1. Đặc điểm bệnh cầu trùng ở bê, nghé
Noãn nang cầu trùng (Oocyst) có dạng hình trứng, hình elip, hình quả lê, hình cầu hoặc hình trụ. Có 1-2 lớp vỏ, màu vàng nhạt, vàng nâu hoặc nâu sẫm, phớt hồng, đôi khi không màu. Có hoặc không có lỗ noãn. Kích thước trung bình 9-50x11-38µm. Thời gian hình thành bào tử là 2-12 ngày, đôi khi đến 17 ngày.
Vòng đời cầu trùng bê nghé được chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn sinh sản vô tính (Schizogony): Bê, nghé nuốt phải Oocyst có sức gây bệnh lẫn trong thức ăn và nước uống vào đến dạ dày, dưới tác dụng của dịch dạ dày Oocyst vỡ ra, giải phóng ra 4 túi bào tử (Sporocyst). Đến ruột non, các bào tử thể phá vỡ lớp màng của túi bào tử và được giải phóng ra. Lập tức, các bào tử thể xâm nhập vào tế bào biểu mô ruột và tiến hành sinh sản vô tính. Chúng lớn lên rất nhanh, hình tròn hoặc bầu dục, phân chia theo hình thức liệt phân thành nhiều thể phân lập thế hệ 1 (Schizont 1). Quá trình sinh sản vô tính cứ như vậy, được lặp đi lặp lại nhiều lần và tạo ra các thể phân lập thế hệ 2, 3, 4, 5,… đến thế hệ cuối cùng.
Giai đoạn sinh sản hữu tính (Gametogony): Giai đoạn sinh sản hữu tính bắt đầu từ thể phân lập thế hệ cuối cùng của cầu trùng. Các thể phân lập cuối cùng xâm nhập vào tế bào biểu mô ruột ký chủ, để biến thành những thể sinh dưỡng, phát triển thành các giao tử đực và giao tử cái. Qua lỗ noãn của giao tử cái, giao tử đực chui vào và thực hiện quá trình thụ tinh tạo hợp tử. Hợp tử được bao bọc bởi một lớp màng và được gọi là noãn nang (Oocyst). Noãn nang có hình bầu dục, gần tròn, hình elip, hình thoi hay quả lê (phụ thuộc vào từng loài). Đến đây, các Oocyst rơi vào lòng ruột và kết thúc giai đoạn sinh sản hữu tính. Các noãn nang rời khỏi cơ thể bê, nghé cùng với phân ra ngoài và phát triển ở ngoài môi trường.
Giai đoạn sinh sản bào tử (Sporogony): Noãn nang có vỏ cứng, dày, gồm 1-2 lớp với màu sắc khác nhau tùy thuộc loài cầu trùng. Trong quá trình sinh sản bào tử ở ngoại cảnh, đối với cầu trùng thuộc giống Eimeria, trong mỗi Oocyst tạo ra 4 túi bào tử, trong mỗi túi bào tử chứa 2 bào tử thể. Tất cả 8 bào tử thể được bao bọc bởi một vỏ cứng, dày gồm 2 lớp, gọi là túi bào tử hoặc bào tử nang. Lúc này Oocyst đã trở thành Oocyst gây bệnh. Chỉ có các Oocyst gây bệnh mới có khả năng gây bệnh cho bê, nghé.
2. Dịch tễ bệnh cầu trùng ở bê, nghé
Bệnh cầu trùng bê, nghé chịu ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, tuổi bê, nghé và điều kiện vệ sinh thú y. Tỷ lệ nhiễm cao nhất ở bê, nghé 4-8 tháng tuổi, nặng nhất giai đoạn 2-4 tháng tuổi. Tỷ lệ nhiễm mùa xuân - hè cao hơn thu - đông, nền chuồng, bãi chăn đều có thể nhiễm noãn nang cầu trùng.
3. Cơ chế sinh bệnh
Tác động gây bệnh của cầu trùng ở bê, nghé phụ thuộc chủ yếu vào số lượng noãn nang có sức gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, số lượng tế bào biểu mô đường tiêu hóa bị chúng ký sinh và phá hủy.
Cầu trùng xâm nhập vào tế bào biểu mô ruột, sinh sản vô tính và phá hủy tế bào biểu mô, gây tổn thương lan tràn trên niêm mạc ruột. Từ đó, một số lượng lớn tế bào biểu mô, lớp dưới niêm mạc, các mạch quản, thần kinh bị phá hủy, gây viêm ruột, tiêu chảy.
4. Triệu chứng lâm sàng
Thời kỳ nung bệnh kéo dài từ 2-3 tuần, bệnh diễn ra ở các thể cấp tính, á cấp tính hay mạn tính, phụ thuộc vào trạng thái cơ thể, loài cầu trùng và số lượng Oocyst gây bệnh xâm nhập vào cơ thể bê, nghé.
