
1 - Nguyên nhân gây bệnh
- Bệnh Herpesvirus cá Koi (Koi Herpesvirus – KHV) được xác định ở hầu hết các loài cá chép tự nhiên và thương phẩm, bệnh còn được gọi với tên khác là bệnh hoại tử mang.
- Bệnh do virus có nhân AND, thuộc họ Herpesvirus có đường kính 100-110nm (theo OIE).
- Cá thường bị bệnh ở giai đoạn cá giống (dưới 1 năm tuổi), cá trưởng thành cũng có bị nhưng tỷ lệ thấp hơn.
- Virus thường gây bệnh ở mức nhiệt độ 18-27oC, vượt quá mức nhiệt độ này ( <18oC và > 30oC) thì hầu hết tỷ lệ chết không xảy ra (OATA, 2001; Goodwin, 2003). Đây là lý do vì sao bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn mùa thu và đầu mùa đông khi nền nhiệt ở miền Bắc Việt Nam trở nên mát mẻ, dễ chịu.
- Bệnh lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp với cá bệnh, với dịch từ cá bệnh và qua môi trường nước có cá bệnh.
- Tỷ lệ gây chết của bệnh cao, đạt từ 70-100% tùy thuộc vào nhiệt độ.
2 - Dấu hiệu và triệu chứng bệnh:
- Cá tách đàn, bơi lờ đờ xung quanh vùng có nước chảy, hoặc các vùng có nhiều khí oxy, có tình trạng suy hô hấp, có biểu hiện hiện mất thăng bằng khi bơi.
- Thân cá nhợt nhạt, mất màu hoặc có tình trạng xuất huyết toàn thân.

- Vảy cá có hiện tượng dựng, rộp, bong tróc.
- Mang và thân cá mất nhớt hoặc có tình trạng nhiều nhớt hơn bình thường.
- Mang cá nhợt nhạt, mất màu, có hiện tượng xuất huyết và hoại tử mang. Đây là lý do vì sao bệnh còn được gọi là bệnh hoại tử mang.
- Ngoài ra còn có thể có tình trạng mắt lõm, hoặc xuất huyết vây, gốc vây hoặc xơ vây.
- Mổ khám không phát hiện tình trạng nội tạng đặc thù nào, hoặc có thể xuất hiện tình trạng các cơ quan nội tạng bám chặt vào xoang cơ thể và xuất hiện các chấm lốm đốm.

- Đặc thù phân biệt KHV với bệnh SCV là bóng hơi, bệnh SCV có bóng hơi bị teo nhỏ 1 ngăn, ngược lại bệnh KHV không có tình trạng này.
- Bệnh KHV thường ủ bệnh trong 14-21 ngày, trong thời gian này bệnh không có biểu hiện cụ thể nào, khi có dấu hiệu bệnh, sau 24-48h cá bắt đầu chết và đa số chết hết vào 3 ngày đầu tiên, sau đó có thể kéo dài chết rải rác đến hết cá, tỷ lệ chết thường đạt 70-100%.
3 - Phòng và xử lý khi gặp bệnh:
Hiện nay chưa có phương án nào để xử lý tốt bệnh KHV, một khi cá phát bệnh chết rộ hầu hết đều chỉ có thể áp dụng một số phương án xử lý để giảm bớt thiệt hại nhưng thực tế cho thấy hiệu quả không cao. Vì vậy, chỉ có thể áp dụng phương án phòng bệnh tổng hợp để ngăn ngừa cá nhiễm bệnh gây thiệt hại lớn:
- Kiểm soát nguồn giống, đảm bảo cá giống không nhiễm bệnh.
- Định kỳ xử lý môi trường, đặc biệt vào giai đoạn cá dễ nhiễm bệnh. Tốt nhất định kỳ 15 ngày xử lý sát trùng 1 lần, đặc biệt chú ý dùng các loại sát trùng dạng viên, bột như vôi cục,
Five-Virpond,
Five-KTN để thuốc có thể phát huy hiệu quả sát trùng đáy do cá chép là dòng cá sống đáy.
- Tăng cường sức đề kháng cho cá bằng các sản phẩm:
Five-Bogama,
Five-Polybacter,
Five-Berin.H TS,
Five-Orgacid TS,…
- Chú ý giữ môi trường ao nuôi sạch sẽ, hạn chế các vật chủ trung gian lây truyền bệnh.
- Đảm bảo nguồn nước sạch sẽ, không có mầm bệnh do các ao nuôi khác thải loại.

Trường hợp xảy ra bệnh, ao có cá bệnh chết rất nhanh, về thời gian liền không có nhiều để xử lý, cũng không có phương án hữu hiệu để xử lý dứt điểm, chỉ có thể áp dụng 1 số phương án xử lý để giảm bớt thiệt hại:
- Khi xảy ra bệnh, có thể nhanh chóng dùng sát trùng
Five-BKC.80,
Five-BKG Aqua,
Five-Virpond với liều đậm đặc xử lý môi trường ao cấp tốc, nhanh chóng đem cá bệnh gây sốc chết, đảm bảo bộ phận cá chưa nhiễm bệnh còn sống.
- Cá bệnh cần được vớt ngay ra khỏi ao, đem chôn hoặc tiêu hủy, không ném ra môi trường dễ gây lây lan bệnh tật.
- Giảm lượng cám cho ăn, chỉ cho ăn khoảng 30-50% lượng cho ăn. Trộn thêm kháng sinh vào cám cho ăn đề phòng cá trong ao nhiễm bệnh kế phát.
- Đối với cá Koi có thì có thể nâng mức nhiệt trong bể cá lên trên 30
oC, có hiệu quả là bất hoạt virus, tuy nhiên, khi đưa về mức nhiệt bình thường virus vẫn hoặc động trở lại.
Xem thêm: