BỘ LỌC TÌM KIẾM Click xem bộ lọc
Theo danh mục

7 BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN ẾCH VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ

Ngày đăng: 10/07/2024

Ếch là đối tượng thủy sản đang được nuôi nhiều ở Việt Nam do ưu điểm dễ nuôi, nhưng lại mang hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi ếch thường gặp một số bệnh ảnh hưởng đến chất lượng và tỷ lệ sống của ếch. Cùng Fivevet tìm hiểu 7 bệnh thường gặp trên ếch và cách phòng, điều trị nhé.

Một số bệnh trên ếch và cách phòng, điều trị bệnh
1. Bệnh xuất huyết:
Bệnh còn được gọi là đỏ chân, đỏ đùi. Tác nhân gây bệnh chính là vi khuẩn Aeromonas hydrophila. Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa hoặc thời tiết mưa gió kéo dài.
Khi mắc bệnh, ếch xuất hiện các triệu chứng:
  • - Có những chấm đỏ trên thân.
  • - Tụ huyết ở gốc đùi, chân sưng.
  • - Ếch di chuyển khó khăn.
  • - Bỏ ăn, lờ đờ.
  • - Giải phẫu thấy xoang bụng có hiện tượng xuất huyết, có dịch lỏng màu vàng.
  • - Gan bị bầm đen, đọng huyết.

Bệnh xuất huyết trên ếch
Phòng bệnh:
  • - Kiểm soát tốt môi trường nuôi, thay nước thường xuyên, tránh để nước bẩn.
  • - Mật độ nuôi vừa phải, không tạo tiếng ồn lớn làm ếch hoảng loạn.
  • - Định kỳ bổ sung Five-Vitamin C.TS vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho ếch.
Trường hợp xảy ra bệnh:
  • - Tách những con bệnh ra khỏi đàn để tránh lây lan. Đồng thời giảm lượng thức ăn xuống 50%.
  • - Sử dụng Hado-PVP Iodine hoặc Five-BKC.80 để sát trùng chuồng trại, ao nuôi. Trường hợp ếch bị nặng có thể dùng Hado-PVP Iodine để ngâm tắm ếch bệnh.
  • - Cho ếch sử dụng kháng sinh Five-Oxy Aqua hoặc Five-Doxy Gold liên tục 3 – 5 ngày.
2. Bệnh gan thận mủ trên ếch:
Đây là chứng bệnh thường gặp trên ếch. Bệnh do vi khuẩn Edwardsella gây nên.
Khi mắc bệnh, ếch thường bỏ ăn, ốm, ít hoạt động. Khi giải phẫu, thấy gan ếch sưng to, tái nhợt, có các đốm trắng li ti trên gan.

Bệnh gan thận mủ trên ếch
Nguyên nhân chính của bệnh là do môi trường nuôi ô nhiễm, nước bẩn. Vì vậy, để phòng bệnh cần giữ nguồn nước nuôi luôn sạch sẽ, ao nuôi và bể nuôi cũng cần định kỳ sát trùng.
Khi ếch mắc bệnh:
  • - Diệt khuẩn bằng Hado-PVP Iodine hoặc Five-BKC.80.
  • - Cho ếch sử dụng kháng sinh Five-Focin trong 3-5 ngày.
  • - Sau khi sử dụng kháng sinh, cần bổ sung thêm Five-Bogama hoặc Five-Orgamin vào thức ăn để giúp gan ếch nhanh chóng phục hồi.
3. Hội chứng mù mắt, vẹo cổ trên ếch:
Nguyên nhân gây ra hội chứng phù mắt, nghẹo cổ chưa được xác định chính xác, nhưng có 1 số tài liệu cho rằng nguyên nhân chính là do vi khuẩn Pseudomonas sp. gây ra. Bệnh xảy ra khi môi trường nước bị ô nhiễm, hoặc do các ký chủ trung gian truyền bệnh như chim cò,…..
Triệu chứng khi xảy ra bệnh:
  • - Mắt trắng, bị đục mù.
  • - Mắt ếch bị viêm sưng, có mủ ở mí mắt.
  • - Cổ trẹo, thân hơi nghiên do bị cong cột sống.
  • - Ếch không bơi được mà xoay tròn hoặc nằm ngửa bụng.

