BỘ LỌC TÌM KIẾM Click xem bộ lọc
Theo danh mục

CÁC YẾU TỐ HÓA HỌC ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG AO NUÔI (phần 2)

Ngày đăng: 20/12/2024

Trong phần 1, Fivevet đã cung cấp thông tin về sự ảnh hưởng của các yếu tố gồm: oxy hòa tan, CO2, pH và độ kiềm đến chất lượng nước trong ao nuôi. Để đảm bảo sức khỏe cho thủy sản, việc hiểu rõ sự ảnh hưởng của các yếu tố hóa học tới chất lượng nước trong ao nuôi rất quan trọng. Vì vậy, trong bài viết này, Fivevet tiếp tục cung cấp thông tin về sự ảnh hưởng tới chất lượng nước của các yếu tố còn lại: độ cứng, độ muối, hợp chất của Nitrogen, H2S, Fe, COD và BOD.
1. Độ cứng
Độ cứng trong nước được tính bằng hàm lượng của các cation kim loại có trong nước: Ca2+, Mg2+. Trong hầu hết các nguồn nước, giá trị độ cứng tương đương với độ kiềm tổng số, vì vậy, trong nuôi trồng thủy sản, độ kiềm có ý nghĩa quan trọng hơn độ cứng.
Độ cứng phù hợp cho sản xuất thủy sản là cao hơn 20mg/lít CaCO3, ở độ cứng này có thể bảo đảm pH ổn định. Có thể gia tăng độ cứng trong ao nuôi thông qua việc dùng vôi.
2. Độ muối (độ mặn)
Độ mặn là tổng lượng các chất khoáng hòa tan có trong 1kg nước biển. Đơn vị tính thường là phần nghìn ppt (‰) hay gam/lít (ít được dùng hơn). Việc đo độ mặn bằng phương pháp hóa học rất phức tạp. Để đơn giản hóa, ion Cl- được chọn là thành phần định tính cơ bản để tính toán độ mặn của nước biển. Dụng cụ đo độ mặn hay được dùng là khúc xạ kế. Ngoài ra, hiện nay cũng có những máy đo độ mặn điện tử với độ chính xác cao.
Độ mặn ảnh hưởng trực tiếp tới quá tình điều hòa áp suất thẩm thấu của động vật thủy sản. Các thay đổi độ mặn vượt ngoài giới hạn chịu đựng của tôm cá, đều gây ra phản ứng sốc của cơ thể, làm giảm khả năng kháng bệnh của chúng.
Ngoài ra, độ mặn cũng trực tiếp tạo thành các hệ sinh thái riêng: Nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Một số loài sống nước mặn hay nước lợ, khi thuần hóa về sống trong môi trường nước ngọt sẽ ít mắc bệnh hơn trên nước mặn và ngược lại. Điển hình như tôm thẻ chân trắng, được thuần hóa về nuôi thuần ngọt gặp ít bệnh hơn tôm nước lợ, hay cá trắm đen nuôi ở môi trường nước lợ ít gặp bệnh hơn cá trắm đen nuôi ở môi trường nước ngọt. Tuy ít gặp bệnh nhưng những loài này cũng có thể gặp các bệnh mới, bệnh chung hoặc gặp các vấn đề khác cần khắc phục. Vì vậy, cần cân đối các vấn đề trước khi triển khai đưa 1 loài về nuôi thuần ở một môi trường trái ngược.
3. Hợp chất của Nitrogen (Nitơ)
Các hợp chất của Nitrogen gồm: NH3, NO2-, NO3-, NH4+. Trong đó, NH3 và NO­2- là các chất độc.
a)    NH­3/NH4+ - Amoni
Nguồn gốc:
- Có trong chất thải của động vật thủy sinh.
- Sản phẩm của quá trình phân hủy protein từ xác động thực vật hoặc chất thải trong điều kiện có hoặc không có khí oxy.
- Được chuyển hóa từ NO3- nhờ các vi sinh vật.
