Bệnh cầu trùng (Coccidiosis) là một trong những căn bệnh phổ biến và gây ảnh hưởng tới sức khỏe của nhiều loài động vật, như chó, mèo, gia súc, gia cầm. Đây là bệnh do ký sinh trùng thuộc chi Eimeria gây ra, gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe của động vật, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi, từ đó ảnh hưởng tới năng suất và lợi ích kinh tế của ngành chăn nuôi cũng như sức khỏe của động vật nuôi.

Chính vì vậy, phòng và chữa bệnh cầu trùng đã và đang trở thành một nhu cầu cấp thiết để bảo vệ sức khỏe của động vật, giảm thiểu tổn hại kinh tế và nâng cao hiệu quả sản xuất. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng
Fivevet tìm hiểu rõ hơn về bệnh cầu trùng và một số sản phẩm điều trị bệnh cầu trùng.
1. Sơ bộ về cầu trùng
1.1 Giới thiệu chung về bệnh cầu trùng
Bệnh cầu trùng (hay còn gọi là bệnh coccidiosis) là một bệnh nhiễm trùng do các loại ký sinh trùng thuộc chi Eimeria gây ra, thường xuất hiện ở động vật như gia cầm, gia súc hoặc thú nuôi. Bệnh này chủ yếu tấn công đường tiêu hóa đặc biệt là ruột non. Cầu trùng gây bệnh chủ yếu ở động vật non hoặc yếu, nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới động vật trưởng thành nếu không được điều trị kịp thời.
1.2. Nguyên nhân gây bệnh và vòng đời của cầu trùng
Cầu trùng thuộc chi Eimeria chủ yếu gây bệnh ở gia súc, gia cầm, đặc biệt là gà. Khi động vật bị nhiễm bệnh cầu trùng, các nang bào tử (chưa hình thành bào tử) sẽ được giải phóng ra ngoài môi trường qua phân và tồn tại trong một thời gian dài. Khi gặp điều kiện có không khí, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, những nang bào tử này sẽ trải qua quá trình phát triển gọi là bào tử hóa và hình thành bào tử. Khi động vật tiếp xúc và ăn phải những nang bào tử này, quá trình tiêu hóa bằng enzyme sẽ làm giải phóng các bào tử, giúp chúng di chuyển đến các vị trí ưa thích của chúng (mỗi loài sẽ có một vị trí gây bệnh khác nhau) để xâm nhập vào các tế bào.
Tại đây, chúng bắt đầu giai đoạn phát triển tiếp theo, khởi đầu bằng hai đến ba vòng sinh sản vô tính để tạo thành một tế bào đa nhân khổng lồ gọi là thể phân liệt, từ đó các merozoite được hình thành. Tiếp theo là một vòng sinh sản hữu tính duy nhất, tạo ra các giao tử lớn và giao tử nhỏ. Sau đó hai giao tử này thụ tinh với nhau tạo thành hợp tử rồi phát triển thành nang bào tử. Cuối cùng nang bào tử sẽ được giải phóng ra ngoài môi trường, bắt đầu một chu kỳ sinh trưởng mới.
1.3. Triệu chứng lâm sàng của bệnh cầu trùng
Các dấu hiệu lâm sàng ở động vật bao gồm tiêu chảy (phân loãng, có chất nhầy hoặc xuất huyết), chán ăn, giảm tăng cân, trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn tới tử vong.
Hầu hết động vật đều bị nhiễm cầu trùng vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời, nhưng chỉ một số ít sẽ xuất hiện các biểu hiện lâm sàng của bệnh. Các triệu chứng lâm sàng thường xuất hiện trên động vật non nhiều hơn trên động vật trưởng thành.
1.4. Phương pháp phòng bệnh và điều trị:
Để điều trị bệnh cầu trùng ở động vật, đặc biệt là gia súc, gia cầm, có thể áp dụng một số phương pháp khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiệm trọng của bệnh và loài động vật bị nhiễm. Các phương pháp phổ biến để phòng và điều trị cầu trùng bao gồm: sử dụng thuốc đặc trị, cải thiện điều kiện vệ sinh trong chăn nuôi và bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
2. Các nhóm hoạt chất điều trị bệnh cầu trùng
Hiện nay, các thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh cầu trùng khá đa dạng và có thể được chia thành các nhóm chính dựa trên cơ chế tác dụng của chúng:
2.1. Nhóm thuốc ức chế tổng hợp Acid folic
2.1.1. Nhóm kháng sinh Sulfonamide
Sulfaquinoxaline là một đại diện của nhóm kháng sinh Sulfonamide, được sử dụng để điều trị bệnh cầu trùng ở gia cầm và gia súc, rất hiệu quả trong việc kiểm soát cầu trùng do Eimeria gây ra, giúp giảm thiểu các triệu chứng lâm sàng và tổn thương nội tạng của động vật bị nhiễm.
