Bệnh lở mồm long móng ở lợn là mối lo ngại lớn đối với người chăn nuôi. Bệnh lây lan nhanh chóng, nếu không được kiểm soát chặt chẽ, bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của đàn lợn. Trong bài viết này,
Fivevet sẽ cung cấp các thông tin cần thiết giúp người chăn nuôi hiểu rõ hơn về các giải pháp ngăn ngừa và cách xử lý khi bệnh lở mồm long móng bùng phát trong đàn lợn.
1. Giới thiệu bệnh lở mồm long móng
Bệnh lở mồm long móng (FMD) là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, do vi rút thuộc họ Picornavirus, giống Aphthovirrus gây ra. Vi rút này có 7 chủng, bao gồm: A, O, C, SAT1, SAT2, SAT3 và Asia1. Các chủng này không có khả năng miễn dịch chéo với nhau. Tại khu vực Đông Nam Á và Việt Nam, các chủng chủ yếu gây bệnh là A, O, Asia1.
Bệnh có khả năng bùng phát nhanh chóng và lây lan rộng rãi, ảnh hưởng đến nhiều loại động vật có móng thuộc nhóm guốc chẵn như trâu, bò, dê, cừu, lợn và hươu. Trong đó, gia súc non có xu hướng dễ bị nhiễm bệnh hơn so với gia súc trưởng thành. Lợn con có thể chết trong vòng vài giờ nếu bị nhiễm bệnh từ mẹ, thường là qua sữa khi lợn mẹ bị nhiễm.
2. Triệu chứng bệnh lở mồm long móng trên lợn
Các triệu chứng của bệnh có sự khác biệt tùy theo chủng vi rút và độ tuổi của lợn mắc bệnh, với những biểu hiện cụ thể như sau:
Lợn con và lợn con theo mẹ: Lợn bỏ bú, kêu nhiều, xuất hiện dấu hiệu vàng da, di chuyển khó khăn, có dịch tiết từ miệng chảy ra, kèm theo triệu chứng cứng hàm và lười vận động, nằm duỗi thẳng chân. Lợn có thể tử vong chỉ vài giờ sau khi bị nhiễm bệnh mà chưa có dấu hiệu long móng.
Lợn nái và lợn choai: Lợn sốt cao từ 40-41°C, xuất hiện dấu hiệu run rẩy. Lợn có thể xô đẩy máng ăn mà không ăn được, kêu rít do niêm mạc miệng và lưỡi bị tổn thương, xuất hiện mụn nước. Triệu chứng chảy nước dãi kèm theo dịch nhầy, đau và cứng lưỡi, hàm. Khi nhiễm bệnh, lợn di chuyển khó khăn, đầu tiên có thể chỉ một chân, sau đó là tất cả bốn chân. Lợn di chuyển chậm và kêu đau đớn vì đau chân. Ở giai đoạn sau, tại vị trí tiếp giáp giữa móng và da chân, xuất hiện mụn nước, sau vỡ ra tạo thành vết loét, nhiễm trùng, mưng mủ, khiến lợn đi khập khiễng và rất đau đớn. Trường hợp bệnh nặng có thể gây rụng móng, lợn di chuyển như thể quỳ gối.
3. Bệnh tích lở mồm long móng ở lợn:
Bệnh xuất hiện các nốt mụn nước, vết loét ở miệng, lưỡi, kẽ và viền móng chân. Niêm mạc ruột non và ruột già có xuất huyết điểm. Khí quản, cuống phổi và màng phổi bị viêm, kèm theo viêm phổi. Cơ tim mềm, nhão, có dấu hiệu hoại tử màu trắng xám hoặc vàng nhạt. Màng bao tim phình to và chứa dịch vàng. Lách bị sưng và chuyển màu đen. Móng bị bong tróc, rụng.
4. Các biện phẩn đoán bệnh lở mồm long móng
Chẩn đoán bệnh lở mồm long móng ở lợn có thể thực hiện qua các dấu hiệu lâm sàng và tổn thương điển hình của bệnh. Tuy nhiên, để xác định chính xác tác nhân gây bệnh, người chăn nuôi nên thu thập mẫu từ những con lợn nghi ngờ nhiễm bệnh và gửi về
FiveLab - Trung tâm Chẩn đoán Xét nghiệm và Kiểm nghiệm Thú y Trung Ương 5 (Hotline: 0377 499 555 - 0822 120 555).