- Từ phân bón hữu cơ trong quá trình nuôi (thường được dùng để gây màu).
Amoni hòa tan trong nước cho đến khi hàm lượng NH­3 và NH4+ cân bằng với nhau theo phương trình: NH3 + H2O ↔ NH4+ + OH-. Do đó, tổng hàm lượng Amoni là hàm lượng NH­3 và NH4+. pH và nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ (%) NH­3 và NH4+ trong tổng đạm amoni, cụ thể, pH và nhiệt độ tăng sẽ làm tăng tỷ lệ NH3.
NH3 là khí độc đối với các loài vật nuôi, khả năng gây độc cao gấp 300-400 lần so với dạng ion. Nồng độ gây chết cho tôm là 0,5-1ppm. NH4+ lại là chất cần thiết cho sự phát triển của tảo. Tuy nhiên, khi hàm lượng quá cáo dễ khiến tảo phát triển mạnh, dẫn đến nguy cơ tảo nở hoa không có lợi cho tôm cá nuôi.
Biện pháp giảm hàm lượng NH3/NH4+
- Sục khí Oxy mạnh hoặc thay nước mới.
- Cải tạo ao tốt trước khi thả cá.
- Quản lý tốt lượng thức ăn cho ăn, quản lý tốt mật độ nuôi.
- Sử dụng Five-Yucca Bio, Five-Yucca Bio Super  khi cần thiết nhằm hấp thu bớt khí độc.
- Sử dụng các hệ thống lọc sinh học (áp dụng với ương nuôi hoặc nuôi trong quy tình công nghệ cao).
- Quản lý mật độ tảo, đảm bảo mật độ tảo luôn ở mức phù hợp để tiêu thụ bớt NH4+.
b)    NO­­2- và NO3- (Nitrit và Nitrat)
NO2- được chuyển hóa từ NH4+ nhờ vi khuẩn Nitrosomonas trong điều kiện có oxy: NH4+ + O2 → NO2- + H2O + H+:
Đây là khí độc đối với các động vật máu đỏ, do chúng làm mất khả năng vận chuyển oxy của hemoglobin trong máu. Đồng thời cũng là độc tố đối với giáp xác, nhưng chưa có nghiên cứu chỉ rõ cơ chế tác động. Mức độ độc tố phụ thuộc rất lớn vào tỷ lệ hàm lượng NO2-/Cl- trong môi trường ao nuôi. Độc tố trong nước ngọt cao gấp 55 lần trong nước có độ mặn 16‰ khi ở cùng 1 nồng độ.
NO3- là chất cuối cùng trong quá trình vô cơ hóa các hợp chất chứa Nitrogen. Chúng được chuyển hóa từ NO2- sang do NO2- không bền và sự tác động của vi khuẩn hiếu khí Nitrobacter. Nitrat không gây độc với các loài thủy sinh, ngược lại, là dạng đạm hấp thụ nhất của hệ thực vật. Hàm lượng phù hợp cho ao nuôi thủy sản là 2-3mg/lít. Dưới 1mg/lít, tảo lam phát triển mạnh, trên 2mg/lít thì tảo lục và tảo khuê phát triển mạnh hơn.
Các hợp chất Nitrogen đóng vai trò quan trọng trong ao nuôi, không thể thiếu cũng như luôn có mặt do lượng thức ăn thừa và chất thải. Các ion gây độc có thể làm xuất hiện tình trạng ngộ độc, thiếu khí làm chết hàng loại.
Sản phẩm dùng để xử lý khi ao nuôi gặp vấn đề: Five-Yucca Bio, Five-Yucca Bio Super.
4. Hợp chất của lưu huỳnh (H2S)
Nguồn gốc từ quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh và quá trình phản sulfate với sự tham gia của vi khuẩn yếm khí.
Độc tố của H­2S:
