Trong những năm cuối thập niên 1990, một loại circovi rút mới gây bệnh đã được phát hiện ở lợn. Vi rút này khác với PCV thích ứng trên môi trường tế bào thận lợn PK15 đã biết trước đó. Người ta gọi PCV đã biết là PCV type 1 (PCV1) và vi rút mới phân lập được là PVC type 2 (PCV2).
PCV2 có liên quan đến hội chứng gầy còm ở lợn sau cai sữa, hội chứng viêm da và viêm thận, hội chứng viêm đường hô hấp và hội chứng rối loạn sinh sản ở lợn. Trong các hội chứng trên, hội chứng gầy còm ở lợn sau cai sữa gây thiệt hại lớn nhất cho ngành chăn nuôi lợn. Hãy cùng
Fivevet tìm hiểu về căn bệnh này và cách bảo vệ đàn lợn tránh bị nhiễm bệnh.
1. Đặc điểm của bệnh PCV2
*Phân loại
PCV2 thuộc giống Circovirus, họ Circoviridae. Các chủng PCV2 phân lập được trên thế giới có cùng nguồn gốc với mức độ tương đồng về kiểu gen khoảng 93% (Larochelle &cs.,2002). Trước năm 2014 PCV2 được chính thức công nhận gồm 3 genotype, ký hiệu từ PVC2a, PCV2b, PCV2c (Segales &cs.,2008). Năm 2015 xác định một genotype mới là PCV2d, lưu hành rộng rãi ở Châu Âu, Châu Mỹ, gồm các quốc gia như Thụy Sĩ, Đức, Phần Lan, Romani, Serbia, Mỹ, Uruguay, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc.
Ở Việt Nam có đồng thời nhiều nhóm PCV2, trong đó nhóm vi rút tái tổ hợp PCV2b và genotype PCV2d (Huỳnh thị Mỹ Lệ & cs.,2015).
*Sức đề kháng
PCV2 có khả năng sống được 15 phút ở nhiệt độ 70
oC, bị bất hoạt ở PH=3 và bởi chloroform. Ở nhiệt độ phòng, bị tác động trong 10 phút bởi một số chất sát trùng như chlorhexidine, formaldehyde, iodine và cồn thì hiệu giá của vi rút giảm đi.
2. Dịch tễ học của bệnh PCV2
*Loài vật mắc: PCV2 phân bố rộng rãi ở loài lợn, kể cả lợn nuôi và lợn hoang dã, nhưng các loài vật khác không mẫn cảm với PCV2.
*Phương thức truyền lây
Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi - miệng. Bệnh có thể lây qua tiếp xúc, qua phân, qua đường hô hấp và tinh dịch của lợn đực giống. Khả năng mẫn cảm với bệnh thay đổi tùy theo tính biệt, giống lợn.
*Cơ chế sinh bệnh
PCV2 gây hủy hoại hệ miễn dịch của lợn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại mầm bệnh khác xâm nhập và gây bệnh.
3. Triệu chứng và bệnh tích của PCV2
*Hội chứng gầy còm ở lợn sau cai sữa (PMWS): thường xảy ra ở lợn từ 2-4 tháng tuổi. Tỷ lệ ốm thường dao động từ 4-30% (đôi khi lên đến 50-60%) tỷ lệ chết khoảng 4-20%.
PMWS đặc trưng bởi hiện tượng còi cọc, da nhợt nhạt, thở khó đôi khi tiêu chảy và có thể có chứng hoàn đản. Giai đoạn đầu bị bệnh các hạch lympho dưới da sưng to. Giai đoạn sau hạch lympho trở lại bình thường thậm chí teo nhỏ lại, tuyến ức teo nhỏ lại. Phổi có thể sưng to, dai chắc như cao su, tương ứng với bệnh tích vi thể viêm phổi kẽ. Nhiều trường hợp phế quản viêm tơ huyết. Gan bị sưng to hoặc teo nhỏ, nhạt màu, cứng, bề mặt có các hạt nhỏ. Một số lợn bị hoàn đản trong giai đoạn cuối của bệnh. Thận có nốt hoại tử màu trắng (viêm thận kẽ không mủ).
*Hội chứng viêm da và viêm thận (PDNS)
PDNS xảy ra ở lợn con, lợn thịt và lợn trưởng thành (11-14 tuần). Tỷ lệ nhiễm khoảng dưới 1% nhưng đôi khi có thể cao hơn. Tỷ lệ chết có thể lên đến 100% ở đàn lợn trên 3 tháng tuổi nhưng chỉ 50% với đàn lợn nhỏ. Lợn chết chỉ sau một vài ngày có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Con sống sót có thể tăng trọng trở lại sau 7-10 ngày.
