuôi mật độ đúng khuyến cáo theo độ tuổi.
- Kiểm soát dịch bệnh: sử dụng con giống khỏe mạnh có nguồn gốc rõ ràng, cách ly gà mới nhập và kiểm tra sức khỏe trước khi đưa vào đàn. Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin theo độ tuổi của gà: Five-Gumboro, Five-ND.IB, Five-Powl Pox, Five-Newcastle, Five-AI(H5N1, H5N6), Five-AI(H9N2),…
- Chế độ nuôi: Chăm sóc tốt đàn gà, thức ăn, nước uống đầy đủ, giảm thiểu các yếu tố gây stress.
Tiêm phòng Vắc-xin: sử dụng vắc-xin Five-Coryvac để phòng Coryza serotype A, B, C và các biến chủng tại Việt Nam. Tiêm phòng cho gà lần đầu cho gà trên 6 tuần tuổi và nhắc lại sau 4-6 tuần. Đối với các vùng có áp lực dịch bệnh cao nên tiêm nhắc lại cho gà trước khi lên đẻ.
b) Điều trị:
- Kháng sinh đặc hiệu: các loại sản phẩm đặc hiệu cho điều trị bệnh Coryza (do vi khuẩn Avi. Paragallinarum) như
+ Kháng sinh trộn, hoà nước uống:  Five-Coryza hay Five-Coryza.SP, Five-Sultrim, Five-Amoxcin super, Five-Tylosin 98%, Five-Gentadox.22, Five-Gentatylo, TW5-Enro.20 oral,… sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.
+ Kháng sinh tiêm có thể dùng Five-Gentatylo inj, Five-Gentoxcin, Five-Lincospectin, Five-Steptomycin,… sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.
Ngoài ra, để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất nên gửi mẫu xét nghiệm về Five lab để làm kháng sinh đồ nhằm lựa chọn loại kháng sinh đặc hiệu nhất.
- Hỗ trợ: Bổ sung vitamin và khoáng chất để tăng cường đề kháng (Five-Vitamin B1, Cốm KC-B.comlex, Five-Aminovit super, Five-Mix nhân sâm, Five-Multivit, Five-Masol Forte, Beta-Glucan.C,…), hạ sốt (Hado-Paradol, Five-Para.C, Five-ParMelox,…), giảm ho, long đờm (Hado-Bromhecxin Oral hay Five-Long đờm, Hado-Bromhexin Inject). Các chế phẩm hỗ trợ điều trị hô hấp: Five-Acid oil, Five-Hot Ginger,… sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.
- Cải thiện điều kiện môi trường: sử dụng các loại men xử lý mùi và nền chuồng: Five-Prozym,…
- Chăm sóc nuôi dưỡng tốt vật nuôi cùng các công cụ hỗ trợ của Fivevet giúp bà con chăn nuôi phòng trị bệnh Coryza thành công!
Xem thêm:



 

 
Chia sẻ :
Ý KIẾN PHẢN HỒI

BÀI VIẾT LIÊN QUAN