Dạng khí tự do mới gây độc với sinh vật, dạng ion không gây độc. Độc tính phụ thuộc pH, nhiệt độ và độ mặn. Cụ thể, pH giảm thì độc tính tăng lên. Cơ chế gây độc của H2S là liên kết với Fe trong Hemoglobin làm mất khả năng vận chuyển oxy của chúng. Nồng độ gây chết cho cá khoảng 0,4mg/lít. Một số loài có thể chịu nồng độ cao hơn nhưng một số loài chỉ chịu được nồng độ 0,1mg/lít. Nồng độ gây chết trên tôm là 0,05mg/lít.
Phương án hạn chế H2S:
+ Tẩy dọn, xử lý đáy ao, phơi đáy trước khi nuôi.
+ Bón FeO ngăn cản sự giải phóng H­2S. Hoặc dùng KMnO4 để oxy hóa H2S.
+ Sử dụng H2O2 để tăng oxy hòa tan đồng thời oxy hóa H2S.
+ Sục khí đuổi H2S ra khỏi tầng nước.
+ Tăng pH của nước.
5. COD và BOD
COD và BOD là 2 thông số chung đánh giá hàm lượng các chất hữu cơ. BOD là tốc độ tiêu thụ oxy của thực vật phù du và vi khuẩn trong mẫu nước, được đo để xác định nhu cầu oxy sinh học của mẫu nước. COD là lượng oxy cần thiết để oxy hóa hết các hợp chất hữu cơ trong nước thành H2O và CO2. Đây là chỉ tiêu đánh giá mức độ giàu có về chất hữu cơ trong ao nuôi.
BOD và COD thường không được dùng nhiều trong quá trình quản lý ao. Đối với ao nuôi thủy sản: BOD thích hợp là 5-10 mg/lít, 10-15 mg/lít là giàu dinh dưỡng, vượt quá 15 mg/lít là nước có nguy cơ nhiễm bẩn hữu cơ, cần xử lý:
- Ngừng bón phân hữu cơ, giảm lượng thức ăn, ngăn chặn các chất thải đổ vào nguồn nước.
- Thay nước sạch.
- Tăng cường hàm lượng oxy hòa tan cho ao nuôi.
Tỷ số BOD/COD quyết định xem môi trường ao nuôi có thể nuôi tôm cá được không:
- BOD/COD > 0,5: Ao nuôi có khả năng phân hủy sinh học, có thể sử dụng nuôi trồng thủy sản.
- BOD/COD = 0,3: Ao nuôi chứa ít hợp chất hữu cơ, khó phân hủy sinh học, không thích hợp nuôi thủy sản.
6. Sắt (Fe)
Sắt trong ao nuôi thủy sản thường tồn tại dưới dạng ion, là nguyên nhân chính gây ra mùi tanh trong bùn và nước ao, đồng thời cũng làm nước ao chuyển sang màu nâu.
Hàm lượng Fe trong nước trực tiếp ảnh hưởng đến động vật thủy sản:
- Hàm lượng <0,1mg/lít: Không ảnh hưởng đến tôm cá.
- Hàm lượng >0,3-0,5 mg/lít: Ảnh hưởng đến cá bột, tôm cũng bị ảnh hưởng.
- Hàm lượng >1mg/lít: Gây chết cá hương, cá giống do kết tủa hydroxit của Fe bám vào mang làm cá không thể hô hấp. Cá lớn và tôm cũng chịu ảnh hưởng, chậm lớn, kém ăn, sức đề kháng kém, khi hàm lượng tăng cao dễ gây chết.
Ngoài các yếu tố hóa học, yếu tố vật lí cũng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng nước trong ao nuôi. Quản lý tốt các yếu tố vật lý cũng rất quan trọng để duy trì chất lượng nước ổn định và sức khỏe cho thủy sản. Trong bài viết sau, Fivevet sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các yếu tố vật lí gồm nhiệt độ, độ trong, màu nước ao, mùi nước - vị nước.
Xem thêm:
Các yếu tố hóa học ảnh hưởng đến chất lượng nước trong ao nuôi (phần 1)
Chăm sóc ao nuôi trong mùa mưa bão
Cải tạo và chuẩn bị ao nuôi tôm
Bệnh xuất huyết do virus trên cá trắm cỏ
 
Chia sẻ :
Ý KIẾN PHẢN HỒI

BÀI VIẾT LIÊN QUAN