Ốc nhồi là loài giàu dinh dưỡng, được thị trường ưa chuộng trong thời gian gần đây. Nuôi ốc nhồi đang là một hướng đi phát triển kinh tế mới giúp nhiều hộ chăn nuôi cải thiện kinh tế. Kỹ thuật nuôi ốc nhồi không quá phức tạp, nhưng người nuôi cũng cần tham khảo kỹ để đạt hiệu quả kinh tế khi nuôi ốc nhồi.
I - Kỹ thuật nuôi
1. Chuẩn bị ao nuôi và bể nuôi
a) Chuẩn bị ao nuôi
- Ao nuôi có diện tích vừa phải, có thể ngăn thành nhiều ao nhỏ hoặc sử dụng lồng lưới (tráng) tạo thành các ô nuôi nhỏ.
- Nguồn nước thuận tiện, có thể duy trì mực nước trong ao ổn định từ 0,8-1m.
- Bờ ao chắc chắn, có điểm cấp và thoát nước.
- Rút cạn nước ao, diệt tạp, vệ sinh xung quanh ao, dọn đáy ao, vét bùn, phơi đáy ao.
- Sử dụng vôi bột xử lý đáy ao với liều: 7-10kg/100m
2.
- Lấy nước vào ao: Nước cần được lọc kỹ, tránh để trứng cá tạp lẫn vào trong ao.
- Xử lý nước ao bằng
Five-BKC.80, sau đó 3 ngày dùng men vi sinh
Five-Bazym gây lại môi trường. Sau 3-5 ngày môi trường ao ổn định có thể bắt đầu thả giống.
+ Bể chìm: Độ sâu khoảng 1-1,5m. Đáy bể hơi nghiêng để dễ dàng cấp thoát nước. Làm phẳng đáy và thành bể, sau đó phủ bạt lên, dùng cọc cố định các góc.
+ Bể nổi: Chuẩn bị cọc 1,5m. Chọn vị trí làm bể, đóng cọc tạo thành bể theo diện tích mong muốn, sao cho thừa cọc trên mặt đất khoảng 1m. Lấy bạt lót vào sau đó cố định lại bạt.
- Nên chuẩn bị mái che cho bể.
- Đối với bể cũ đã qua sử dụng cần sát trùng, dọn dẹp bể nuôi sạch sẽ trước khi thả giống lại.
2. Chọn và thả giống
- Chọn giống: Chọn con giống ốc nhồi được bảo đảm mạnh khỏe, chất lượng tốt, vỏ ốc không bị dập, sứt và phần đỉnh vỏ ốc phải có màu tươi sáng.
- Vận chuyển bằng phương pháp giữ ẩm, không nên đóng kín, nên tạo độ thông thoáng với môi trường bên ngoài.
- Thả giống: Cần để ốc thích nghi với môi trường nước mới trước, tránh để tình trạng sốc môi trường. Thường thì người nuôi sẽ cho ốc vào chậu, rồi cho từ từ nước ao vào, sau khoảng 30-45 phút mới bắt đầu đem đi thả.
- Mùa vụ nên thả ốc vào khoảng tháng 4 đến tháng 6 và cần thu hoạch ốc trước khi trời bắt đầu trở lạnh.
- Nên thả giống vào thời điểm thời tiết mát mẻ hoặc có che mát trước khi thả.
- Mật độ nuôi: từ 100-200 con/m
2 đối với ao đất và 80-100 con/m
2 đối với bể bạt.
- Nên thả thêm các loại bèo vào trong ao để ốc có chỗ trú ẩn và có chỗ bám, diện tích bèo bằng khoảng một nửa diện tích ao.
- Trong bể bạt nên thả ốc vào 1 tấm xốp nổi rồi để ốc tự bò xuống nước sẽ hạn chế được hao hụt.
3. Chăm sóc và cho ăn
- Ốc sống trong môi trường thuần ngọt, không nhiễm mặn. Nhiệt độ sinh trưởng từ 22-30
oC, khi nhiệt độ dưới 10
oC thì ốc sẽ chết nhiều.
- Thức ăn của ốc thường là lá sắn, rau khoai, lục bình, rau muống,… Cũng có thể sử dụng thêm bột cám gạo, bột ngô,… Lượng thức ăn hàng ngày của ốc thường đạt 7-10% trọng lượng cơ thể.
- Nên cho ốc ăn 1 bữa 1 ngày, vào giai đoạn chuẩn bị thu hoạch có thể gia tăng lượng ăn. Trường hợp ao có nhiều nguồn thức ăn tự nhiên có thể giảm bớt khẩu phần thức ăn.
- Đối với ao đất: Định kỳ kiểm tra chất lượng nước ao, trường hợp nước ao quá kém, có thể thay nước dần hoặc dùng các sản phẩm men vi sinh để ổn định môi trường nước ao. Môi trường nước ao cần ổn định ở mức pH>6,5, khi trời mưa có thể bón vôi để tăng pH, nhưng không nên lạm dụng do dùng quá nhiều vôi dễ khiến ốc bị mòn vỏ.
- Đối với bể bạt: Định kỳ thay 5-7 ngày thay 30-70% lượng nước trong bể tùy thuộc chất lượng nước trong bể. Quản lý tốt pH trong bể, cần pH > 6,5. Trường hợp thấy ốc bò lên thành bể cần thay 80% lượng nước trong bể.
4. Thu hoạch
- Thời gian nuôi ốc từ khoảng 4-5 tháng, trọng lượng ốc cần đạt 40-50 con/kg.
- Có thể thu hoạch tỉa dần những con ốc to đi từ tháng thứ 4.
- Nên thu hoạch vào sáng sớm hoặc chiều tối.
II - Kỹ thuật phòng và trị bệnh cho ốc nhồi
1. Ốc nhồi bị nhiễm ký sinh trùng
- Triệu chứng: Vỏ ốc bị ăn mòn thành đường rãnh nhỏ như chỉ kim, ăn đục vào bên trong phần thân ốc. Hoặc tình trạng nắp và miệng ốc bị ăn mòn.
- Nguyên nhân: Môi trường nước bị ô nhiễm hoặc mật độ quá dày khiến cho ốc nhồi không có nhiều không gian để di chuyển, tạo cơ hội cho các loài ký sinh trùng tấn công và gây hại cho ốc.
- Phòng và trị bệnh: Định kỳ khử trùng nước và ổn định pH, ít nhất 2 lần/tháng. Sử dụng các loại thuốc sát trùng như
Hado-PVP Iodine hoặc các loại men vi sinh xử lý nước như
Five-Bazym.
2. Bệnh sưng vòi ở ốc nhồi
- Triệu chứng bệnh:
+ Ốc ít di chuyển hơn bình thường.
+ Giảm ăn.
+ Vòi ốc bị thâm, sưng.
+ Ốc khép miệng trên mặt nước có dấu hiệu mất thăng bằng, nằm nghiêng trên mặt nước.
+ Ốc có mùi hôi, mai ốc có dấu hiệu không bám sát miệng ốc.
- Nguyên nhân: Môi trường ô nhiễm nặng.
- Phòng bệnh: Định kỳ thay nước, sát trùng nước bằng
Hado-PVP Iodine hoặc xử lý môi trường bằng men vi sinh.