Ếch bị phù mắt, nghẹo cổ
Phòng bệnh: Cần giữ môi trường nuôi luôn sạch sẽ, hạn chế các loài động vật khác mang bệnh truyền nhiễm đi vào.
Trị bệnh:
  • - Khi phát hiện ếch bệnh, cần lọc, loại bỏ, cách ly những con bệnh.
  • - Xử lý ao nuôi, bể nuôi bằng sát trùng Five-BKC.80 hoặc Hado-PVP Iodine.
  • - Có thể cho ăn kháng sinh Five-Costrimfort trong 5-7 ngày.
4. Bệnh chướng hơi:
Bệnh thường xảy ra ở ếch nhỏ, nhưng vẫn có thể xảy ra trên ếch lớn. Nguyên nhân gây ra bệnh là do ếch không tiêu hóa được thức ăn, thức ăn kém chất lượng hoặc do ếch ăn quá nhiều.
Triệu chứng khi ếch xảy ra bệnh:
  • - Bụng ếch căng to.
  • - Ếch ít di chuyển, vận động khó khăn.
  • - Hậu môn lòi ra.
  • - Ruột sưng và có màu đỏ, trong ruột có dịch lỏng lẫn thức ăn.

Bệnh chướng hơi trên ếch
Phòng bệnh:
  • - Vệ sinh, sát trùng kỹ môi trường nuôi.
  • - Thay nước thường xuyên, giữ nước trong ao nuôi, bể nuôi luôn sạch sẽ.
  • - Chọn thức ăn chất lượng, có hàm lượng protein cao.
  • - Cho ếch ăn đủ, chia làm nhiều bữa trong ngày.
  • - Định kỳ bổ sung các loại men tiêu hóa Five-Polybacter hoặc Five-Enzyme.
Khi xảy ra bệnh:
  • - Cho ếch ngừng ăn 2-3 ngày.
  • - Sát trùng sạch sẽ môi trường nuôi bằng Hado-PVP Iodine hoặc Five-BKC.80.
  • - Cho ăn kháng sinh Five-Costrimfort trong 3-5 ngày sau khi đã cho ếch ngừng ăn xong.
5. Hiện tượng ăn nhau
Hiện tượng này xảy ra khi kích thước ếch không đồng đều, mật độ nuôi quá dày, lượng thức ăn cho ếch ăn không đủ.
Biện pháp xử lý:
  • - Nhập con giống có kích cỡ đồng đều.
  • - Thường xuyên lọc và phân cỡ ếch.
  • - Mật độ nuôi thích hợp, không nên để quá dày.
  • - Cho ếch ăn đầy đủ thức ăn, đủ thành phần dinh dưỡng.
6. Trùng bánh xe trên ếch:
Bệnh do ký sinh trùng Trichodila ký sinh trên ếch. Bệnh thường phát sinh vào thời điểm trời âm u, không nắng hoặc mưa kéo dài, nhiệt độ thấp.
Dấu hiệu nhận biết:
  • - Trên thân ếch có các đốm trắng rất dễ phân biệt.
  • - Ếch tiết nhiều nhớt hơn bình thường.
  • - Da tiết đầy dịch nhầy làm ếch thở rất khó khăn.
Phòng bệnh và xử lý khi xảy ra bệnh:
  • - Phòng bệnh: Vệ sinh ao, bể nuôi sạch sẽ, thay nước thường xuyên, sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng, cho ăn vừa đủ, không để thừa thức ăn gây ô nhiễm ao, bể nuôi.
  • - Xử lý khi xảy ra bệnh: Sử dụng Five-GaeClean Aqua 20 phun trực tiếp hoặc pha nước tắm cho ếch trong 10-15 phút theo liều dùng trên bao bì sản phẩm.
7. Bệnh do nấm trên ếch:
Nguyên nhân do môi trường ao, bể nuôi quá kém, tạo điều kiện cho nấm Achya sp phát triển, ký sinh trên thân ếch, đặc biệt là ở khe giữa các ngón chân.
Dấu hiệu nhận biết: Toàn thân hay ở nách, bẹn, kẽ chân có các búi nấm màu trắng, nhìn thấy bằng mắt thường.
Bệnh thường xảy ra ở ếch 2-3 tháng tuổi.
Phòng bệnh bằng cách thường xuyên vệ sinh sạch sẽ ao, bể nuôi, đồng thời thay nước thường xuyên, đảm bao môi trường luôn sạch sẽ.
Xử lý khi gặp bệnh: Thay nước, vệ sinh sạch sẽ ao, bể nuôi. Sử dụng Five-Bronopol để xử lý.
Xem thêm:
Chia sẻ :
Ý KIẾN PHẢN HỒI

BÀI VIẾT LIÊN QUAN