- Nằm trong vùng quy hoạch nuôi tôm, được cấp phép của cơ quan có thẩm quyền.
- Có nguồn nước mặn và nguồn nước ngọt ổn định.
- Có nguồn điện ổn định, điện lưới hoặc máy phát điện công suất phù hợp.
- Giao thông thuận tiện.
- Nguồn nước và điệu kiện môi trường xung quanh không bị ô nhiễm, không bị ảnh hưởng bởi các nguồn chất thải sinh hoạt hay từ các hoạt động của các ngành nghề khác.
- Nên có hệ thống ao bể gồm: bể ương, ao nuôi, ao chứa/lắng. Ngoài ra, có thể có thêm 1 ao xử lý chất thải để bảo vệ nguồn nước và môi trường xung quanh ao.
+ Bể ương: Thường là bể xi măng hoặc bể bạt, hình chữ nhật hoặc hình tròn, được xây ở trên bờ, chiều cao khoảng 1,2m, diện tích khoảng 200-300m2, thường sẽ có mái che, có hệ thống sục khí 24/24h.
+ Ao nuôi: Bờ ao đảm bảo chắc chắn, không bị sạt lở, xói mòn. Độ sâu của ao tối thiểu 1,1m. Ao nuôi cần có hệ thống cấp nước và thoát nước riêng biệt.
+ Ao chứa/lắng: Diện tích tối thiểu đạt 15% diện tích nuôi. Bờ ao chắc chắn, không bị sạt lở, xói mòn hay rò rỉ.
2. Cải tạo, chuẩn bị ao nuôi:
Quy trình chung để cải tạo ao nuôi cơ bản gồm các bước tháo cạn nước, vét bùn, bừa lật, phơi nắng sau đó bón vôi, lấy nước vào ao để diệt khuẩn, gây màu nước và tiến hành thả giống.
a) Cải tạo ao nuôi:
Tùy thuộc xem ao nuôi là ao bạt hay ao đất để có phương án xử lý thích hợp:
- Ao đất: Cần tháo cạn nước, tu sửa bờ ao, vét bùn sau đó cày xới qua đáy ao. Phơi đáy ao ít nhất 3 ngày, mục đích để chất bẩn ở đáy ao tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ bị tiêu diệt các mầm bệnh tồn dư, đồng thời các chất lắng đáy tiếp xúc với oxy sẽ bị phân hủy. Sau khi phơi đáy, tiến hành bón vôi với liều lượng 40-100kg/1000m
2, tùy thuộc vào độ pH của đất.
- Ao bạt: Vệ sinh bạt, phơi nắng ít nhất 3-5 ngày. Khử khuẩn bằng cách phun dung dịch
Five-BKC.80 từ đáy, bờ và xung quanh ao. Hạn chế sử dụng vào thời điểm nắng nóng, nên dùng vào chiều muộn để tránh việc hóa chất bốc hơi nhanh làm giảm hiệu quả.
Ngoài ra, cần rào lưới xung quanh ao để hạn chế các ký chủ trung gian mang mầm bệnh vào ao tôm.
b) Lấy nước vào ao nuôi:
- Lấy nước vào qua túi lọc, nhằm loại bỏ bớt cá tạp và các loại rác thải sau đó tiến hành xử lý nước mới.
- Xử lý nước mới khi lấy vào trong ao:
+ Nước mới khi lấy vào ao cần xử lý diệt tạp trước, có thể cho chạy quạt, cấp oxy để trứng cá nở hết sau đó diệt tạp bằng các sản phẩm chuyên dụng.
+ Sau khi xử lý diệt tạp, xử lý lại môi trường bằng
Five-BKC.80 hoặc
Five-BKG Aqua để sát trùng nước.
+ Nên làm các bước này ở ao chứa/lắng, khi lấy nước từ ao chứa/lắng vào ao nuôi có thể sát trùng thêm lần nữa trước khi gây màu nước ao. Trường hợp không có ao chứa/lắng cần kiểm tra kỹ nước ao nuôi có đạt tiêu chuẩn không trước khi gây màu.
- Hạn chế lấy nước từ nguồn nước có dấu hiệu bị ô nhiễm, có màng nhầy, váng bọt nhiều hoặc nguồn nước ở vùng đang có dịch bệnh, nước có hiện tượng phát sáng vào ban đêm.
c) Gây màu nước ao:
- Màu nước giữ vai trò quan trọng trong nuôi tôm. Màu nước đạt chuẩn sẽ cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên phong phú cho tôm mới thả, góp phần tạo sự thoải mái cho tôm săn mồi, giảm stress. Đồng thời cũng giảm lượng ánh sáng mặt trời chiếu xuống đáy.
- Có nhiều phương pháp gây màu, người nuôi có thể chủ động lựa chọn phương án sử dụng cho hiệu quả nhất:
+ Phương án 1: Gây màu bằng cám gạo, bột cá, bột đậu nành. Ủ theo tỷ lệ 2:1:2 tức 2kg cám gạo + 1kg bột cá + 2kg bột đậu, ủ kín từ 2-3 ngày là dùng được. Liều dùng: 3-4kg dùng cho 1000m3 nước, bón liên tục 3-4 ngày cho đến khi lên màu đẹp, độ trong đạt 30-40cm.
+ Phương án 2: Gây màu bằng rỉ đường, cám gạo và đậu nành. Ủ kín theo tỷ lệ 3:1:3 từ 3kg mật rỉ đường + 1kg cám gạo + 3kg bột đậu, ủ hỗn hợp trong 12 giờ là có thể sử dụng. Liều dùng: 2-3kg/1000m3 nước, bón liên tục trong 3 ngày, cho đến khi ao lên màu đẹp, độ trong đạt 30-40cm thì có thể thả giống.
+ Phương án 3: Gây màu bằng men vi sinh gốc. Có nhiều loại men trên thị trường, thường công thức chung sẽ là 1L men vi sinh EM gốc + 1kg mật rỉ đường + 18L nước sạch, ủ trong 48-72 giờ, tùy thuộc dòng men có thể ủ kín hoặc sử dụng sục khí. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm muối, cám gạo để tăng hiệu quả men, tùy theo yêu cầu của nhà sản xuất. Liều dùng: Thường là 10L/1000m3 nước, 2 ngày đánh 1 lần, chạy quạt liên tục đến khi màu nước ao lên xanh nõn chuối hoặc bã trà, đạt độ trong 30-40cm thì có thể thả giống.
- Hiện nay, người nuôi đa số sử dụng men vi sinh để gây màu nước vì ưu điểm rẻ, tiện dụng, an toàn với môi trường, đồng thời tạo môi trường nhiều vi sinh có lợi, giúp tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu của tôm.
>>>
Men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản
- Để duy trì màu nước, cần định kỳ sử dụng lại các phương pháp ở trên nhằm bổ sung khoáng, vi sinh vào ao nuôi, kéo dài suốt quá trình nuôi.
- Sau khi màu nước ao ổn định, có thể bắt đầu thả giống.
Trên đây là một số phương pháp cải tạo và chuẩn bị ao nuôi, là bước khởi đầu quan trọng cho một vụ nuôi tôm thành công. Người nuôi tùy theo tình hình thực tế của ao nuôi, lựa chọn phương án áp dụng để đạt hiệu quả cao nhất.