Lợn mắc PDNS có biểu hiện mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn, sốt (41
oC) hoặc không sốt, nằm một chỗ, lười vận động hoặc đi lại khó khăn, cứng nhắc. Triệu chứng rõ nhất trên da xuất hiện những đám ban có màu đỏ tía, không có hình nhất định, bắt đầu từ vùng chân sau và mông, có trường hợp nốt ban lại phân tán khắp cơ thể. Bệnh tiến triển, hình thành đám vẩy sẫm ở những nơi có bệnh tích, sau đó nhạt màu dần, đôi khi để lại sẹo.
Khi lợn chết thể cấp tính, hai bên thận sưng to, trên bề mặt có nốt màu trắng, phù thũng bể thận, viêm hoại tử có mủ tiểu cầu thận và viêm kẽ thận. Thường thì bệnh tích ở da và thận đều xuất hiện khi lợn mắc PDNS, tuy nhiên có nhiều trường hợp chỉ biểu hiện một trong hai bệnh tích trên. Hạch lympho thường bị sưng to, có màu đỏ. Lách bị nhồi huyết.
*Hội chứng rối loạn sinh sản ở lợn
PCV2 có liên quan đến hiện tượng sảy thai và thai chết non, tuy nhiên trong thực tế hiếm gặp. Điều này được giải thích là do tỷ lệ huyết thanh dương tính với PCV2 ở lợn trưởng thành cao nên lợn sinh sản thường không mẫn cảm với bệnh.
Trong trường hợp lợn rối loạn sinh sản do PCV2, lợn chết yểu có hiện tượng gan sung huyết, tim sưng to, trên bề mặt có nhiều điểm hoại tử. Bệnh tích vi thể rõ nhất là hiện tượng cơ tim viêm tơ huyết hoặc hoại tử.
4. Chẩn đoán bệnh PCV2
*Chẩn đoán lâm sàng: cần chẩn đoán phân biệt triệu chứng hô hấp ở lợn mắc tai xanh với hội chứng PMWS. Trong trường hợp viêm da, viêm thận cần loại trừ do các nguyên nhân khác. Cần chẩn đoán phân biệt với bệnh
dịch tả cổ điển,
dịch tả châu phi.
*Chẩn đoán cận lâm sàng: lấy mẫu theo hướng dẫn và gửi về Trung tâm chẩn đoán xét nghiệm và kiểm nghiệm
FiveLab cho kết quả nhanh, chính xác.
5. Phòng và kiểm soát bệnh PCV2
- Thực hiện an toàn sinh học, vệ sinh tiêu độc khử trùng sát khuẩn xung quanh chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi, người ra vào chuồng nuôi hàng ngày.
- Phòng bệnh bằng vắc xin:

Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu, kiểm soát bệnh như sau:
- Tách lọc lợn có biểu hiện bệnh hoặc nghi ngờ ủ bệnh chăm sóc đặc biệt.
* Cá thể:
- Tùy theo triệu chứng có thể chọn tiêm:
Five-MycoPro,
Five-Tulaket,
Five-AmoxClav,
Five-Amox@.LA,
Five-Cfor 10%,
Five-Cefketo,
Five-AziFlu,
Five-Trile,…
- Hạ sốt, tiêu viêm:
Five-Gluco.KC namic,
Five-Anagin.C,
Five-Ketofen,
Five-Flunixin,
Five-Mexicam,
Five-Medemin,…
- Trợ sức, trợ lực:
Five-Butasal,
Five-Acemin.B12,…
* Tổng đàn:
- Tăng cường đề kháng, bồi bổ cơ thể, kích thích tiêu hóa:
Five-Anti virus,
Beta-Glucan.C,
Five-Vitamin C,
Five-Aminovit super,
Five-Multivit,
B.comlex-K&C,
Five-Masol Forte,
Five-Prozyme 5way,
Five-Men sống,… Liệu trình 3-5 ngày.
- Kháng sinh chống kế phát như:
Five-Tylvasin,
Five-Doxcolis,
Five-LincoSpec,
Five-Paflo,
Five-Doflo,
Five-Tialin,
Five-Tilmosin,
Five-Amoxcin super,
Five-Ampicon,
Five-TazBavit,
Five-Berin.H,… Liệu trình 5-7 ngày.

- Hạ sốt:
Five-Cảm cúm,
Five-Para.C
- Giải độc gan thận như:
Five-Acemin.B12,
Five-Orgamin,
Five-Phosric,
Five-Giải độc gan,
Five-Bogama,… Liệu trình 3-5 ngày.
Xem thêm:
-
Bệnh uốn ván trên gia súc: Nguyên nhân và cách phòng trị bệnh hiệu quả
-
Bệnh hô hấp phức hợp trên heo và cách điều trị hiệu quả
-
Phòng và điều trị bệnh liên cầu khuẩn trên lợn