Bệnh đốm đỏ là chứng bệnh phổ biến trên nhiều loài cá nước ngọt. Bệnh gây nhiều thiệt hại cho các loài động vật thuỷ sản..
1. Tác nhân gây bệnh:
Bệnh đốm đỏ hay còn có nhiều tên gọi khác như bệnh xuất huyết vi khuẩn,
bệnh nhiễm trùng máu,…. do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây ra (theo Bergey, 1975).
2. Phân bố và lan truyền: Bệnh đốm đỏ xuất hiện vào giai đoạn cuối xuân đến đầu mùa thu ở miền Bắc và đầu mùa mưa ở miền Nam. Vi khuẩn Aeromonas gây bệnh trên tất cả các giai đoạn của cá và thường gây bệnh trên nhiều loài cá phổ biến như cá tra,
cá trắm cỏ, cá chép, cá rô phi,…. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao, thường là 30 – 70%, ở một số loài thì tỷ lệ có thể đạt tới 100% ở cá giống.
Hình 1. Cá trắm cỏ bị nhiễm khuẩn Aeromonas
3. Dấu hiệu bệnh lý: Đối với các loài cá, bệnh có các biểu hiện như:
3.1 Triệu chứng bên ngoài:
- Bỏ hoặc kém ăn, nổi lờ đờ trền mặt nước ao,
- Da cá thường đổi màu, cá mất nhớt, thô ráp.
- Xuất hiện các vết loét ăn sâu vào cơ thể, có mùi hôi thôi, là môi trường thuận lợi cho ký sinh trùng và nấm ký sinh và phát triển.
- Mắt lồi, hậu môn viêm xuất huyết, bụng chướng to.
- Các vây xơ rách ra và tia vây bị cụt dần.
3.2 Giải phẫu nội tạng:
- Xoang bụng xuất huyết, trên cá ba sa gặp triệu chứng các mô mỡ xuất huyết nặng.
- Gan tái nhợt, mật sưng to, thận sưng, các cơ quan nội tạng khác đều xuất huyết
- Xoang bụng chứa nhiều dụng nhờn hôi thối.
Ngoài ra, ở một số loài khác nhau, sẽ có thêm các triệu chứng khác nhau: Ở cá trê bị bệnh sẽ tách đàn và “treo râu” đầu hướng lên vuông góc với mặt nước. Ở loài cá bống có hiện tượng da bị mất hết nhớt gọi là bệnh “tuột nhớt”.
Hình 2. Giải phẫu nội tạng cá bị nhiễm Aeromonas
4. Phương án xử lý:
4.1 Phòng bệnh: Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp:
- Trang bị đầy đủ các hệ thống cấp khí Oxy, nước sạch đối phó các trường hợp ao nuôi xuất hiện vấn đề.
- Thường xuyên theo dõi chất lượng nước trong ao nuôi, bảo đảm nước ao luôn ở mức độ ổn định.
- Định kỳ sát trùng ao nuôi bằng các sản phẩm xử lý môi trường ao nuôi như:
Five – BKC.80,
Five – BKG Aqua.
- Định kỳ xử lý môi trường ao nuôi bằng các chế phẩm sinh học
Five – Bazym,
Five – Envibac nhằm phân giải bớt mùn bã hữu cơ, đồng thời bổ sung các vi sinh có lợi.
- Bổ sung thêm các dạng thuốc bổ, tăng cường sức đề kháng, phòng bệnh cho cá trong mùa bệnh phát triển:
Five – Berin.H,
Five – Polybacter,
Five – Bogama,…
4.2 Trị bệnh: Trường hợp cá nhiễm bệnh cần xử lý theo các bước:
- Xử lý môi trường ao nuôi bằng
Five – BKC.80 hoặc
Five – BKG Aqua. Sau 4 ngày xử lý lại thêm 1 lần nữa.
Hình 3. Thuốc xử lý môi trường ao nuôi
- Cho ăn kháng sinh
Five – Oxy Aqua liên tục trong 3 – 5 ngày. Có thể kết hợp với kháng sinh
Five – Flor.TC hoặc
Five – Costrimfor trong trường hợp cá bệnh nặng.