BỘ LỌC TÌM KIẾM Click xem bộ lọc
Theo danh mục

PHÒNG BỆNH VÀ CHĂM SÓC CHO AO NUÔI THỦY SẢN TRONG MÙA NẮNG NÓNG

Ngày đăng: 13/05/2024

Mùa nắng nóng với nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc nuôi trồng thủy sản. Hãy cùng Fivevet tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường ao nuôi, các phương thức phòng bệnh và chăm sóc để tối ưu nguồn lợi thủy sản.


Hình 1. Phòng bệnh và chăm sóc ao nuôi thủy sản

1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến ao nuôi

Nhiệt độ luôn là yếu tố quan trọng trong ao nuôi. Cá là động vật biến nhiệt, thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ nước. Mặc dù khoảng nhiệt độ cho cá sống sót là tương đối rộng nhưng khoảng nhiệt độ cho cá tăng trưởng cực đại lại rất hẹp: Cá chép có thể sử dụng thức ăn ở khoảng 12 – 33oC nhưng tối ưu chỉ từ 23 – 29oC. Khi nhiệt độ thay đổi, cá chịu ảnh hưởng rất lớn:
  • - Thay đổi tốc độ trao đổi chất: Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ trao đổi chất trong cơ thể cá cũng tăng lên.
  • - Rối loạn hô hấp: Khi nhiệt độ tăng, tốc độ trao đổi chất tăng lên, cá phải gia tăng cường độ hô hấp để hấp thụ nhiều oxy hơn so với bình thường. Đây là một trong những lý do khiến mùa hè ao nuôi dễ bị thiếu khí oxy vào buổi tối, nhất là sau khi cho cá ăn no.
  • - Ngoài ra, do tốc độ trao đổi chất tăng nhanh, cũng gây ra các tình trạng khác như: Mất cân bằng pH trong máu cá, hoặc khiến cá bị tổn thương bóng hơi khiến cá yếu đi, tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập.
Không chỉ ảnh hưởng đến động vật thủy sản, nhiệt độ tăng cao cũng ảnh hưởng đến môi trường ao nuôi. Nhiệt độ tăng cao khiến tốc độ của quá trình phân hủy chất hữu cơ trong môi trường ao nuôi tăng nhanh, đặc biệt là các chất hữu cơ ở dưới đáy ao. Điều này vừa khiến ao nuôi tiêu hao lượng lớn oxy để phục vụ quá trình phân hủy chất hữu cơ, đồng thời gia tăng các sản phẩn của quá trình này là các loại khí độc gây hại cho cá như: NO2-, NH3+, H2S,... gây thiệt hại lớn cho ao nuôi, khiến cá chết do ngạt khí hoặc ngộ độc các loại khí có độc tính cao như H2S ( gây chết ở nồng độ 0,002 – 0,004mg/l), hay NH3 (gây chết ở nồng độ 0,7 – 3.0 mg/l).

Hình 2. Khí độc trong ao nuôi cao
Mặt khác, thời tiết nắng nóng kéo dài cũng tạo điều kiện cho các loại tảo trong ao nuôi phát triển mạnh làm ao nuôi trở nên không ổn định, khiến các yếu tố môi trường biến động mạnh:
  • - Oxy hòa tan thừa vào ban ngày, thiếu vào ban đêm do tảo trong ao nuôi phát triển mạnh, ban ngày quang hợp tạo lượng oxy lớn nhưng ban đêm lại tiêu thụ oxy để hô hấp dẫn đến ao nuôi vào buổi tối dễ bị thiếu khí.
  • - pH ao nuôi trong ngày biến động nghiêm trọng, do pH chịu ảnh hưởng lớn của nồng độ CO2 nên thường pH trong ao cao nhất vào buổi chiều và thấp nhất ở thời điểm sáng sớm. Khi chênh lệch pH ở 2 thời điểm này quá lớn ao nuôi sẽ gặp nhiều vấn đề bất lợi: pH quá cao hoặc quá thấp sẽ tạo điều kiện cho 1 số loại khí độc phát triển mạnh hơn (H2­S phát triển mạnh khi pH thấp, NH3 phát triển mạnh khi pH cao); sự sinh trưởng và phát triển của cá trong ao nuôi cũng chịu ảnh hưởng khi pH quá cao hoặc quá thấp, pH phù hợp cho cá sinh trưởng chỉ khoảng 7 – 9, vượt qua ngưỡng này cá sẽ chậm phát triển, giảm sức đề kháng, dễ nhiễm bệnh hơn.
  • - Gia tăng khả năng gây bệnh của một số loại virus, vi khuẩn gây bệnh trên cá.

 
Hình 3. Tảo độc phát triển mạnh trong ao nuôi

2. Biện pháp phòng chống nóng cho ao nuôi thủy sản:

  • - Thường xuyên duy trì mực nước ao đủ sâu: Từ 1,5m trở lên. Phải đảm bảo mực nước ao thường xuyên ổn định để ổn định nhiệt độ, tạo nên vùng làm mát ở các tầng nước ao, hạn chế tình trạng sốc nhiệt do chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa ngày và đêm.
  • - Khi cho cá ăn cũng cần chú ý cho ăn vào sáng sớm (khoảng 6h – 8h) hoặc chiều mát (17h – 19h), không cho ăn vào thời điểm nắng nóng đỉnh điểm, đồng thời cần mở guồng quạt để đảo nước trước 30p đến 1 tiếng trước khi cho ăn nhằm hạn chế tình trạng sốc nhiệt khi cá từ vùng nước mát lên ăn ở mặt ao có nhiệt độ cao. Lượng thức ăn cho ăn cũng cần điều chỉnh, buổi sáng có thể cho ăn nhiều hơn, ăn no nhưng buổi chiều ăn cho ăn ít đi, không nên cho ăn quá no.

Hình 3. Cho cá ăn vào thời điểm chiều mát
  • - Theo dõi chất lượng nước ao nuôi, tình hình sức khỏe cá để có kế hoạch thay nước, sử dụng chế phẩm sinh học Five–Bazym để ổn định chất lượng nước ao đồng thời quản lý bệnh cá tốt.
  • - Khi ao nuôi có tình trạng tảo phát triển quá mức có thể cắt bớt tảo bằng cách sử dụng các sản phẩm: Five–GaeClean Aqua 20 hoặc Five–BKC.80. Không nên để tảo phát triển quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến ao nuôi.
  • - Nên định kỳ sát trùng ao nuôi bằng Five–BKG Aqua, sau đó sử dụng Five-Bazym để ổn định môi trường ao nuôi, tạo lại hệ vi sinh mới. Việc này sẽ giảm bớt các mầm bệnh trong ao, giúp cá khó bị nhiễm bệnh hơn.
  • - Trộn cho ăn các sản phẩm tăng sức đề kháng như: Five-Vitamin C.TSFive–PolybacterFive–Bogama nhằm tăng sức đề kháng cho cá trong ao nuôi, giúp cá mạnh khỏe dù thời tiết thay đổi.
  • - Trường hợp ao nuôi bị ngạt khí, cá nổi đầu, có thể sử dụng Five–Yucca Bio Super để xử lý khẩn cấp, sau đó sử dụng Five–Bazym để ổn định môi trường lại.
Hình 5. Các sản phẩm thuốc dùng trong thủy sản
 Xem thêm:
Chia sẻ :
Ý KIẾN PHẢN HỒI

BÀI VIẾT LIÊN QUAN