- Thể cấp tính: Bê, nghé bị suy nhược, không muốn vận động, ít ăn, lông trở nên xù xì, nhai lại chậm chạp. Sau 2-3 ngày từ khi phát bệnh thì xuất hiện triệu chứng ỉa chảy, phân lỏng có chất nhờn và những gân máu. Sau 7-8 ngày, trạng thái suy nhược toàn thân tăng lên, sự nhai lại ngừng hẳn, nhu động ruột tăng, hậu môn nửa đóng nửa mở, phân trở nên loãng, màu nâu, mùi rất thối, trong phân có hỗn hợp niêm dịch và máu, nhiều khi có cả Fibrin.
Cuối tuần thứ 2, ỉa chảy càng mạnh hơn, con vật mắc bệnh rặn ỉa liên tục. Thân nhiệt bê, nghé bệnh lên đến 40-41
oC. Bê, nghé suy yếu nhanh, nằm liệt, bỏ ăn, mắt trũng sâu, màng niêm mạc trắng nhợt. Hậu môn mở rộng, niêm mạc hậu môn đầy những chấm hay vệt xuất huyết. Phân màu nâu hay nâu sẫm, giai đoạn cuối phân có màu đỏ. Khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống còn 35-36
oC, con vật chết.
- Thể á cấp tính: trạng thái mệt mỏi biểu hiện ít hơn, bê nghé hay nằm hơn, ăn ít, nhai lại yếu, phân loãng có chất nhày. Sau 7-8 ngày kể từ khi phát bệnh, bê, nghé bắt đầu ỉa chảy, không thấy máu tươi trong phân. Con vật gầy, bệnh tiến triển dai dẳng và kéo dài.
- Thể mạn tính: Thấy ở bê, nghé lớn tuổi hơn và thường gặp ở trâu, bò trưởng thành. Ở các cơ sở chăn nuôi kém, thể bệnh này thường xảy ra. Con vật gầy yếu, ỉa chảy lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ, phân nhiều nước, có lẫn bọt khí, chất nhầy và thường có máu ẩn. Vật kém ăn, niêm mạc tái nhợt. Bê, nghé sinh trưởng và phát dục kém, thậm chí giảm khối lượng cơ thể. Thể mạn tính kéo dài khiến thể trạng bê nghé yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh truyền nhiễm phát sinh.
5. Bệnh tích bệnh cầu trùng ở bê, nghé
Xác bê, nghé gầy rộc. Các màng niêm mạc đều trắng nhợt; vùng chân sau, đuôi, lông dính đầy phân bẩn; hậu môn mở, niêm mạc hậu môn phù, ứ máu, thường có nhiều điểm và vệt xuất huyết.
Xoang bụng chứa đầy dịch màu vàng rơm. Các mạch máu màng treo ruột căng phồng. Màng niêm mạc tá tràng và ruột non bị phù, sung huyết có những chấm hay vệt xuất huyết. Trong ruột già có nhiều đám màu xám lẫn máu. Niêm mạc ruột già thủy thũng, có nhiều đám, điểm, vệt xuất huyết. Niêm mạc manh tràng, đặc biệt trực tràng dày lên, dễ bóc và có nhiều điểm xuất huyết.
6. Chẩn đoán
Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng, đặc điểm dịch tễ học, xét nghiệm phân bằng phương pháp Fulleborn tìm Oocyst. Với bê, nghé chết có thể mổ khám bệnh tích, soi kính hiển vi chất nạo niêm mạc ruột tìm cầu trùng.
7. Điều trị bệnh cầu trùng ở bê, nghé
- Dùng một trong các sản phẩm sau điều trị khi vật nuôi có các triệu trứng bệnh đầu tiên tránh diễn biến bệnh nặng hơn và gây thiệt hại cho bà con chăn nuôi:
Five-Cox 5%: 1ml/2,5kgP/ ngày, dùng 1 liều duy nhất.
Five-Ampro.K Oral: 1ml/20-25kgP/ngày dùng liên tục 5 ngày.
Five-Diclacox: 1ml/20-25kgP uống 1 liều lúc 4-6 tuần tuổi, nhắc lại sau 3 tuần.
- Nếu con vật tiêu chảy nặng cần bổ sung nước, chất điện giải, tăng cường sức đề kháng và bù năng lượng để con vật phục hồi trước khi tiến hành sử dụng thuốc diệt cầu trùng và các bệnh kế phát.
+ Sử dụng một trong các sản phẩm điện giải sau:
Five-Lyte Oral,
Five-Điện giải-C.sủi,
Five-Mix lyte,
Chống nóng-Giải độc (Thảo dược rau má).
+ Thuốc tăng đề kháng:
Five-Masol,
Five-Multivit.
+ Thuốc giải độc gan thận:
Five-Orgamin,
Five-Bogama,
Five-Giải độc gan.
Sau khi bê, nghé khỏi bệnh bổ sung thêm các chế phẩm men tiêu hóa để cải thiện vi khuẩn có lợi đường tiêu hóa:
Five-Enzym,
Five-Men sống,
Five-Men tiêu hoá,
Five-Prozyme 5way.