Ngày đăng: 29/12/2021
Bệnh viêm vú là một trong những bệnh thường gặp trong chăn nuôi bò sữa. Bệnh thường xảy ra ở giai đoạn khai thác sữa, làm giảm năng suất sữa và khả năng sinh sản. Bò bị viêm vú có sản lượng sữa thường giảm từ 20-30%, tuyến sữa bị tổn thương, chất lượng sữa không đảm bảo, nhiều khi phải loại không sử dụng được. Trường hợp bị nặng không can thiệp kịp thời có thể gây chết bò, bầu vú sẽ teo mất khả năng tiết sữa, tăng tỷ lệ loại thải. Hãy cùng Fivevet tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị khi bò không may bị nhiễm bệnh.
Hình 1. Bệnh viêm vú ở bò sữa
1. Nguyên nhân gây viêm vú:
- Do vi sinh vật: Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm vú là do các vi khuẩn như Streptococcus agalactiae, Staphylococcus và trực khuẩn gây mủ Bacillus pyogenes, E.coli... Vi khuẩn luôn tồn tại trong môi trường chăn nuôi, dụng cụ vắt sữa … sau đó xâm vào cơ thể bò. Có thể nhiễm kế phát từ các bệnh khác như: Do trực trùng lao, vi rút gây bệnh lở mồm long móng,…
- Do cấu tạo bầu vú: Bầu vú quá to và núm vú dài, lỗ đầu vú quá to dễ rò rỉ, các dị tật ở bầu, núm vú. Bò tuổi đời già, khai thác sữa đã lâu năm, giai đoạn đầu kỳ cho sữa và ở giai đoạn cạn sữa khiến bò dễ bị viêm vú.
- Do môi trường: Chuồng trại kém vệ sinh, nền chuồng bẩn, ẩm ướt, không thông thoáng, thiếu ánh sáng.
Các tác động gây stress như (tiếng ồn, thái độ chăm sóc bò, mật độ nuôi quá cao…). Đặc biệt do nhiệt độ, ẩm độ cao dễ gây stress nhiệt cho bò sữa.
- Do kỹ thuật vắt sữa, vệ sinh kém: Phương pháp vắt sữa, thời gian, số lần vắt, áp lực vắt. Do vệ sinh bầu vú của bò không sạch, dụng cụ vắt sữa, người vắt sữa không thực hiện đúng theo quy trình vệ sinh trước khi vắt sữa. Nền chuồng nuôi bò bẩn, không có khu vắt sữa dành riêng.
- Do dinh dưỡng: Do thay đổi khẩu phần ăn quá nhanh gây stress => viêm vú. Do khẩu phần ăn không cân đối (Khẩu phần có lượng thức ăn tinh quá cao, nhiều cây họ đậu, thiếu vitamin E và Selen). Thức ăn bảo quản không bảo đảm bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc tố nấm mốc,… Nước uống không đảm bảo chất lượng và số lượng.
2. Triệu chứng:
- Biểu hiện bỏ ăn, bò sốt 40-41oC, bầu vú viêm, sưng, tấy đỏ, nóng, căng cứng khó vắt sữa hoặc ngưng tiết sữa, có phản xạ đau khi chạm vào.
Hình 2. Bầu vú bị viêm, sưng to, tụ huyết
- Sữa bò bị thay đổi bất thường, lỏng hơn hoặc nhìn như đã được pha loãng.
- Sữa vón cục nhỏ li ti. Màu sữa sẽ chuyển sang màu vàng, xanh, màu nâu sô cô la hoặc màu hơi đỏ.
Hình 3. Sữa vắt ra có màu hồng nhạt do sung huyết hoặc xuất huyết, sữa có cặn. Bầu vú bị teo và hoại tử
3. Chẩn đoán lâm sàng
* Kiểm tra bằng mắt thường:
- Quan sát sự đối xứng của các lá vú gồm: 2 lá vú trước (bên phải, trái), 2 lá vú sau (phải, trái).
- Kích thước, hình dạng bầu vú, lá vú, núm vú.
- Phía mặt ngoài da của bầu vú như độ căng, đàn hồi, nhăn nheo, chỗ sưng chứa bọc mủ, máu, mụn cóc, da sừng hóa và màu sắc của da bầu vú (đỏ, hồng, trắng bóng,…).
- Hình dạng các núm vú, đầu núm vú và lỗ tiết sữa.
- Sự phát triển hệ thống mạch máu trên bầu vú.
- Tình trạng và hình dạng của hạch lâm ba vú.
- Kiểm tra các phần phụ như: Viêm hạch lâm ba phía sau bầu vú, nhạy cảm ánh nắng.
- Phần trước bầu vú như: Phù, da có mủ, các mụn cóc, hay các bọc máu.
- Kiểm tra bên hông bầu vú như: Phần sát đùi nóng, sưng, da đỏ hay có mủ.