Ngày đăng: 30/03/2022
Côn trùng vốn là một trong những loài vật tuy nhỏ bé nhưng sức ảnh hưởng lại vô cùng lớn đối với cả người và động vật. Chúng hoạt động ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta. Đặc biệt vào khoảng thời gian đầu năm, thời tiết ẩm thấp, tạo điều kiện cho các loài côn trùng phát triển mạnh.
Trong thú y, côn trùng là mối nguy hại với các loài vật nuôi khi chúng là vật chủ trung gian truyền nhiễm nhiều bệnh nguy hiểm như: Dịch Tả Lợn Châu Phi, Viêm da nổi cục trên bò, mạt gà,... Không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe đàn vật nuôi mà chúng còn làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Hãy cùng Fivevet tìm hiểu các tác hại của côn trùng trong chăn nuôi và giải pháp khắc phục.Ruồi, muỗi, ve,… hút máu lợn mang mầm bệnh sau khó truyền sang lợn khỏe. Tại các trại không có hàng rào che chắn, các loài côn trùng này dễ dàng mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác, khiến tình hình dịch trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng nặng nề, khó kiểm soát.
Xem: Giải pháp hạn chế nguy cơ bùng phát bệnh dịch tả lợn Châu Phi
Bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) là bệnh truyền nhiễm do một loại vi rút thuộc họ Poxviridae gây bệnh trên trâu, bò (cùng chi với vi rút Đậu dê, cừu). Vi rút VDNC rất ổn định, tồn tại trong thời gian dài ngoài môi trường, đặc biệt là ở dạng vảy khô; tồn tại trong các nốt da hoại tử trên 33 ngày, trong các lớp vảy khô lên đến 35 ngày và ít nhất 18 ngày trong da phơi khô.
Con đường truyền lây chính của bệnh chủ yếu qua côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve. Bệnh thường xảy ra theo mùa, chủ yếu vào những tháng có thời tiết ấm, khi côn trùng hoạt động mạnh và phong phú nhất. Các lớp da bị tổn thương, nước bọt, nước mũi, sữa, tinh dịch, dịch từ cục vỡ, loét chính là môi trường, nguồn thức ăn lý tưởng cho côn trùng. Từ đó lây lan mầm bệnh từ con bệnh sang con khỏe.
Hình 2. Côn trùng lây bệnh viêm da trên bò
Bệnh gây thiệt hại về năng suất do sản lượng sữa giảm mạnh, giảm khả năng sinh sản, sảy thai, tổn thương da, giảm tăng trọng, gia súc có thể chết, gây tổn thất về kinh tế do hạn chế vận chuyển và thương mại.
Xem: Biện pháp phòng và điều trị bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò
Mạt gà hay còn được biết đến là bọ gà, rệp gà là loại ký sinh trùng sống trên gà, chúng có kích thước rất nhỏ chỉ bằng cái đầu kim. Tuy nhỏ bé nhưng mạt gà có thể gây rất nhiều tác hại như:
- Gà gầy ốm
- Rụng lông, trụi lông, hoặc nhẹ thì lông không bóng mượt dù chăm sóc kỹ lưỡng
- Gà con mới nở nếu bị mạc có thể chết
- Gà bị mạt dễ dẫn đến nhát, yếu (bị rót) vì bị nó cắn rất khó chịu, tạo cho chúng cảm giác sợ hãi.
- Con bọ mạt có thể chui vào quần áo, giày dép ở người, gây ra những bệnh nguy hiểm.
Đặc biệt, mạt gà có thể lây sang người, nhất là trẻ em. Chúng đốt rất ngứa ngáy, có thể để lại những mảng phồng rộp. Hơn nữa, bọ gà còn có thể gây bệnh viêm màng não cho người.
Để diệt muỗi tại chuồng trại hiệu quả, việc đầu tiên cần chú ý là việc đảm bảo vệ sinh cũng như xây dựng chuồng trại kiên cố, có các đường thoát nước thải, phân hợp lý, không gây ra mùi hôi thối làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh cũng như hạn chế tối đa sự sinh sôi của muỗi.
Theo phương pháp dân gian, người chăn nuôi có thể dùng phối hợp thân, rễ, lá quả của lá bèo cái khô, cây sả khô, vỏ bưởi khô, bã chè xanh, … để đốt, xông khói cho chuồng trại. Mùi khói từ những loại cây này có tác dụng diệt trừ muỗi khi chúng bị trúng khói.
Sử dụng các tấm lưới nhằm không cho côn trùng xâm lấn vào khu vực chăn nuôi, hạn chế việc mang mầm bệnh do côn trùng từ bên ngoài vào.
Sử dụng một trong các loại thuốc sau: Five-Tox 250, Five-Permethrin phun xung quanh chuồng nuôi và Five-Ivertin.100 Oral trộn vào nước cho vật nuôi uống. Khi sử dụng những loại thuốc này, bà con cần sử dụng đồ bảo vệ, pha chế liều lượng phù hợp để người và vật nuôi không bị ảnh hưởng.
Hình 3. Thuốc đặc trị nội ngoại ký sinh trùng