BỘ LỌC TÌM KIẾM Click xem bộ lọc
Theo danh mục

TỔNG QUAN VỀ BỆNH TiLV TRÊN CÁ RÔ PHI

Ngày đăng: 22/07/2024

Cá rô phi là một trong những loài nuôi nhanh nhất và sinh lợi nhất trong ngành nuôi trồng thủy sản. Hàm lượng protein cao, kích thước lớn, tăng trưởng nhanh và dễ nuôi, sản lượng cá rô phi đã tăng tốc đáng kể trong thời gian gần đây. Sản lượng cá rô phi trên toàn thế giới ước tính đạt 6,3 triệu tấn vào năm 2018 (FAO, 2019). Tuy nhiên, việc gia tăng nuôi trồng khiến rô phi dễ xuất hiện các tác nhân gây bệnh mới. Trong đó, bệnh TiLV là mối đe dọa lớn đối với ngành nuôi cá rô phi trên toàn cầu. Hãy cùng Fivevet tìm hiểu về căn bệnh này và phương pháp phòng ngừa bệnh.

Bệnh TiLV trên cá rô phi
1. Nguồn gốc của bệnh TiLV:
Trước năm 2009, không có ghi nhận bệnh virus trên cá rô phi. Mùa hè năm 2009, tỷ lệ tử vong cực cao của cá rô phi lai và hoang dã ở Israel được quan sát và sau đó được xác định là do virus TiLV gây ra (Eyngor và cs. 2014). Sau đó, Thái Lan công bố các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chết lên đến 86% ở rô phi văn và 66% ở rô phi đỏ sau 4-12 ngày sau khi nhiễm bệnh (Tattiapong và cs. 2017). Ở Việt Nam, bệnh được công bố chính thức vào tháng 7/2017, với 60 mẫu cho kết quả dương tính với bệnh TiLV trong 227 mẫu đến từ các tỉnh Bắc Trung Bộ và Miền Bắc, chiếm tỷ lệ 26,43%, trong đó có 9/29 mẫu có nguồn gốc cá giống ở Việt Nam và 36/135 mẫu có nguồn gốc cá giống từ Trung Quốc ( Báo cáo Cục thú y, 10/2017).
2. Nguyên nhân gây bệnh:
Tác nhân gây bệnh là do Tilapia lake virus (TiLV) có nhân ARN thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra.
Bệnh thường xảy ra khoảng nhiệt độ 20 - 30⁰C và khi có hiện tượng sốc môi trường như nhiệt độ, độ mặn,… (OIE,2018; Jansen và cs. 2019). Bệnh lây lan theo chiều ngang, từ nguồn nước hoặc từ cá bệnh sang cá khỏe trong cùng lồng/ao nuôi, qua nguồn nước, dụng cụ nuôi (Eyngor và cs. 2014; Tattiyapong, Dachavichitlead, & Surachetpong, 2017). Mầm bệnh có thể tồn tại trong nhớt cá, gan và ruột cá trong 2 tuần, vì vậy khi có cá bị nhiễm TiLV thì khả năng lây lan trong ao nuôi là rất lớn, đặc biệt ở những ao nuôi mật độ cao.
TiLV chỉ gây bệnh trên cá rô, chưa ghi nhận dấu hiệu bệnh lý trên cá chép, cá đối dù các đối tượng này được nuôi chung với cá bệnh.
Ngoài ra, TiLV còn kèm theo tình trạng đồng nhiễm với các loại vi khuẩn gây bệnh khác như Aeromonas spp, Streptococcus spp và Flavobacterium spp (Nicholson và cs. 2017). Trong đó, tình trạng đồng nhiễm Aeromonas spp là thường xuyên nhất.
3. Dấu hiệu bệnh lý:
  • - Cá chán ăn, màu sắc cơ thể biến đổi (sẫm màu).
  • - Cá bơi lờ đờ trên mặt nước, ngừng kéo đàn, hôn mê trước khi chết.
  • - Hiện tượng xung huyết, xuất huyết não.
  • - Trên da có các vết ăn mòn, lở loét từ điểm nhỏ đến thành mảng trên da.
  • - Mang tái nhợt.
  • - Mắt bị teo lại hoặc lồi ra, có hiện tượng đục thủy tinh thể.
  • - Xoang bụng và hậu môn phình to.
  • - Vảy dựng lên, bong tróc, đuôi bị ăn mòn.

Dấu hiệu bệnh lý xuất hiện trên cơ thể cá nhiễm TiLV
4. Giải pháp kiểm soát bệnh TiLV:
Hiện nay, chưa có phương pháp hữu hiệu để ngăn chặn TiLV khi nó bùng phát. Vì vậy, chỉ có thể tập trung vào các phương án phòng bệnh:
  • - Đảm bảo các công tác an toàn sinh học trong chăn nuôi cá rô phi, kiểm tra mầm bệnh trước khi thả giống.
  • - Tăng cường sức đề kháng cho cá bằng các loại Vitamin và hoạt chất tăng cường hệ miễn dịch của cá: Five-Vitamin C.TS cung cấp vitamin C, Five-Masol Forte cung cấp hầu hết các loại vitamin thiết yếu.
  • - Giảm thiểu tối đa các hiện tượng sốc môi trường.
Trường hợp bệnh bùng phát:
  • - Nhanh chóng loại bỏ cá chết, tránh chuyển cá nhiễm bệnh sang ao hoặc địa điểm khác, duy trì chất lượng nước thích hợp, giảm căng thẳng cho cá.
  • - Sử dụng các loại thuốc sát trùng để giảm sự bùng phát của virus và hạn chế sự lây lan của virus. Trong đó, TiLV tương đối nhạy cảm với phức hợp đệm povidone-iodine và clo. Vì vậy, có thể sử dụng 2 sản phẩm Hado-PVP IodineFive-BKC.80 để xử lý ao nuôi khi xảy ra bệnh.
  • - Có thể sử dụng thêm các dòng kháng sinh để hạn chế các bệnh kế phát: Five-Costrimfort, Five-Doxy Gold, Five-Oxy Aqua.

Sản phẩm thuốc kiểm soát bệnh TiLV

 
Chia sẻ :
Ý KIẾN PHẢN HỒI

BÀI VIẾT LIÊN QUAN