Bệnh giả dại (pseudorabies-PR; Aujeszky’s disease-AD) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở lợn do một loại vi rút gây ra. Gây hiện tượng viêm não, viêm màng não, thường kèm theo triệu chứng ngứa dữ dội, gây chết tỷ lệ cao. Bệnh gây thiệt hại rất lớn trong ngành chăn nuôi lợn. Bệnh xảy ra ở lợn, sau có thể lây sang ngựa, dê, cừu, chó, mèo và một số động vật hoang dã khác. Bài viết này,
Fivevet sẽ đưa ra chi tiết về căn bệnh này giúp bà con chăn nuôi hiểu rõ và phòng trị bệnh tốt hơn cho lợn và một số loài vật khác.
1. Bệnh giả dại là gì?
Vi rút giả dại (pseudorabies virus-PRV) thuộc giống Varicellovirus, dưới họ Alphaherpesvirinae, họ Herpesviridae. Bộ gen của vi rút chứa AND sợi đôi. Là vi rút có vỏ bọc, có dạng hình cầu, đường kính hạt vi rút từ 150-180nm.
Vi rút có sức đề kháng cao với điều kiện ngoại cảnh, chịu được PH và nhiệt độ biến đổi của môi trường. Vi rút sống được 30 ngày vào mùa hè, 46 ngày vào mùa đông, PH từ 2-12 vẫn sống được 2-4 giờ trước khi bất hoạt.
Chịu được nhiệt độ cao, ở 60
oC, bất hoạt sau 30-60 phút, ở 70
oC bất hoạt sau 10-15 phút, ở 80
oC bất hoạt trong 1 phút, ở 100
oC bất hoạt sau 1 phút. Dễ dàng bị diệt bởi các chất sát trùng có thành phần Phenol 5%, NaOH 2%, Iodine, NH
4+, sữa vôi (Ca(OH)
2 ),…
2. Dịch tễ bệnh giả dại
*
Loài mắc: Lợn là vật chủ chính của bệnh, ngoài ra cũng có một số loài khác mắc bệnh như bò, cừu, dê, chó, mèo, chó sói, chuột với triệu chứng thần kinh và chết.
*
Phương thức truyền lây: lây qua tiếp xúc trực tiếp giữa lợn khỏe và lợn bệnh, lây qua hô hấp, qua miệng, qua nhau thai hoặc giao phối. PRV không lây lan nhanh, thường có 10-90% lợn trong đàn nhiễm bệnh.
*
Cơ chế sinh bệnh: Bằng cách gây bệnh thực nghiệm qua đường mũi - miệng, vi rút nhân lên ở biểu mô đường hô hấp trên, tiếp đến là hạch amidan và phổi. Vi rút xâm nhập vào hệ thần kinh sinh ba và thần kinh khứu giác, từ đó xâm nhập toàn bộ hệ thần kinh, gây viêm màng não không sinh mủ gây rối loạn nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương.
3. Triệu chứng bệnh giả dại
Thời gian ủ bệnh từ 1-11 ngày, trung bình 2-6 ngày, lợn con thời gian ủ bệnh ngắn hơn lợn trưởng thành. Lợn con 2 tháng tuổi mẫn cảm nhất với bệnh, tỷ lệ ốm lên đến 100% nhưng ở lợn 4 tuần tuổi tỷ lê này là 50%.
*
Lợn con theo mẹ:
- Lợn bệnh mệt mỏi, bỏ ăn trong vòng 24h có biểu hiện triệu chứng thần kinh mất cân bằng, co giật.
- Lợn có thể sốt cao 41
oC, run rẩy, tăng tiết nước bọt, mất cân bằng, triệu chứng thay đổi tùy theo ca bệnh như chứng giật cầu mắt đến tư thế opistothonus đến xuất hiện liên tục các cơn động kinh. Lợn ngồi như chó ngồi để thở do khó thở. Một số con cuộn tròn hoặc nằm nghiêng, chân bơi mái chèo. Có hiện tượng nôn mửa, tiêu chảy. Nếu lợn có triệu chứng thần kinh sẽ chết sau 24-36h, tỷ lệ chết thường là 100%.
*
Lợn sau cai sữa (3-6 tuần tuổi) triệu chứng nhẹ hơn lợn con theo mẹ, tỷ lệ chết 50%.
Lợn mệt mỏi, chán ăn, sốt cao 41-42
oC. Lợn có triệu chứng đường hô hấp như hắt hơi, chảy nước mũi, khó thở, ho. Hầu hết lợn bệnh khỏi sau 5-10 ngày, lợn có triệu chứng thần kinh sẽ bị chết. Hiện tượng nhiễm trùng đường hô hấp thường ghép với một số bệnh khác như P.multocida, A.Pleuropneumoniae, Streptococcus suis, Haemophilus parasuis.
Lợn 5-9 tuần tuổi, tỷ lệ ốm dưới 10% nhưng khả năng tăng trọng thấp hơn lợn cùng lứa tuổi.
*
Lợn vỗ béo: thường xuất hiện triệu chứng hô hấp, tỷ lệ bệnh 100%, tỷ lệ chết 1-2%.
Triệu chứng xuất hiện sau nhiễm 3-6 ngày, đặc trưng bởi hiện tượng sốt cao 41-42
oC, lợn mệt mỏi, chán ăn, có triệu chứng hô hấp từ trung bình đến nặng. Trong thời gian sốt lợn đi táo. Lợn bị viêm mũi, hắt hơi, chảy nước mắt và viêm phổi. Lợn bệnh gầy còm, tăng trọng giảm rõ rệt. Sau 6-10 ngày, nhiệt độ cơ thể trở lại bình thường, lợn thèm ăn trở lại.
*
Lợn nái và đực giống có triệu chứng hô hấp, ho, sốt. Nái chửa, hiện tượng sảy thai thường xảy ra 50% các ca bệnh, đẻ non, lợn con sinh ra yếu ớt, còi cọc. Tỷ lệ chết không quá 2%.
*
Các động vật khác có triệu chứng thần kinh và chết trong thời gian rất ngắn sau vài giờ, một số trường hợp sau 6 ngày.
4. Bệnh tích của bệnh giả dại trên lợn
*Bệnh tích đại thể có thể không hoặc có rất ít, có thể thấy viêm khớp, viêm mũi tơ huyết, viêm thanh quản, viêm khí quản, hạch Amidan viêm hoại tử. Viêm phổi phù thũng đến viêm phổi, xuất huyết và rải rác các điểm hoại tử. Gan và lách có nhiều điểm hoại tử nhỏ, kích thước từ 2-3mm, màu trắng, đặc biệt rõ ở những lợn con không có kháng thể thụ động.
Với nái sảy thai viêm nội mạc tử cung, thành tử cung sưng dầy, phù thũng. Thai sảy hoặc đẻ non thường viêm, hoại tử, quan sát thấy các điểm hoại tử nhỏ ở gan, lách, phổi và hạch Amidan hoại tử, xuất huyết. Con đực bị bệnh có hiện tượng viêm và hoại tử đường sinh dục.
Viêm màng não và hạch não không mủ, màng não và màng não tủy có thể bị sưng.

