BỘ LỌC TÌM KIẾM Click xem bộ lọc
Theo danh mục

BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRUYỀN NHIỄM TRÊN TRÂU, BÒ

Ngày đăng: 17/04/2021

             Bệnh viêm da nổi cục là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên trâu, bò. Bệnh bắt đầu xuất hiện ở nước ta từ giữa tháng 10/2020. Sau đó bệnh đã lây lan ra nhiều tỉnh thành trong cả nước với diễn biến rất phức tạp, gây tổn hại lớn về kinh tế. Bệnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chăn nuôi như: giảm tăng trọng, giảm khả năng sinh sản, sảy thai, viêm da, tổn thương da rất nặng và gây chết trâu, bò nếu mắc bệnh nặng và không có biện pháp không chế và can thiệp kịp thời. 
                                                                                             
1. Đặc điểm bệnh:
- Do virus thuộc họ Poxviridae - Chi Capripoxvirus gây ra.
- Bệnh xảy ra theo mùa, chủ yếu vào những tháng nồm ẩm khi các loại côn trùng trích hút phát triển, sinh sôi và hoạt động mạnh như muỗi, ruồi,...
- Tỷ lệ mắc bệnh 10-20% và tỷ lệ chết thấp từ 1-5%. Tuy nhiên, nếu bệnh thành dịch lớn và virus tác động làm viêm da cục bộ gây nhiễm trùng và nhiễm kế phát các bệnh do vi trùng khác thì tỷ lệ chết có thể lên tới 20-80%.
 
2. Phương thức truyền lây:
- Đường truyền lây chủ yếu qua côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve…
- Qua tiếp xúc trực tiếp từ các lớp da tổn thương, nước bọt, nước mũi, sữa, tinh dịch, thịt, dịch từ các u vỡ - loét.
- Bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh từ vùng có dịch, do sử dụng chung máng ăn, máng uống hoặc kim tiêm…

                                                                                  
                                                                                        Ảnh (sưu tầm): Đường truyền lây của bệnh Viêm da nổi cục ở trâu bò
 3. Triệu chứng:
- Thời gian ủ bệnh từ 4-14 ngày.
- Sốt cao, ăn kém, hạn chế nhai lại. Đối với bò sữa giảm lượng sữa.
- Tăng tiết dịch tại mắt, mũi và chảy nhiều nước bọt, sưng hạch bạch huyết (hạch trước vai, sau đùi).
- Trên bề mặt da, chân lông xuất hiện các nốt sần to nhỏ khác nhau. Sau khi nhiễm bệnh 5-7 ngày các nốt sần này to dần và hình thành các u, cục có đường kinh to nhỏ khác nhau khoảng 1-5 cm (thường xuất hiện đầu tiên ở vùng cổ, đầu, mông). Với những gia súc lông dài, không dễ dàng nhận biết trừ khi sờ hoặc làm ướt lông và trên bề mặt da có các lợn cợn to nhỏ khác nhau.
- Trâu, bò nhiễm bệnh kéo dài nhiều ngày các nốt sần sẽ xuất hiện nhiều dần, to lên và ở khắp cơ thể. Các u nổi lên có hình tròn, rắn chắc thường thấy ở đầu, cổ, bầu vú, cơ quan sinh dục và đáy chậu. Các u này có thể mất đi theo thời gian nhưng vùng giữa của u thường bong vảy, hoại tử tạo vết thương hở, sâu, thu hút côn trùng.
- Chân và các bộ phận vùng bụng khác của cơ thể như bao da, ức, bìu và âm hộ, có thể bị tiết dịch khiến con vật không muốn di chuyển.
- Loét ở vùng mõm, môi và trong miệng, mũi.
- Bò đực có thể bị vô sinh vĩnh viễn hoặc tạm thời. Bò mang thai có thể sảy thai và động dục trong vài tháng.

                                                        
                                                         

 4. Bệnh tích:
- Bệnh tích đặc trưng: Nổi các u, cục, cứng. Dưới da xuất hiện các nốt sần xơ hóa, tích nước.
- Xuất hiện các mụn nước, vết hoại tử, vết loét ở màng nhầy niêm mạc miệng, đường tiêu hóa, khí quản và phổi.
- Xuất huyết ở lá lách, gan, dạ cỏ, ruột.
- Màng não phù nề.
                                                         

5. Chẩn đoán:
- Chẩn đoán lâm sàng thực địa thông qua các triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh. Tuy nhiên, bệnh có thể nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da khác như ghẻ, côn trùng hoặc ve cắn, đậu bò,... Vì vậy, để khẳng định chính xác nguyên nhân gây bệnh, người chăn nuôi nên lấy mẫu của vật nghi mắc bệnh (mẫu da tổn thương, vảy, máu chống đông hoặc nước bọt) gửi về đơn vị Chẩn đoán-xét nghiệm và chăm sóc sau bán hàng của công ty Fivevet để xét nghiệm, phát hiện sự có mặt của virus LSD bằng phương pháp PCR cho kết quả nhanh, chính xác.
6. Phòng bệnh:
- Căn nguyên của bệnh do virus gây ra. Để phòng bệnh tốt nhất sử dụng vắc xin tiêm phòng cho trâu, bò định kỳ 4-5 tháng/ lần. Đối với bê, nghé tiêm cho giai đoạn từ 2 tháng tuổi trở lên.
- Kiểm soát vật chủ chung gian truyền bệnh đặc biệt côn trùng trích hút như: Muỗi, vẻ, ghẻ bằng cách phát quang bụi rậm, sử dụng các loại thuốc diệt ve, ghẻ như: Five-Ivemectin/Five-Mectin.100 tiêm 3 tháng/lần và sử dụng Five-Tox phun diệt ruồi, muỗi…
- Khi xảy ra dịch phải thông báo cho thú y cở sở biết để khoanh vùng dập dịch, không bán chạy. Không chăn thả bò bệnh để khống chế không để dịch bệnh lây lan.
- Định kỳ sử dụng các sản phẩm như: Five-B.K.G, Five-BGF hoặc Five-Perkon 3S phun khử trùng tiều độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, hố phân, khu vực bãi chăn thả định kỳ 2 lần/ tuần.

