BỘ LỌC TÌM KIẾM Click xem bộ lọc
Theo danh mục

9 BỆNH CHIM CẢNH THƯỜNG HAY MẮC PHẢI VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH

Ngày đăng: 11/07/2024

Nuôi chim cảnh mang lại nhiều niềm vui và sự thư giãn cho người nuôi. Tuy nhiên, chim cảnh cũng dễ mắc các bệnh khác nhau, ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí là tính mạng của chúng. Ở bài viết này, Fivevet sẽ thông tin đến các “hảo huynh đệ” một số bệnh thường gặp ở chim cảnh và cách phòng tránh.

Các bệnh ở chim cảnh
I. CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU MẮC BỆNH:
1. Bệnh thương hàn (Salmonellosis):

Nguyên nhân: do vi khuẩn Salmonella gallinacerum và S. enteritidis thuộc họ Enterbacteriacae gây ra đặc biệt ở chim bồ câu.
Dấu hiệu: chim ít hoạt động, kém ăn, uống nước nhiều. Sau đó, thân nhiệt tăng, chim đứng ủ rũ một chỗ, thở gấp, đặc biệt là ỉa chảy, phân màu xanh hoặc xám vàng, giai đoạn cuối có lẫn máu.
2. Bệnh sốt ở vẹt (Psittacosis):
Nguyên nhân: sốt ở vẹt là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có tên là Chlamydophila Psittaci gây ra.
Dấu hiệu: khó thở, lờ đờ, chảy nước mũi và chảy nước mắt.
3. Bệnh viêm đường hô hấp do Herpes virus (Pigeon Herpesvirus infection):
Nguyên nhân: là do một virut thuộc nhóm Herpesvirus nên được gọi là Herpesvirus ở bồ câu.
Dấu hiệu: chim chảy nước mắt, nước mũi, thở khó, các mụn loét ở miệng, vòm họng, thanh quản.
4. Bệnh viêm phổi quá mẫn (Hypersensitivity Pneumonitis):
Nguyên nhân:
tình trạng hô hấp tương tự như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (chronic obstructive pulmonary disease – COPD) đã được báo cáo ở vẹt macaws.
Dấu hiệu: tăng hô hấp, gắng sức, khó thở, suy hô hấp và tím tái trên da mặt.
5. Bệnh nhiễm trùng nấm men (Aspergillosis):
Nguyên nhân: do loài Aspergillus gây ra, còn được gọi là nhiễm trùng mycotic, có thể gây viêm phổi do nấm.
Dấu hiệu: sụt cân, bất thường về hô hấp (khó thở, thở nhanh, tím tái), đa niệu, lờ đờ, khát nước liên tục, thở bằng mỏ, lắc đuôi.
6. Bệnh đậu (Pox Disease):
Nguyên nhân: là một virut thuộc nhóm đậu gà Avian poxvirus, họ Poxviridac gây ra.
Dấu hiệu: xuất hiện các mụn đậu ở bề mặt da và các niêm mạc đường hô hấp trên.

Chân chim nổi nốt mụn đậu
7. Bệnh ký sinh trùng:
Nguyên nhân: nhiều loài sinh vật và loài giun tròn khác nhau lây nhiễm cho các bệnh thường gặp ở chim cảnh, và các loài chim hoang dã như giun tròn, giun đũa,...
Dấu hiệu: mất sức, suy nhược, hốc hác và chết; tắc ruột thường gặp trong các bệnh nhiễm trùng nặng.
8. Bệnh Newcastle:
Triệu chứng: Chim sốt cao, bỏ ăn, ủ rũ, liệt chân, xoay vòng, co giật, có thể chết nhanh trong vòng 1-2 ngày.
Nguyên nhân: Do virus Newcastle lây truyền qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp hoặc qua thức ăn, nước uống bị ô nhiễm.
9. Bệnh tiêu hóa:
Triệu chứng: Chim tiêu chảy, phân lỏng có màu vàng hoặc xanh, bỏ ăn, ủ rũ.
Nguyên nhân: Do thức ăn bẩn, nước uống bị nhiễm khuẩn, hoặc do ký sinh trùng đường ruột.
II. CÁCH PHÒNG BỆNH:
Sau khi biết được nguyên nhân và triệu chứng để tìm cách điều trị khi mắc bệnh thì việc phòng bệnh cũng cực kỳ quan trọng. Để tránh chim cảnh của mình mắc phải các bệnh trên, bạn cần lưu ý phòng bệnh như sau:
  • - Giữ lồng chim sạch sẽ, thoáng mát, cung cấp thức ăn và nước uống đầy đủ dinh dưỡng, tránh cho chim tiếp xúc với môi trường thay đổi đột ngột.
  • - Nên tiêm phòng và sử dụng Five-Alben.100 Oral tẩy giun định kỳ cho chim để phòng tránh được các bệnh dịch truyền nhiễm có nguy cơ lây lan.
  • - Bổ sung các sản phẩm bổ trợ giúp chim tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng và đẹp da mượt lông như: Five-Prozyme 5way, Five-Butasal, Five-ADE Bcomplex oral, Five-ATP, Five-Multivit plus,…

Sản phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất cho chim cảnh khỏe mạnh
 
Chia sẻ :
Ý KIẾN PHẢN HỒI

BÀI VIẾT LIÊN QUAN