Bệnh mổ cắn nhau thường xảy ra trong điều kiện nuôi tập trung hay nuôi công nghiệp. Các con trong đàn tự cắn mổ nhau dẫn tới xước da, chảy máu, trụi lông, gầy gò chậm lớn, mẫu mã xấu nghiêm trọng hơn là có những con bị thương nặng và chết ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất và doanh thu trong chăn nuôi gia cầm. Mổ cắn nhau là một hiện tượng thường gặp ở gia cầm, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để giúp người chăn nuôi hiểu rõ hiện tượng mổ cắn nhau xuất phát từ đâu chúng tôi xin nêu ra các nguyên nhân và giải pháp xử lý như sau:
1. Các nguyên nhân gây hiện tượng mổ cắn nhau:
-Mật độ: Chuồng nuôi với mật độ quá đông, chật là nguyên chính gây hiện tượng mổ cắn nhau. Đặc biệt gia cầm ở giai đoạn đang thay lông, mật độ thích hợp cho gà con từ 1-7 ngày tuổi 80-100 con/m2, gà giai đoạn trưởng thành nuôi chăn thả 6-8 con/m2.
-Nhiệt độ: Chuồng nuôi có nhiệt độ quá nóng là yếu tố gây stress rất mạnh làm cho gà có biểu hiện bức bối, khó chịu và phát sinh hiện tượng mổ cắn nhau. Đặc biệt về mùa hè vào giai đoạn gà bắt đầu hình thành tính dục (gà con úm ở nhiệt độ 35°C trong những ngày đầu tiên sau đó giảm dần xuống theo điều kiện thời tiết và kiểm tra tình trạng sức khỏe và biểu hiện của đàn gà).
-Ánh sáng: Chuồng nuôi có cường độ chiếu sáng quá mạnh sẽ tác động và kích thích đến cơ quan thị giác, thần kinh dẫn đến gà có biểu hiện điên loạn và xảy ra hiện tượng mổ cắn nhau. Đặc biệt giai đoạn úm gà con và giai đoạn gà bắt đầu vào đẻ bói (không được sử dụng bóng đèn nóng sáng trắng lớn hơn 40W để úm gà con).
-Thức ăn và nước uống: Việc cung cấp thức ăn, nước uống không đáp ứng đúng nhu cầu, thiếu máng ăn, máng uống cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng gà mổ cắn nhau để tranh ăn, tranh uống.
-Khẩu phần ăn: Khẩu phần ăn mất cân bằng chất dinh dưỡng đặc biệt thiếu các axit amin thiết yếu, các loại vitamin A,D,E,B,… chất khoáng và các nguyên tố vi lượng cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng mổ cắn nhau.
-Vệ sinh: Chuồng trại không bảo đảm vệ sinh cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng mổ cắn nhau. Đặc biệt, chất đệm lót chuồng quá bẩn, ướt và có nhiều khí độc như NH3, H2S,… gây hiện tượng gà ngạt khí, khó chịu cũng dẫn đến mổ cắn nhau.
-Giống gà, lứa tuổi: Nhiều giống gà, nhiều độ tuổi gà khác nhau nuôi chung một bãi chăn thả cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mổ cắn nhau.
-Các nguyên nhân khác như: Gà nhiễm nội, ngoại ký sinh trùng,...
2. Các giải pháp chống mổ cắn nhau ở gia cầm.
-Nguyên tắc chung để chống mổ cắn nhau ở gia cầm người chăn nuôi cần tìm hiểu kỹ và loại bỏ nguyên nhân đã nêu ở trên. Kết hợp bổ sung sử dụng các sản phẩm như: Five-Masol, Five-Multivit, B.Comlex-K&C, Five-Canxi.ADE, Five-Calci.DB Oral,… bổ sung các axít amin thiết yếu, vitamin A,D,E,B,... khoáng đa, vi lượng để gà có đầy đủ dinh dưỡng và không có biểu hiện gà bị mổ cắn nhau.
Sử dụng sản phẩm bổ trợ như: Five-Canxi.ADE, B.Comlex-K&C,... Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho gia cầm
-Vào những giai đoạn thời tiết nắng nóng để hạn chế hiện tượng mổ cắn nhau người chăn nuôi có thể sử dụng các sản phẩm như: Five-Orgamin, Five-Bogama, Hado-Bổ gan mật, Five-Mix Lyte, Hado-Mebitol, Beta-Glucan.C,… cung cấp chất điện giải, giải độc pha vào nước cho uống nhằm giảm stress để hạn chế tình trạng mổ cắn nhau.
-Có thể thực hiện giải pháp cắt mỏ cho gà ở giai đoạn 8-10 ngày tuổi. Đây là biện pháp cũng rất hiệu quả để hạn chế hiện tượng mổ cắn nhau.
-Thực hiện sử dụng các sản phẩm như:
Hado-Levasol hoặc
Five-Ivertin.100 Oral,
Five-Fenbenzol tẩy nội, ngoại ký sinh trùng định kỳ 2 tháng/lần.
-Sử dụng các loại vắc xin như: Five-Fowl Pox, Five-ND.IB, Five-Newcastle G7, Five-AI.ND G7, Five-ND.IB.H9,…phòng bệnh cho gà để nâng cao khả năng miễn dịch, gà khỏe mạnh để hạn chế việc mổ cắn nhau.
Sử dụng vắc xin chất lượng để nâng cao khả năng miễn dịch cho gia cầm
Chúc trang trại chăn nuôi thành công trong việc ngăn chặn tình trạng cắn mổ trên gia cầm!
Ths. Phạm Đức Vũ - GĐ Kỹ thuật Fivevet biên soạn.