Cơ chế tác dụng của Sulfaquinoxaline cũng giống như các kháng sinh khác trong nhóm Sulfonamide, nó ức chế enzyme dihydropteroate synthetase, làm giảm khả năng tổng hợp acid folic của ký sinh trùng Eimeria. Điều này ngăn cản sự phát triển và phân chia tế bào của ký sinh trùng, từ đó giảm sự nhiễm trùng trong cơ thể động vật. Đặc biệt thuốc không gây ảnh hưởng trực tiếp đến động vật mà chỉ tác động lên ký sinh trùng, giúp kiểm soát và giảm mức độ bệnh.
2.1.2. Ethopabate
Đối kháng với acid folic hoặc tiền chất của nó (PABA), ức chế tổng hợp acid nucleic, hạn chế sản xuất tế bào mới, tác động mạnh nhất lên Eimeria maxima, Eimeria brunetti. Do thuốc này không có tác dụng với giai đoạn manh tràng của Eimeria tenella nên thường phối hợp với Amprolium để mở rộng phổ tác dụng.
2.2. Nhóm Benzene acetonitrile
Diclazuril là một thuốc thuộc nhóm này, được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh do coccidia (cầu trùng) gây ra, đặc biệt là ở gia súc non như cừu và bê. Thuốc có tác dụng tiêu diệt các giai đoạn vô tính và hữu tính trong chu kỳ phát triển của cầu trùng, giúp ngăn ngừa sự lây lan và giảm thiểu tổn thương ở ruột. Thuốc có tác dụng tốt đối với cái gian đoạn đầu mắc bệnh cầu trùng, tuy nhiên hiệu quả khá hạn chế đối với các tổn thương ở động vật đã mắc bệnh lâu dài. Do đó, việc sử dụng Diclazuril cần được thực hiện đúng thời điểm để đạt hiệu quả tối ưu trong việc kiểm soát bệnh cầu trùng.
2.3. Thuốc ức chế cạnh tranh hấp thu thiamine
Nhóm thuốc này không diệt ký sinh trùng mà chỉ làm giảm sự phát triển và sinh sản của chúng. Đại diện chính của nhóm này là Amprolium hydroclorid.
Amprolium hydrochloride ức chế hấp thu thiamine, làm rối loạn chuyển hóa carbohydrate, ngăn chặn sự phát triển của cầu trùng. Thuốc tác động mạnh lên Eimeria tenella, Eimeria necatrix, Eimeria acervulina. Để mở rộng phổ tác dụng có thể phối hợp với ethopabate, sulfaquinoxakine hoặc pyrimethamine. Thuốc có thể được dùng ở liều cao gấp nhiều lần liều khuyến cáo mà không gây tác dụng phụ, là một trong những loại thuốc chống cầu trùng an toàn nhất được sử dụng rộng rãi.
2.4. Nhóm Triazine
Nhóm thuốc này tác động lên chu trình phát triển của cầu trùng, làm gián đoạn các giai đoạn sinh trưởng và sinh sản của ký sinh trùng. Đại diện chính của nhóm này là Toltrazuril.
Toltrazuril ức chế các giai đoạn phát triển của cầu trùng, đặc biệt là giai đoạn phân bào và giao bào, ảnh hưởng đến ty thể và lưới nội chất. Thuốc ức chế các enzyme chuỗi hô hấp và tổng hợp pyrimidine, làm gián đoạn quá trình sinh trưởng và sinh sản của ký sinh trùng. Toltrazuril hấp thụ tốt qua đường tiêu hóa, phân bố nhanh đến các cơ quan, đặc biệt là hệ tiêu hóa (nơi ký sinh trùng sinh sống) và thải chủ yếu qua phân dưới dạng chưa chuyển hóa hoặc sản phẩm chuyển hóa.
