Sự phân bố thuốc vào trứng của gia cầm, thủy cầm có vai trò quan trọng trong việc điều trị. Việc hiểu rõ quá trình này giúp tối ưu hóa hiệu quả điều trị và đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm thiểu dư lượng thuốc trong sản phẩm trứng. Trong bài viết này,
Fivevet sẽ cung cấp thông tin chi tiết về cơ chế phân bố thuốc vào trứng và ứng dụng điều trị trong thú y.
A. Cơ chế phân bố thuốc
I. Phân bố thuốc đến buồng trứng và trứng ở động vật
1. Cấu tạo buồng trứng, ống dẫn trứng và quá trình hình thành trứng
a. Cấu tạo
- Buồng trứng: Buồng trứng là một cụm noãn tròn gọi là nang có kích thước khác nhau, mỗi nang chứa một trứng - lòng đỏ. Bên ngoài nang là hệ thống mạch máu cung cấp chất dinh dưỡng để phát triển lòng đỏ bên trong.
- Ống dẫn trứng: là một ống dài được cung cấp máu tốt thông qua hệ thống mạch máu, chia thành nhiều phần với chức năng sản xuất lòng trắng, màng vỏ và vỏ.
b. Quá trình hình thành trứng
- Giai đoạn buồng trứng: Quá trình sản xuất trứng bắt đầu khi nang trưởng thành lớn nhất được giải phóng vào phễu từ buồng trứng. Tại thời điểm này, trứng có thể được thụ tinh nếu có tinh trùng. Trứng ở trong phễu khoảng 15 phút.
- Giai đoạn ống Magnum: Trứng tiến tới phần Magnum, nơi một lớp bảo vệ, giàu dinh dưỡng để hình thành lòng trắng trứng. Hai lớp lòng trắng trứng bao quanh lòng đỏ. Đây là nơi cung cấp Protein, vitamin B (B
2, B
3) và một số khoáng cho phôi. Trứng ở đây khoảng ba giờ.
- Giai đoạn cổ vòi trứng: Trứng sẽ được bao quanh bởi lớp màng vỏ - cung cấp thêm sự bảo vệ cho trứng khỏi môi trường. Thời gian lưu giữ trứng khoảng một giờ.
- Giai đoạn tử cung (còn được gọi là tuyến vỏ trứng): Trứng đang phát triển dành phần lớn thời gian ở đây (khoảng 20–21 giờ). Một lớp albumin mỏng gồm nước và khoáng chất đi qua màng vỏ, khiến trứng phồng lên thành hình dạng bình thường. Trong tuyến vỏ, canxi dưới dạng tinh thể được tiết ra, tạo thành lớp vỏ cứng bên ngoài. Cuối cùng, một lớp phủ bảo vệ bên ngoài, được gọi là lớp biểu bì, bao bọc trứng trước khi đi vào âm đạo.
- Giai đoạn âm đạo và lỗ huyệt: Trứng đi vào âm đạo, xoay đầu to ra phía ngoài, đi qua lỗ huyệt ra ngoài.
2. Sự vận chuyển thuốc vào trứng
- Thuốc được vận chuyển vào trứng chủ yếu qua 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn phát triển noãn (lòng đỏ trứng): Thuốc được vận chuyển đến túi noãn từ hệ thống tuần hoàn nhờ mạng lưới mao mạch, sau đó thuốc sẽ đi qua màng và vào trong lòng đỏ trứng.
+ Giai đoạn hình thành lòng trắng trứng: Thuốc được vận chuyển từ hệ thống tuần hoàn đến hệ thống mao mạch của ống dẫn trứng, sau đó thuốc qua màng và vào lòng trắng trứng.
- Cơ chế vận chuyển thuốc vào trứng:
+ Khuếch tán thụ động: Đây là cơ chế chính trong việc vận chuyển thuốc từ mao mạch vào trứng.
+ Vận chuyển chủ động: Ví dụ: Các thuốc vitamin và khoáng chất có sẵn bơm vận chuyển để đưa vào trứng.
B. Ứng dụng vào việc sử dụng thuốc cho động vật
I. Thời gian ngừng thuốc trên động vật lấy trứng và sữa
Kiểm soát dư lượng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh trong trứng, là một yếu tố quan trọng để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Điều này được quy định trong Thông tư số 24/2013/TT-BYT về "Mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm".
Vì vậy, người chăn nuôi cần thực hiện nghiêm túc việc tuân thủ thời gian ngừng thuốc theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm trước khi thu hoạch trứng. Việc ghi chép và quản lý chi tiết về quá trình sử dụng thuốc, bao gồm liều lượng và thời gian sử dụng, sẽ giúp đảm bảo tuân thủ đúng quy định và duy trì chất lượng an toàn thực phẩm.
Tìm hiểu công dụng, cách dùng và lưu ý của các sản phẩm trên tại đây:
Five-BMD Premix,
Five-Halquinol.60,
TW5-DT.21,
Five-Penicillin G,
Five-Streptomycin,
Five-Doflo
II. Lưu ý sử dụng thuốc trên động vật cho trứng
Thuốc có thể gây hại đến quá trình sinh sản của động vật. Ví dụ: Florfenicol ở liều cao (60-90mg/kg) có thể làm giảm khả năng nở và gây chết phôi ở trứng. Vì vậy, cần chú ý các điểm sau:
- Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng của thuốc để xác định rõ liệu loại thuốc này có được phép sử dụng cho các động vật đang trong giai đoạn đẻ trứng hay không, nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị.
- Tuân thủ chính xác liều lượng và thời gian sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của nhà sản xuất hoặc bác sĩ thú y. Việc sử dụng thuốc không đúng liều hoặc quá liều có thể gây tác động tiêu cực, làm hại phôi trong trứng và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của phôi. Sử dụng thuốc không đúng liều còn có thể làm giảm chất lượng trứng.
Các nghiên cứu và ứng dụng trong thú y này không chỉ giúp tối ưu hóa liều dùng và thời gian sử dụng thuốc, mà còn góp phần vào việc bảo vệ sức khỏe động vật, nâng cao chất lượng sản phẩm từ chăn nuôi. Việc tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng và liều dùng sẽ mang lại lợi ích lâu dài, đảm bảo sự phát triển bền vững trong ngành thú y.
Xem thêm:
-
Kháng sinh & nguyên tắc phối hợp kháng sinh
-
Tổng quan và ứng dụng của Chymosin trong thú y
-
Kháng sinh nhóm Macrolides và Tetracycline