BỘ LỌC TÌM KIẾM Click xem bộ lọc
Theo danh mục

BỆNH TPD - NGUY CƠ TIỀM ẨN TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

Ngày đăng: 28/04/2024

Bệnh mờ đục trắng gan trên tôm thẻ chân trắng – Translucent Post – Larva Disease – TPD là chứng bệnh mới xuất hiện thời gian gần đây, đến nay vẫn chưa có biện pháp điều trị hữu hiệu. Trong bài viết này, hãy cùng Fivevet tìm hiểu về bệnh TDP, các triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh và cách để người nuôi biết và phòng và điều trị bệnh này.
Hình 1. Bệnh TPD trên tôm thẻ chân trắng

1. Tác nhân gây bệnh:

  • - Theo Ying Zou và cộng sự 2020, tác nhân gây bệnh TPD là vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (Vp-JS20200428004-2), chủng Vibrio parahaemolyticus. Tuy nhiên, loài Vibrio parahaemolyticus khác với loài Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm đã được công bố trước đây.
  • - Ngoài ra, năm 2023, Ailan Xu và cộng sự đưa ra báo cáo về bệnh Glass post-larvae disease – GPD trên tôm thẻ chân trắng với các triệu chứng bệnh lý trên tôm bệnh giống như Ying Zou và cộng sự đã công bố năm 2020. Tuy nhiên nhóm này lại đưa ra tác nhân gây bệnh là Baishivirus (GenBank: ON550424). Trái với Ying Zou và cộng sự, Ailan Xu và cộng sự đã kiểm chứng bằng gây bệnh thực nghiệm, đồng thời quy trình Realtime RT-PCR để phát hiện bệnh cũng đã được nghiên cứu và giới thiệu.
  • - Ở Việt Nam, Phòng Nghiên cứu ShrimpVet vào cuối tháng 8/2023 đầu tháng 9/2023 đã cho ra kết luận các chủng vi khuẩn nghi ngờ gây bệnh TPD là những chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus mới, có độc lực cao hơn các chủng vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính.
  • - Như vậy, thông qua các nghiên cứu gần đây, có 2 luồng ý kiến cho tác nhân gây bệnh với mô tả bệnh giống nhau: TPD do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra (Ying Zou và cộng sự 2020, Phòng Nghiê cứu ShrimpVet 2023) và GPD do virus Baishivirus gây ra (Ailan và cộng sự 2023).

2. Phân bố:

  • - Bệnh xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc từ tháng 3 năm 2020 tại các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, sau đó lây lan rộng ra miền Bắc Trung Quốc thông qua quá trình vận chuyển tôm hậu ấu trùng (PL).
  • - Tại Việt Nam, bệnh xảy ra với tần suất cao ở miền Trung Việt Nam do sử dụng thức ăn tươi cho tôm bố mẹ là dời xanh xuất xứ Trung Quốc không qua kiểm nghiệm.
  • - Tôm thẻ chân trắng giai đoạn hậu ấu trùng từ 4 – 7 ngày có khả năng nhiễm bệnh cao với mức độ nặng. Thông thường, tỷ lệ mắc bệnh đạt 60% vào ngày thứ 2 và đạt 90 – 100% vào ngày thứ 3.
Hình 2: Tôm ấu trùng thiệt hại do bệnh TPD.

3. Triệu chứng bệnh:

Một số dấu hiệu cho thấy tôm đã nhiễm bệnh TPD gồm:
  • - Gan tụy nhợt nhạt, không màu.
  • - Dạ dày, đường tiêu hóa trống rỗng.
  • - Cơ thể trong suốt, mờ đục.
  • - Giảm khả năng bơi, dễ bị chìm đáy.
Hình 3. Dấu hiệu lâm sàng trên tôm thẻ chân trắng của bệnh TPD.
Ấu trùng tôm bị bệnh được biểu thị bằng mũi tên trắng cho thấy gan tụy nhợt nhạt, không màu

4. Phương pháp xử lý

  • - Hiện nay bệnh chưa có biện pháp phòng trị cụ thể. Tuy nhiên, một số nông dân nuôi tôm bên Trung Quốc nhận thấy rằng việc xử lý bể nuôi bằng chất kháng khuẩn có thể làm giảm bệnh hậu ấu trùng trong suốt.
  • - Do chưa có biện pháp điều trị, nên việc phòng bệnh càng trở nên cần thiết trong giai đoạn dịch này:
    • + Thực hiện đúng quy trình rửa Nauplius trước khi đưa vào bể ương.
    • + Kiểm soát môi trường ao nuôi chặt chẽ, tăng cường các vi sinh có lợi để ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
    • + Kiểm soát chặt nguồn thức ăn tươi sống.
    • + Tăng cường bổ sung sức đề kháng cho tôm bằng sản phẩm: Five – Aminovit Super giúp tôm chống bệnh tốt hơn.
    • + Tạt Five–Diệp Hạ Châu trong giai đoạn tôm post mới thả đến 20 ngày để tăng cường sức miễn dịch cho tôm giai đoạn này.
    • + Sử dụng định kỳ Five–Bazym để ức chế vi khuẩn gây bệnh.
  •  
  • Five – Aminovit super: Giúp tôm tăng sức đề kháng, chống chọi tốt với bệnh tật.
  • Five – Diệp Hạ Châu: Thảo dược tăng cường sức đề kháng cho tôm.
  • Five – Bazym: Hỗ trợ xử lý môi trường, ức chế vi khuẩn gây bệnh.