Vi khuẩn Edwardsiella là một trong những tác nhân gây bệnh nguy hiểm trên các loài cá nuôi nước ngọt và nước lợ, đặc biệt ảnh hưởng mạnh đến cá tra, cá rô phi và cá da trơn. Bệnh do vi khuẩn này gây ra làm giảm sức đề kháng và tăng tỷ lệ chết ở cá. Hãy cùng
Fivevet tìm hiểu và phòng tránh căn bệnh này.
1.
Nguồn gốc: Vi khuẩn
Edwardsiella thuộc họ
Enterobacteriaceae, bộ
Enterobacteriales, lớp
Grammaproteobacteria, ngành
Proteobacteria. Đây là vi khuẩn thuộc nhóm Gram âm, có hình dạng như que mảnh, kích thước 1x2,3µm, không sinh bào tử, chuyển động chủ yếu bằng vành tiêm mao. Vi khuẩn Edwardsiella có thể yếm khí tùy tiện, catalase dương.
Vi khuẩn
Edwardsiella thường gây bệnh vào mùa xuân và mùa thu, ở các ao cá có mật độ nuôi dày, hoặc nuôi cá lồng bè cũng có tỷ lệ rất cao. Các ao nuôi dư thừa mùn bã hữu cơ, ô nhiễm khí độc, nguồn nước không sạch đều tạo cơ hội cá vi khuẩn gây bệnh.
Hai loài thường gặp nhất là:
Edwardsiella Ictaluri và
Edwardsiella Tarda:
- Edwardsiella Ictaluri: Tác nhân gây bệnh nhiễm khuẩn trong các cơ quan nội tạng gan, tụy, thận của cá không vảy, được gọi chung là
bệnh gan thận mủ trên cá da trơn hoặc bệnh đốm trắng cá da trơn.
- Edwardsiella Tarda: Được cho là tác nhân gây bệnh nhiễm trùng huyết trên cá da trơn.
E. Tarda gây bệnh nhiễm khuẩn ở cá nước ấm, đặc biệt là cá không vảy.
E. Tarda cũng được cho là gây bệnh trên cả bò sát, chim chóc, thậm chí có ghi nhận gây bệnh trên người ở Ấn Độ.
2. Dấu hiệu:
Mỗi loại vi khuẩn khi gây bệnh cho cá sẽ tạo nên những dấu hiệu bệnh lý khác nhau:
a. E. Ictaluri:
- Mức độ nhẹ: Bên ngoài thân cá bình thường, không bị xuất huyết, cũng không có biểu hiện gì, mắt hơi lồi nhưng mổ khám thấy nội tạng gan, thận, tỳ có nhiều đốm trắng như đốm mủ.
- Mức độ nặng: Cá bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước, thường nhào lộn, xoay tròn, không có phản ứng với tiếng động. Thân cá có triệu chứng xuất huyết ở vây hoặc xuất huyết toàn thân, một số trường hợp trầm trọng sẽ thấy máu chảy từ da và mang cá ra khi nhấc cá lên khỏi mặt nước.
- Một số cá còn có biểu hiện màu sắc nhợt nhạt, có nhiều vết loét lớn nhỏ trên da.
- Tỷ lệ gây chết cao, tăng dần nếu không có can thiệp.
Nội tạng cá tra bình thường và cá tra nhiễm bệnh
b. E. Tarda:
- Cá ăn chậm, kén ăn, trên thân bắt đầu tiết nhiều chất nhầy.
- Xuất hiện các vết lở loét trên thân là các điểm bị vi khuẩn tấn công, ngoài ra còn có thể bị xuất huyết, viêm sưng.
- Khi cá nhiễm khuẩn nặng có thể thấy hiện tượng cá treo thẳng đứng, da tiết nhiều chất nhờn, bụng sưng to và bỏ ăn do stress.
- Mổ khám cá chết thấy nhiều ổ xuất huyết trên niêm mạc, các cơ quan nội tạng bị nhiễm trùng nặng, đặc biệt là gan và thận.
- Tỷ lệ gây chết của vi khuẩn
E. Tarda có thể đạt từ 40% trở lên, bắt đầu gây chết chỉ sau 48h lây nhiễm cho cá.
Cá tra nhiễm khuẩn Edwardsiella
3. Phòng và điều trị:
a. Phòng bệnh:
- Dọn dẹp sạch sẽ ao nuôi: hút bùn, tát cạn, phơi đáy, sát trùng bằng vôi nhằm tiêu diệt mầm bệnh lưu giữ trong ao.
- Lựa chọn con giống từ những trung tâm uy tín, có kiểm tra và bảo hành cá không nhiễm bệnh trước khi đưa cá về.
- Kiểm soát tốt mật độ nuôi, không nên thả cá quá dày.
- Kiểm soát tốt lượng cám cho ăn, không để dư thừa cám quá nhiều dễ làm ô nhiễm môi trường ao.
- Giữ môi trường ao nuôi luôn ổn định, định kỳ sát trùng ao nuôi mỗi 15-20 ngày/lần bằng các sản phầm
Five-BKC.80,
Five-BKG Aqua,… đồng thời định kỳ bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi nhằm giữ môi trường ao luôn ổn định, áp chế vi khuẩn có hại cho cá mỗi 7-10 ngày/lần bằng các sản phẩm
Five-Bazym,
Five-Envibac,…
- Tăng cường sức đề kháng cho cá bằng cách trộn các sản phẩm
Five-Polybacter,
Five-Bogama ginseng,… vào thức ăn cho cá ăn định kỳ hàng tuần.
b. Điều trị khi gặp bệnh:
* E. Ictaluri:
- Khi gặp bệnh, sát trùng ao nuôi bằng
Five-BKC.80 hoặc
Five-BKG Aqua 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày.
- Sau đó sử dụng
Five-Focin cho cá ăn liên tục 3-5 ngày theo tình trạng bệnh của cá.
* E. Tarda:
- Khi gặp bệnh cần xử lý sát trùng bằng
Five-BKG Aqua, ngày hôm sau sử dụng
Five-Iodine 10%. Lặp lại quy trình sau 3 ngày.
- Cho cá ăn kháng sinh
Five-Focin trong 3-7 ngày.
Xem thêm:
Cách phòng và trị bệnh do trùng mỏ neo gây ra
Nhận biết và xử lý bệnh nấm mang trên cá