7. Điều trị:
Căn nguyên của bệnh do virus gây ra, không có thuốc đặc trị.
Giải pháp để khống chế bệnh, hạn chế lây lan và giảm thiệt hại do bệnh gây ra xin khuyến cáo người chăn nuôi thực hiện các bước sau:
Bước 1: Thực hiện cách ly, nuôi nhốt và không chăn thả trâu, bò, bê, nghé nghi nhiễm bệnh.
Bước 2: Thực hiện việc khử trùng tiêu độc chuồng trại bằng các chất sát khuẩn có tác dụng tiêu diệt không cho mầm bệnh lây lan như: Five-B.K.G, Five-BGF hoặc Five-Perkon 3S phun 2 lần/ tuần.

Five-BGF       Five-Perkon 3S     Five-B.K.G
                        
                                              
Bước 3: Sử dụng các sản phẩm để diệt các vật chủ chung gian truyền bệnh như: Five-Ivemectin/Five-Mectin.100 tiêm 1lần/ con để diệt ve, ghẻ và sử dụng Five-Tox phun diệt ruồi, muỗi…
                                                                         
                                     Five-Ivermectin                                                                              Five-Mectin.100                                                                            Five-Tox

Bước 4: Sử dụng vắc xin tiêm trực tiếp vào ổ dịch để hạn chế bệnh lây lan.
Bước 5: Khi trâu bò, bê, nghé mắc bệnh có biểu hiện nổi các nốt sần trên bề măt da, các u, cục to nhỏ khác nhau, các nốt loét trên miệng, hầu họng dẫn đến trâu, bò, bê, nghé có các biểu hiện nhiễm trùng do viêm da, chân lông, đau không ăn và nhiễm kế phát các bệnh do vi khuẩn khác. Để hạn chế nhiễm khuẩn thứ phát và giúp trâu, bò, bê nghé tăng sức đề kháng chống đỡ bệnh Viêm da, nổi cục người chăn nuôi có thể áp dụng biện pháp sau:
+ Sử dụng một trong các loại thuốc sau để hạ sốt, kháng viêm, tiêu viêm cho trâu bò, bê, nghe như: Five-Anagin C, Five-Metamax.50, Five-Ketofen tiêm theo khuyến cáo trên bao bì sản phẩm. liệu trình 3-4 ngày.
+ Sử dụng thuốc trợ sức trợ lực dùng một trong các sản phẩm sau: Five-Cafein, Five-ButasalFive-B.Comlex Inj, …Tiêm theo khuyến cáo trên bao bì sản phẩm. liệu trình 3-4 ngày liên tục hoặc sử dụng các chất bổ trợ như: Five-Masol, Five-Bogama ginseng, Five-Mix Lyte,…..Pha vào nước hoặc trộn thức ăn liên tục 5-7 ngày.
+ Sử dụng một trong các loại kháng sinh sau: TW5-Cetifor inj, Five-Amox.20@LA, Five-Penstrep.LA… Tiêm 3-4 ngày liên tục có tác dụng ức chế vi khuẩn bội nhiễm, chống nhiễm trùng do các u, cục, vết loét ở miệng, hầu, họng và đường tiêu hóa của trâu, bò, bê, nghé.
hoặc để tiện lợi, và có hiệu quả cao hơn nữa trong quá trình điều trị bệnh có thể sử dụng combo sản phẩm của công ty Fivevet nghiên cứu và sản xuất: Combo Cef-Ke-sal  một mũi tiêm bao gồm cả kháng sinh, kháng viêm, thuốc bổ đặc trị các bệnh kế phát do viêm da nổi cục.



                                                                 
                                                                                                   Combo Cef-Ke-Sal
                                     
                         Five-Amox.20@LA                                                       Five-Ketofen                                                                      Five-Butasal
                                                                     
Bước 6:
+ Xử lý các vết loét, các u cục trên bề mặt da do bị viêm, thối lở loét, chảy nước ra bằng dung dịch Five-CTC Spray phun, xịt trực tiếp vào các vết lở loét 1-2 lần/ngày. Liệu trình 5-7 ngày.
                                                                                                               
Five-CTC Spray
                                                                                       
Lưu ý:
Đối với trâu, bò, bê, nghé nhiễm bệnh nặng, yếu, không ăn uống được có thể sử dụng dung dịch Lactate ginger, đường 10% hoặc muối 0,9% tiêm, truyền, liệu trình 2-3 ngày.


 
 
Nguồn: Ths. Phạm Đức Vũ- GĐ Kỹ thuật Fivevet

 
Chia sẻ :
Ý KIẾN PHẢN HỒI

BÀI VIẾT LIÊN QUAN