2.5. Nhóm ionophore
Các ionophore ảnh hưởng đến cả giai đoạn ngoại bào và nội bào của ký sinh trùng, đặc biệt là trong giai đoạn đầu, giai đoạn vô tính của quá trình phát triển ký sinh trùng. Cơ chế chung của nhóm này là phá vỡ các gradient ion trên màng tế bào của ký sinh trùng, làm thay đổi sự vận chuyển ion qua màng tế bào của cầu trùng, gây rối loạn chức năng tế bào và ức chế sự phát triển của ký sinh trùng. Các ionophore được sử dụng trong thú y bao gồm monensin, salinomycin, narasin, semduramicin và laidlomycin propionate.
Monensin là một chất kháng khuẩn ionophore nguyên mẫu và có nguồn gốc từ Streptomyces, hoạt động như một chất chống vận chuyển Na + /H +, ngăn chặn sự vận chuyển protein nội bào, dẫn đến tác dụng kháng khuẩn và chống sốt rét.
2.6. Vitamin và khoáng chất bổ sung
Nhóm thuốc này không có tác dụng trực tiếp lên ký sinh trùng nhưng có tác dụng hỗ trợ điều trị và tăng cường sức khỏe cho vật nuôi, giúp chúng phục hồi nhanh chóng và tăng cường hệ miễn dịch.
- Vitamin A: đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng miễn dịch và bảo vệ niêm mạc ruột, giúp động vật nhanh chóng hồi phục sau khi bị nhiễm cầu trùng.
- Vitamin K: hỗ trợ quá trình đông máu và giúp giảm thiểu các tác dụng phụ do xuất huyết khi động vật bị bệnh cầu trùng nặng. Nó có thể bổ sung vào chế độ ăn của động vật trong quá trình điều trị.
3. Một số sản phẩm điều trị bệnh cầu trùng hiệu quả của Fivevet

3.1.
Five-Ampro.K oral:
Có chứa thành phần chính: Amprolium hydrochloride 240g & Vitamin K3 20mg.
Đặc trị cầu trùng do các loại Eimeria (E.tenella, E.maxima, E.acervulina, E.necatrix, E.brunetti) gây ra, giảm xuất huyết đường ruột, cầm máu, giúp niêm mạc đường ruột mau lành, khỏi bệnh không tái phát.
3.2.
Five-Amproli.KA:
Thành phần chính có Amprolium hydrochloride 250g, Vitamin A 10 TrIU, Vitamin K3 2.5g.
Đặc trị cầu trùng do các loại Eimeria (E.tenella, E.maxima, E.acervulina, E.necatrix, E.brunetti) gây ra. Ngoài ra, trong thành phần có bổ sung Vitamin A và K giúp giảm xuất huyết đường ruột, cầm máu, niêm mạc đường ruột mau lành, khỏi bệnh không tái phát.
3.3.
Five-Amsucox:
Các thành phần chính: Amprolium hydrochloride 200g, Sulfaquinoxaline sodium 150g, Vitamin A 15 TrIU, Vitamin K3 5g.
Đặc trị bệnh cầu trùng. Hiệp đồng tác dụng giảm xuất huyết, cầm máu nhanh.
3.4.
Five-Anticoc:
Thành phần có chứa: Trimethoprim 60g, Sulfachlozin sodium 300g, Lactose vừa đủ 1kg.
Đặc trị cầu trùng ruột non, cầu trùng ghép, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, viêm ruột hoại tử,…
3.5.
Five-Anticoccid.A:
Có chứa các thành phần: Diaveridine 33g, Sulfaquinoxaline 187g.
Đặc trị cầu trùng cấp, bệnh cầu trùng ghép, thuốc có tác dụng nhanh, hiệu quả khi con vật ỉa ra máu tươi.
3.6.
Five-Cox 2,5%:
Chứa thành phần chính: Toltrazuril 2.5g.
Thuốc đặc trị bệnh cầu trùng, cầu trùng ruột non ở gà và chim.
3.7.
Five-Cox 5%:
Thành phần chính: Toltrazuril 5g.
Thuốc phòng và điều trị bệnh cầu trùng ở lợn con, bê, nghé non, thỏ.
3.8.
Five-Diclacox:
Chứa thành phần chính Diclazuril 25g.
Thuốc đặc trị cầu trùng thế hệ mới, phổ diệt rộng, diệt nhanh, cắt đứt vòng đời sinh sản các loài cầu trùng Eimeria tenella, E.necatrix, E.brunetti, E.maxima, Eimeria acervulina,... gây bệnh trên gà, lợn, bê, nghé, dê, cừu,...
Xem thêm:
-
Tổng quan và ứng dụng của Chymosin trong thú y
-
Kháng sinh nhóm Mycrolide và Tetracycline
-
Nhóm kháng sinh Aminoglycosid trong thú y