5.
Chẩn đoán bệnh giả dại
Chẩn đoán dựa vào triệu chứng, bệnh tích đặc trưng, biểu hiện tổng thể cả đàn lợn.
Chẩn đoán phân biệt với bệnh E.coli, viêm dạ dày ruột truyền nhiễm, cúm lợn, dịch tả lợn cổ điển, trúng độc, Parvovirus, bệnh xoắn khuẩn, bệnh sảy thai truyền nhiễm, PRRS,…
Để biết chính xác vật nuôi nhiễm bệnh giả dại hay không, hãy lấy mẫu gửi về trung tâm chẩn đoán xét nghiệm kiểm nghiệm
FiveLab cho kết quả nhanh, chính xác.
6. Phòng bệnh giả dại
*
Vệ sinh phòng bệnh: Giảm số lượng lợn trong đàn, giết mổ và vận chuyển lợn theo đúng quy định, xử lý xác lợn chết, phân rác, thức ăn nước uống thừa, tẩy uế tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển. Áp dụng các biện pháp diệt chuột, không sử dụng tinh dịch của những đàn lợn bị bệnh, hạn chế người không có nhiệm vụ, chó, mèo vào khu vực chăn nuôi, đảm bảo an toàn sinh học, chỉ mua lợn giống từ các cơ sở sạch bệnh.
*
Phòng bệnh bằng vắc xin:

Tách lọc ngay những con có biểu hiện bệnh hoặc nghi ngờ, tránh lây lan.
+ Loại thải lợn nái và đực giống dương tính với bệnh.
+ Lợn con theo mẹ, lợn cai sữa có triệu chứng thần kinh nên loại bỏ, tiêu hủy.
7. Điều trị bệnh giả dại
Bệnh do vi rút nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Cần chăm sóc đặc biệt, nâng cao sức đề kháng, bồi bổ cơ thể:
Five-Anti virus,
Beta-Glucan.C,
Five-Masol Forte,
Five-Prozyme 5way,… liều lượng, liệu trình theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.
- Hạ sốt:
Five-Cảm cúm,
Five-Para.C.
- Kháng sinh chống bội nhiễm:
Five-Amoxcin super,
Five-Tylvasin,
Five-Tialin,
Five-Gentadox.22,
TW5-Doxy.500,
Five-Doxcolis,
Five-LincoSpec,
Five-Paflo,… Liệu trình 7 ngày.

- Giải độc gan thận:
Five-Acemin.B12,
Five-Phosric,
Five-Orgamin,
Five-Bogama,… liều lượng, liệu trình theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.
Xem thêm:
-
Phòng và điều trị bệnh tụ huyết trùng trên lợn
-
Bệnh uốn ván trên gia súc - Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng trị
-
Tìm hiểu bệnh liên cầu khuẩn trên lợn