Hướng dẫn lấy mẫu: Trong vòng 7 ngày sau khi phát hiện bệnh, cần lấy mẫu biểu mô từ mụn nước chưa vỡ hoặc vừa vỡ và dịch mụn nước (tối thiểu 2g mẫu mô) để kiểm tra sự hiện diện của vi rút và xác định loại vi rút qua phương pháp PCR. Sau thời gian 7 ngày, mẫu huyết thanh cần được lấy để phát hiện kháng thể bằng phương pháp trung hòa tế bào hoặc ELISA.
5. Phòng bệnh lở mồm long móng trên lợn
Để phòng ngừa và hạn chế sự xuất hiện của bệnh, cần thực hiện đầy đủ hai nguyên tắc và ba bước cơ bản sau:
Nguyên tắc thứ nhất: Áp dụng nguyên tắc an toàn sinh học với phương châm “cùng vào, cùng ra”.
Nguyên tắc thứ hai:
Tiến hành tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn. Lợn nái nên được tiêm vắc xin ở giai đoạn từ 85 đến 90 ngày tuổi. Lợn con cần tiêm vắc xin lần đầu vào khoảng 14 - 16 ngày tuổi và tiêm nhắc lại khi đạt độ tuổi 2 đến 2,5 tháng. Lợn đực tiêm vắc xin hai lần mỗi năm.
Khi xảy ra dịch lở mồm long móng, cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Vệ sinh
Đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, giữ cho nền chuồng luôn khô ráo. Phun sát trùng toàn bộ khu vực chuồng trại hàng ngày bằng
Five-Iodine,
Five-BGF hoặc
Five-B.K.G.
Đối với những con lợn có biểu hiện chảy nước dãi hoặc lở loét miệng, sử dụng các dung dịch sát khuẩn như nước cốt chanh, phèn chua, giấm để rửa và làm sạch vùng bị tổn thương. Sau đó, xịt trực tiếp
Five-CTC Spray lên vết thương để ngăn ngừa nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình lành vết thương.
Bước 2: Cung cấp năng lượng, giải độc cơ thể
Lợn mắc bệnh thường có triệu chứng sốt cao, đau chân, di chuyển khó khăn, ăn uống giảm sút và nhịp thở tăng nhanh. Vì vậy, cần áp dụng các biện pháp hỗ trợ sau:
Cung cấp thức ăn dạng lỏng để lợn dễ tiêu thụ. Tăng cường bổ sung các sản phẩm như:
Five-Bogama,
Five-Mix lyte,
Five-Điện giải-C.sủi để cung cấp điện giải và giải độc cơ thể. Sử dụng các sản phẩm như:
Five-Gluco.KC namic,
Five-Clofenac,
Five-Anagin.C để giúp hạ sốt và an thần, từ đó cải thiện sức đề kháng cho lợn. Đối với lợn yếu, có thể dùng
Five-Cafein hoặc
Five-Butasal để hỗ trợ sức khỏe, kích thích trương lực cơ giúp lợn nhanh phục hồi.
Bước 3: Sử dụng kháng sinh để ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn
Áp dụng một trong các loại kháng sinh sau để phòng chống bội nhiễm vi khuẩn:
Five-Amox@.LA,
Five-Genamox.LA,
TW5-Ceftifor Inj,
Five-Cefquin 25,... Liệu trình điều trị kéo dài từ 3 đến 5 ngày, giúp lợn hồi phục nhanh chóng, giảm thiểu tỷ lệ tử vong và hạn chế thiệt hại kinh tế.
Xem thêm:
-
Cách phòng và điều trị hiệu quả bệnh lở mồm long móng
-
Giải pháp ngăn ngừa bệnh lở mồm long móng-sẵn sàng cho mùa đông không bệnh!
-
Giải pháp ngăn ngừa bệnh lở mồm long móng trên trâu bò