BỘ LỌC TÌM KIẾM Click xem bộ lọc
Theo danh mục

6 CÁCH TĂNG pH AO NUÔI TÔM - Kỹ thuật nuôi tôm đỉnh cao

Ngày đăng: 24/02/2022

pH là chỉ số quan trọng hàng đầu trong đánh giá chất lượng nguồn nước cho ao nuôi tôm. Khi pH trong nước thấp sẽ khiến tôm phát triển không ổn định, tôm khó lột xác hoặc lột không hoàn toan, cong thân. Làm thế nào để có thể tăng độ pH nước cho ao nuôi tôm, sau đây Fivevet xin chia sẻ 6 cách tăng pH ao nuôi tôm hiệu quả:

 

Độ pH lý tưởng nhất cho tôm dao động trong khoảng từ 7,5 – 8,5 và tốt nhất nằm trong khoảng từ 7,5 – 8,3.

Nước có pH thấp sẽ tồn tại rất nhiều khí H2S, đây là loại khí độc gây hại đến tôm. H2S sẽ làm cản trở quá trình hấp thụ oxy của tôm làm tôm mệt mỏi, stress, bơi lờ đờ, có khi bỏ ăn. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng tôm chết hàng loạt.

Nguyên nhân khiến pH nước trong ao nuôi tôm giảm

NGUYÊN NHÂN pH TRONG NƯỚC NUÔI TÔM THẤP

pH trong nước ao nuôi tôm thấp có thể do những nguyên nhân sau:

-Qúa trình xử lý ao nuôi không tốt: Vệ sinh các chất thải của vụ nuôi cũ chưa sạch, không bón đủ vôi xử lý, không phơi ao đủ thòi gian sẽ là nguyên nhân khiến ao nhiễm phèn.

-Chất thải của tôm và thức ăn dư thừa: Nếu không được xử lý sạch sẽ là yếu tố để sản sinh khí NO3 bởi các khuẩn khử nitơ. Ngoài ra, việc xuất hiện nhiều ốc, vẹm, hến, nhuyễn thể 2 mảnh chúng ăn tảo và hấp thụ muối cacbonat làm độ kiềm trong nước giảm xuống thấp.

-Tác động của thiên nhiên: Hiện tượng này thường xuất hiện ở các ao nuôi có độ mặn thấp hoặc nuôi tôm trái vụ vào mùa mưa hoặc những ao nuôi trên những vùng đất nhiễm phèn tiềm tàng. Sau mỗi lần mưa, axit từ bờ ao bị rửa trôi, xả xuống làm cho PH trong nước giảm.

CÁCH TĂNG pH TRONG AO NUÔI TÔM

1.    Với những ao thuộc vùng phèn, tuyệt đối không được phơi ao quá khô. Ngoài bón vôi và phơi ao thì bạn có thể bón thêm phân để làm tăng độ thông thoáng, khoáng hóa lớp bùn đáy ao.
2.    Trước khi lấy nước vào ao nuôi, bà con nên dùng phân chuồng bón đáy ao với liều lượng khoảng 25 – 30 kg/100m2 đáy ao.
3.    Trước khi có mưa lớn, bà con nên rải vôi tôi Ca(OH)2 xung quanh bờ ao với lượng 10 – 20 kg/m2 để tránh pH giảm thấp đột ngột.
4.    Cách nâng pH ao nuôi tôm nhanh, bà con nên dùng khoảng 50 – 100 kg Ca(OH)2, bón khi trời mát, chiều tối hoặc trời mưa. Bà con hòa tan trong nước rồi té khắp ao. Sau đó kiểm tra độ PH trong nước nuôi tôm bằng bút đo pH và tăng liều lượng Ca(OH)2 nếu cần.
5.    Để đo độ ổn định pH chính xác, cần chờ sau khi tạt vôi tối thiểu 2 giờ. Cũng có thể sử dụng vôi CaCO3, nhưng tác động tăng pH sẽ chậm hơn.
6.    Ngoài ra, việc sử dụng các hạt trao đổi ion cũng là cách tăng độ pH trong ao nuôi tôm. Tuy nhiên, vì ao nuôi tôm có diện tích lớn kéo theo chi phí lớn, khiến giá thành sản xuất cao, hiệu quả kinh thế thấp.

Cách làm tăng độ pH của nước trong ao nuôi tôm
 

Phòng Nghiên cứu phát triển Fivevet tổng hợp

 

Chia sẻ :
Ý KIẾN PHẢN HỒI

BÀI VIẾT LIÊN QUAN