Nguyên nhân:
Nguyên nhân gây bệnh dịch tả lợn châu Phi là một Myxovirrus chứa AND với kích thước rất nhỏ 10 - 30nm, dễ nuôi cấy và phát triển tốt trong môi trường tế bào bạch cầu và tế bào thận lợn. Virus có nhiều typ huyết thanh (serotype) với độc lực rất khác nhau.
Virus có sức sống rất tốt. Trong máu, chúng tồn tại và giữ nguyên độc lực tới 6 năm nếu được bảo quản lạnh, ở nhiệt độ phòng cũng được 4 - 5 tuần. Virus trong lách lợn được bảo quản sâu (-20 độ C đến -70 độ C) tồn tại từ 82 - 105 tuần, nếu ở 37 độ C được 22 ngày, ở 56 độ C chúng sống tới 180 phút. Trong phân ẩm nhão virus tồn tại tới 122 ngày, trong nước tiểu 45 ngày. Tuy nhiên, trong điều kiện axit (pH= 5,3) chúng chỉ tồn tại không quá một phút (99% chết trong 15 - 20 giây).
Các chất khử trùng truyền thống như Formol 1,5%- 2%, NaOH 3-4%, nước vôi 20% đều có khả năng tiêu diệt virus cường độc. Với hoạt chất Iodine, Glutaraldehyde, Benzalkonium, Potassium peroxymonosulfate, đều có thể sử dụng được trong công tác khử trùng tiêu độc.
Loài vật mẫn cảm: Lợn rừng và lợn nhà, mắc ở mọi lứa tuổi.
Phương thức truyền lây: Lợn nhiễm bệnh thông qua tiếp xúc trực tiếp lợn bệnh hoặc gián tiếp qua chất thải từ lợn bệnh, phân, nước tiểu, qua vận dụng, phương tiện vận chuyển, thức ăn có chứa mầm bệnh…Virus cũng có thể truyển dọc qua ve.
Triệu chứng lâm sàng: Tùy vào độc lực của virus, bệnh có thể biến đổi ở nhiều thể khác nhau với tỷ lệ bệnh cao và tỷ lệ chết có thể đến 100%.
Các thể ASFV
|
Tỷ lệ chết
(sau khi nhiễm)
|
Dấu hiệu lâm sàng
|
Bệnh tích
|
Thể quá cấp
|
100 % (1-4 ngày)
|
Sốt (41-42 ° C), bỏ ăn, gia tăng nhịp thở, tăng bạch cầu huyết. Lợn chết đột ngột mà không có dấu hiệu lâm sàng.
|
Không có bệnh tích điển hình
|
Thể cấp tính
|
90-100%
+ 6-9 ngày đối với virus có độc lực cao.
+ 11-15 ngày đối với virus có độc lực trung bình.
|
- Sốt (40-42 ° C), chán ăn, ho, tăng hô hấp.
- Xung huyết và xanh tím các vùng da trên tai, bụng hoặc chân.
- Nôn mửa
- Táo bón hoặc tiêu chảy, theo tiến triển bệnh phân từ có màng nhày=> phân chứa lẫn máu
- Chảy máu ở mũi hoặc miệng.
- Sảy thai ở tất cả các giai đoạn của thai kì
|
- Xuất huyết dưới da.
- Xuất huyết các cơ quan nội tạng: gan, dạ dày, ruột, lách, thận, hạch bạch huyết.
- Ứ nước xoang bao tim và xuất huyết trên bề mặt tim.
- Phổi có biểu hiện xuất huyết, có bọt trong khí quản và phế quản.
- Phù túi mật
|
Thể bán cấp tính
|
30-70 %
(7-20 ngày)
|
- Tương tự thể cấp tính nhưng ít trầm trọng hơn
- Khớp sưng, tích dịch và fibrin.
- Thở khó, viêm phổi
- Sảy thai
|
- Ứ dịch phù nề đường tiêu hóa, các xoang tự nhiên gây báng nước, viêm màng phổi, ứ nước ở xoang bao tim.
- Các hạch bạch huyết xuất huyết, phù nề.
- Lách sưng, bở, đỏ đậm đến đen.
- Thận xuất huyết lấm tấm.
|
Thể mãn tính
|
< 30 %
|
- Sốt nhẹ (40-40. 5 ° C) tiếp theo là suy hô hấp nhẹ
- Da xung huyết và hoại tử
|
- Viêm phổi (Có điểm hoại tử)
- Viêm bao tim
- Các hạch bạch huyết phù nề, có thể xuất huyết 1 phần
|
|
Một số hình ảnh bệnh tích:
Hình 1-2: Vùng da bụng, hầu đỏ đến tím tái Lách sưng to, bở, màu từ đỏ đến đen Phù túi mật
Thận xuất huyết lấm tấm Dạ dày, ruột xuất huyết lấm tấm
Khớp sưng, vùng da quanh khớp tím tái Da xung huyết và hoại tử

Phổi hoại tử điểm hoặc đông chắc lại
Kiểm soát bệnh: Hiện nay chưa có vắc xin để phòng bệnh.
- Giải pháp tối ưu nhất hiện nay là thực hiện biện pháp an toàn sinh học, cùng vào cùng ra. Mua lợn giống ở những vùng an toàn dịch bệnh và được cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát chặt chẽ quy trình, điều kiện vệ sinh thú y.
- Không mua bán, vận chuyển lợn giống ở những vùng có nguy cơ lây nhiễm cao. Không sử dụng các sản phẩm thịt lợn ốm, chết không rõ nguyên nhân.
- Tăng cường công tác vệ sinh tiêu độc, sát trùng chuồng trại, trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển và người ra vào trang trại hoặc khu vực chăn nuôi chăn nuôi.
- Tích cực kiểm soát và cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống đảm bảo sạch.
Sử dụng các thức ăn bổ sung nhằm nâng cao sức đề kháng như : Các loại Khoáng, Premix, Vitamin, Chất điện giải ….(Five-Mix Lyte, Five-Điện giải C. Sủi, Five-Mix (Nhân Sâm), Five-Masol….).
- Thực hiện việc tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho từng giai đoạn, lứa tuổi của lợn.
Chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe của đàn lợn. Nếu thấy có các dấu hiệu bất thường phải báo ngay cho cán bộ thú y cơ sở gần nhất để theo dõi, giám sát phát hiện, khống chế ngay không để dịch bệnh bùng phát
Ths Phạm Đức Vũ- Công ty CP thuốc thú y Trung ương 5