BỘ LỌC TÌM KIẾM Click xem bộ lọc
Theo danh mục

BỆNH BẠI HUYẾT TRÊN VỊT DO RA GÂY RA VÀ GIẢI PHÁP TRỊ BỆNH HIỆU QUẢ

Ngày đăng: 26/11/2024

Bệnh bại huyết trên vịt do Riemerella anatipestifer (RA) hay còn gọi là bệnh viêm thanh mạc truyền nhiễm xảy ra trên mọi lứa tuổi vịt, hay mắc nhất từ 1-8 tuần tuổi (4-6 tuần là nhạy cảm nhất); có khi gặp ở gia cầm khác như ngan, ngỗng, gà tây,… Đây là một bệnh nhiễm trùng huyết cấp tính, viêm thanh dịch, bại huyết. Hãy cùng Fivevet tìm hiều và phòng trị bệnh này hiệu quả.

1.    Nguyên nhân gây bệnh bại huyết trên vịt
Riemerella anatipestifer là vi khuẩn gram âm, không tạo bào tử, có đặc tính catalase và oxidase dương tính, đồng thời không có khả năng di động. Vi khuẩn này phát triển tốt trong môi trường giàu dinh dưỡng và yêu cầu điều kiện vi hiếu khí. Vì có rất ít đặc điểm hình thái rõ ràng, việc phân lập và xác định R. anatipestifer thường đòi hỏi một quy trình nhiều bước.
Vi khuẩn R. anatipestifer được chia thành khoảng 21 serotype khác nhau, không có khả năng bảo vệ chéo. Điều này có nghĩa là trong cùng một đàn vịt, có thể nhiễm nhiều serotype cùng lúc hoặc từng đợt bùng phát có thể do các serotype khác nhau gây ra, làm giảm hiệu quả của vắc xin. Trong môi trường như nền chuồng hoặc nước, vi khuẩn có thể tồn tại từ 13 đến 27 ngày và nhạy cảm với các chất sát trùng thông dụng như chlorine, NaOH, formol và vôi bột.
Bệnh thường xảy ra tại các trại nuôi không đảm bảo điều kiện an toàn sinh học, kỹ thuật úm không đạt chuẩn, nuôi với mật độ hoặc cường độ cao, và áp dụng hình thức nuôi gối đàn mà không có thời gian trống chuồng giữa các lứa nuôi. Các yếu tố như nước nhiễm bẩn, phân và chất độn lót từ lứa trước chưa được xử lý cũng là nguồn chứa mầm bệnh quan trọng.
2.    Con đường truyền lây bệnh bại huyết trên vịt
Bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp:
- Trực tiếp lây qua hô hấp, qua vết thương nhất là vịt có nhiều tổn thương trên da, bộ lông bị tổn thương, đặc biệt là vết xước ở bàn chân.
- Gián tiếp qua các yếu tố trung gian khác như dụng cụ, máng ăn, máng uống, chuồng trại, đệm lót chuồng, thức ăn, nước uống không đảm bảo, qua động vật, côn trùng trong trại,…
3.    Triệu chứng bệnh bại huyết trên vịt
Bệnh bại huyết trên vịt có thời gian ủ bệnh từ 2-5 ngày. Triệu chứng của vịt điển hình như: vịt yếu, mệt, sốt cao, ủ rũ, bỏ ăn nằm tụm lại với nhau. Tỷ lệ chết từ 30-50% có thể chết lên đến 75% nếu không phát hiện và điều trị kịp thời vì bệnh diễn biến rất nhanh. Các triệu chứng khác như:
- Hô hấp: khẹc nhẹ, hắt hơi, mắt và niêm mạc mũi tiết dịch.
- Hệ tiêu hóa: vịt giảm ăn, tiêu chảy, phân có màu trắng hoặc xanh bất thường.
- Hệ thần kinh: xuất hiện tình trạng run giật đầu, đầu ngoẹo về phía sau, nhạy cảm và dễ bị kích thích.
- Rối loạn vận động: vịt có biểu hiện bơi vòng tròn trên mặt nước, khi di chuyển đầu lắc lư, chân yếu hoặc khập khiễng, đôi khi lết chân hoặc sã cánh bất thường.
4.    Bệnh tích bệnh bại huyết trên vịt
Thể quá cấp: màng tim bị viêm có dịch vàng, màng gan bị viêm có lớp dịch đục. Túi khí của vịt trở nên đục và dày lên ở một số điểm.
Thể cấp: bề mặt gan phủ một lớp Fibrin dày đục, túi khí viêm nặng, dai chắc, thận tích Urate, xoang mắt đôi khi có chất bã đậu trắng, viêm màng não.
Lách tăng sinh, hoại tử vân đá hoa, màng giả phủ hết nội tạng, xoang bụng.
5.    Chẩn đoán bệnh bại huyết trên vịt
- Chẩn đoán phân biệt với bệnh: E.coli, Salmonella, P.Multocida, Viêm gan vịt, Cúm,…
- Dựa vào triệu chứng, bệnh tích đặc trưng của bệnh bại huyết do RA trên vịt, ngan.
- Lấy mẫu bệnh phẩm gửi về Trung tâm chẩn đoán xét nghiệm kiểm nghiệm FiveLab có kết quả nhanh, chính xác.
6.    Phòng bệnh bại huyết trên vịt
Bước 1: Vệ sinh và sát trùng
- Xây dựng hàng rào cách ly: đảm bảo khu vực chăn nuôi được tách biệt hoàn toàn với môi trường bên ngoài, hạn chế sự tiếp xúc với nguồn bệnh từ bên ngoài. Tránh nuôi nhiều loại gia cầm trong cùng một trại để giảm nguy cơ lây nhiễm chéo giữa các loài.
- Ngoài chuồng: phát quang bụi rậm, khơi thông cống thoát nước, dọn vệ sinh định kỳ, phun sát trùng, phun thuốc diệt côn trùng như: Five-Tox, Five-Permethrin, Five-Cymethrin,…
- Tiểu khí hậu chuồng nuôi: hàng ngày vệ sinh sạch sẽ máng ăn máng uống, sàn nuôi, nền sàn, trần nhà,... vệ sinh sạch sẽ kho thuốc, kho cám, dụng cụ chăn nuôi. Luôn đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng và đảm bảo nhiệt độ phù hợp theo độ tuổi của vịt. Áp dụng biện pháp cùng nhập cùng xuất tránh lưu mầm bệnh trong trại nuôi.
- Trong chuồng sát trùng định kỳ bằng một trong các sản phẩm sau: Five-Iodine, Five-BGF, Five-B.K.G, Five-Perkon 3S,… phun 2-3 lần/tuần.
* Bước 2: Phòng bệnh bằng vắc xin bằng cách tiêm vắc xin Five-Coryvac RA khi vịt được 5-10 ngày tuổi, nhắc lại sau 10-14 ngày (ở trại có nguy cơ cao).
* Bước 3: chăm sóc nuôi dưỡng tốt đàn vật nuôi, cung cấp đủ, đúng chủng loại thức ăn theo lứa tuổi chất lượng đảm bảo. Cung cấp nước sạch đầy đủ, mát cho vịt đảm bảo không khi nào thiếu nước khi còn thức ăn.
7.    Trị bệnh bại huyết trên vịt
- Bước 1: Vệ sinh và sát trùng giống khi phòng bệnh.
- Bước 2: Dùng kháng sinh điều trị bệnh: 
Dùng một trong ba phác đồ sau:
Phác đồ 1: Conbo 3in1 Ceftri SDM: 1ml cho 2-3kgP/ ngày.
Phác đồ 2: Ceta-Gen couple: 1ml cho 4-5kgP/ ngày.
Phác đồ 3: Five-Cef-Lipe-Dex: 1ml cho 4-5 kgP/ ngày
Kết hợp với các thuốc trợ sức sau: Five-Butasal, Hado-Dexa, Five-MetaMax.50,… nâng cao hiệu quả điều trị.
- Bước 3: Sau khi tiêm điều trị cần sử dụng một trong các sản phẩm sau trộn vào thức ăn cho vịt, ngan 3-5 ngày: Five-AmoxClav, Five-Amoxcin super, Five-Coryza, Five-Gentadox.22, Five-Doflo,… Kèm theo một trong các sản phẩm sau: Five-Enzym, Five-Prozyme 5way, Five-Men tiêu hoá,… Cùng một trong các thuốc giải độc gan thận: Five-Bogama, Five-Orgamin, Five-Giải độc gan,…

