BỘ LỌC TÌM KIẾM Click xem bộ lọc
Theo danh mục

NUÔI TÔM TRONG MÙA MƯA

Ngày đăng: 29/06/2024

Mưa là một thách thức lớn đối với người nuôi tôm. Khi mưa lớn kéo dài, môi trường nước ao bị thay đổi đột ngột làm thay đổi các yếu tố như nhiệt độ, pH, độ mặn, oxy hòa tan,… Từ đó, gây sốc cho tôm, khiến tôm giảm sức đề kháng và dễ dàng nhiễm bệnh, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình nuôi tôm của người chăn nuôi và quá trình phát triển của tôm. Hãy cùng Fivevet tìm hiểu cách nuôi tôm hiệu quả trong mùa mưa.

Nuôi tôm trong mùa mưa hiệu quả
1. Ảnh hưởng của mưa bão đến ao nuôi tôm:
Khi mưa lớn kéo dài, các chỉ số quan trọng trong ao nuôi như nhiệt độ, pH, độ kiềm và độ mặn đều sẽ giảm đột ngột, gây ảnh hưởng lớn đến ao nuôi tôm: 
  •  - Nhiệt độ: Nhiệt độ giảm làm tôm giảm tiêu thụ thức ăn. Việc tôm hấp thụ thức ăn phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố nhiệt độ, nhiệt độ nước ao giảm 1⁰C có thể khiến tôm giảm hấp thụ thức ăn 5 – 10%.
  • - Độ pH, độ mặn và độ kiềm: Khi các chỉ số này giảm thấp khiến thực vật phù du và vi khuẩn có lợi hoạt động không tốt hoặc dừng lại, khiến vi khuẩn có hại có điều kiện phát triển. Kiềm giảm thấp cùng các điều kiện khác thay đổi có thể gây ra hiện tượng lột xác ở tôm, làm tôm bị yếu phản ứng miễn dịch, vỏ tôm thiếu khoáng chất nên vỏ mỏng, xấu nhất có thể khiến tôm lột xác không thuận lợi khiến tôm dễ nhiễm bệnh, đặc biệt là các bệnh do Vibrio spp gây ra. pH thấp, Oxy hòa tan thấp, khoáng chất và ánh sáng ít sau mưa có thể dẫn đến tình trạng ao nuôi bị sập tảo. Tảo chết làm tăng hàm lượng chất hữu cơ trong ao và làm giảm chất lượng nước. 
  • - Nồng độ các khí độc: Khi các khí độc trong ao như NH3, NO2, H2S tăng cao, dễ gây độc chết tôm.  
  • - Tiếng ồn: Tôm dễ bị stress khi tiếng mưa quá ồn.  
Như vậy, mưa lớn kéo dài gây rất nhiều ảnh hưởng bất lợi cho ao nuôi tôm, dễ khiến tôm kém phát triển hoặc dễ nhiễm bệnh khi nuôi. Người nuôi tôm cần chú ý ao nuôi tôm mỗi khi có đợt mưa lớn kéo dài.  

Ao nuôi tôm bị ảnh hưởng lớn bởi mưa bão
2. Cần làm gì khi mùa mưa bão đến:
Chuẩn bị: 
  • - Theo dõi thời tiết thường xuyên để có biện pháp xử lý sớm.  
  • - Đảm bảo các thiết bị sục khí, các thiết bị điện hoạt động tốt và có phương án dự phòng thay thế.  
  • - Chuẩn bị tốt hệ thống thoát nước.  
  • - Chuẩn bị nguồn điện dự phòng.  
  • - Cho tôm ăn thêm B.comlex-K&C định kỳ hằng ngày, hoặc sử dụng tạt trực tiếp xuống ao nuôi trước-sau các đợt mưa, với liều lượng 1kg B.Comlex-K&C cho 1.000-1.500m3 nhằm tăng cường sức đề kháng, chống sốc khi biến động môi trường. 
  • - Sử dụng định kỳ men vi sinh: Five-Bazym, Five-Biozym nhằm duy trì màu nước, ổn định pH, quản lý tốt khí độc trong ao nuôi, ức chế các loại khí độc trong ao.  
  • - Chuẩn bị sẵn Five-Yucca Bio Super để xử lý trong trường hợp khí độc tăng cao đột ngột.  
3. Biện pháp đối phó khi mưa lớn:
  • - Đảm bảo các thiết bị sục khí hoạt động bình thường để duy trì mức Oxy hòa tan ≥ 5ppm, mức tối thiểu có thể chấp nhận được.  
  • - Trong điều kiện hợp lý, xả bớt nước bề mặt để tránh việc giảm độ mặn.  
  • - Thường xuyên theo dõi các thông số quan trọng: Oxy hòa tan, pH, độ kiềm, độ mặn,… để có thể điều chỉnh kịp thời.  
  • - Rắc CaO, CaCO3 hoặc CaMg(CO3)2 nhằm gia tăng độ kiềm trong nước.  
  • - Theo dõi tình trạng ao nuôi để điểu chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. 
  • - Trường hợp tôm có dấu hiệu lột vỏ khi mưa lớn, trộn cho ăn Five-Superal nhằm bổ sung khoáng, giúp tôm cứng vỏ nhanh chóng. 

Sản phẩm đối phó khi mưa lớn cho ao nuôi tôm
4. Biện pháp xử lý sau mưa:
  • - Duy trì sục khí liên tục.  
  • - Trường hợp độ mặn xuống thấp, có thể cấp thêm nước mặn đã qua xử lý vào ao nuôi để đưa độ mặn về mức thích hợp nhất.  
  • - Tăng cường sử dụng các men vi sinh Five-Bazym, Five-Biozym Super để tăng tốc độ phân hủy và nitrat hóa, giúp giảm bớt nguy cơ khí độc tăng cao, ức chế sự phát triển của mầm bệnh, đồng thời giúp nước ao nuôi ổn định. 
  • - Điều chỉnh tỷ lệ cho ăn phù hợp với các chỉ tiêu môi trường: nhiệt độ, pH, oxy hòa tan.  
  • - Tăng cường thêm các loại khoáng cho ăn như Five-Superal và tạt nước như Five-CalciDB Oral.  
  • - Sử dụng thêm Five-Pusenvi để giải độc nước và hạ phèn nước sau mưa.  
5. Một số giải pháp công nghệ:
  • - Cảm biến chất lượng nước: kết hợp với hệ thống cảnh báo thời tiết để thông báo cho người nuôi về các điều kiện thời tiết trong tương lai.  
  • - Công nghệ xử lý nước nhanh chóng: Áp dụng công nghệ UV và Ozone (thường được dùng trong hệ thống RAS) có thể xử lý nước nhanh hơn, khử trùng nước hiệu quả và giảm lượng vi khuẩn gây bệnh. Nhược điểm là chi phí cho hệ thống khá cao.  
  • - Lợp mái: Một phương án đơn giản để bảo vệ ao tôm khỏi ảnh hưởng tiêu cực của nước mưa. Nhược điểm là chi phí quá cao và không phù hợp với các hệ thống sản xuất mật độ cao.  

Giải pháp công nghệ cho ao nuôi tôm
Xem thêm:
Chia sẻ :
Ý KIẾN PHẢN HỒI

BÀI VIẾT LIÊN QUAN