- Bước 4: Để đàn vịt phát triển khỏe mạnh, cần thực hiện tốt việc chăm sóc và nuôi dưỡng, bao gồm điều chỉnh mật độ nuôi phù hợp với từng độ tuổi. Chuồng trại phải được duy trì sạch sẽ, thoáng mát, với luồng không khí lưu thông đều và phù hợp theo từng giai đoạn phát triển, đặc biệt trong các loại chuồng kín.
Đồng thời, cần cung cấp thức ăn đúng loại và đầy đủ dinh dưỡng theo độ tuổi của vịt. Phương pháp cho ăn theo bữa là hiệu quả nhất, nên có khoảng 2-4 giờ nghỉ trong ngày để vịt tiêu hóa hoàn toàn thức ăn. Ngoài ra, luôn đảm bảo nước uống sạch, mát sẵn sàng và không để vịt thiếu nước khi còn thức ăn trong máng.
Xem thêm:
Cách phòng và điều trị hiệu quả bệnh cúm gia cầm
Giải pháp nâng cao sức khỏe đường ruột cho gia cầm
Giải pháp can thiệp hiệu quả cho bệnh REO Virus trên gà vịt
Hội chứng giảm đẻ trên vịt
Chia sẻ :
Ý KIẾN PHẢN HỒI

BÀI VIẾT LIÊN QUAN